Cộng đoàn và toán học

Cộng đoàn và toán học, hai lĩnh vực xem chừng chẳng liên quan đến nhau, nhưng ta sẽ xem xét một bài toán, rồi sau đó sẽ xem xét mối tương quan giữa chúng.

Trong một cộng đoàn có 36 người, gồm 6 bàn ăn. Trong đó có 5 linh mục, mỗi người ngồi 1 bàn cố định. Có một người A trong cộng đoàn, vì một lý do nào đó không thích ngồi đối diện hoặc bên cạnh với các linh mục. Hỏi, số vị trí mà người A trong cộng đoàn có thể ngồi là bao nhiêu ?

Hơn nữa, trong cộng đoàn, anh A không thể ngồi cùng bàn với anh B vì một lý do nào đó, (anh B lại không thể ngồi cùng bàn với các linh mục). Hỏi số vị trí mà anh A có thể chọn mỗi khi xuống bàn ăn là bao nhiêu ?

Cứ thế, nếu anh A lại không thể ngồi cùng bàn với anh C, D,.. trong cộng đoàn. Thì cuối cùng anh A sẽ không chọn được vị trí nào trong nhà ăn để ngồi. Có thể anh phải ăn một chỗ khác, một mình. Hoặc cộng đoàn phải xây dựng riêng cho anh A một phòng ăn riêng, có thể phòng đó không cần quạt vì anh A rất lạnh lẽo.

Hãy nhìn vào anh A, anh ta quả vất vả tính toán để chọn cho mình một chỗ ngồi, anh bị hạn chế bởi chính mình, bởi khả năng mở ra của chính mình, con tim quá chật làm khổ cái đầu. Câu hỏi đặt ra, đâu là cách mà A có thể ngồi ăn trong tất cả các vị trí của bàn ăn? Rất đơn giản, anh hãy mở ra với mối tương quan, đừng khép mình lại với bất kỳ người nào, lúc đó bài toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí nó không còn là bài toán.

Đó là nghịch lý giữa cộng đoàn và toán học, nếu tôi càng tính toán để mình được an toàn, tôi càng đánh mất tính cộng đoàn trong tôi, cuối cùng, tôi tự loại chính thôi khỏi đời sống cộng đoàn. Ngược lại, nếu tôi không tính toán, không sử dụng toán học theo nghĩa trên để sống cộng đoàn, trong trường hợp như vậy, tôi  thật hạnh phúc và buổi ăn cơm thật ngon miệng.

Nhưng một sự thật không thể phủ nhận, chúng ta đều sở hữu bản năng toán học để tính, để toán cho mình được an toàn, được lợi. Nghịch lý thay sử dụng bản năng đó, nhiều trường hợp, là phá hoại mối tương quan, vốn chỉ nên đối mặt với nhau bằng tình yêu và sự mở ra. Cần một nỗ lực để vượt bỏ cái bản năng toán học, để bản năng tính toán phục vụ cho tình yêu vô vị lợi mà mỗi người được mời gọi. Nỗ lực yêu thương và mở ra phải vượt lên bản năng toán học trên.

Đời sống cộng đoàn vốn hấp dẫn vì tính cách nhưng không, sự cống hiến không tính toán, sự đơn giản và mở ra chứ không phải là đưa tất cả lên để cân, để đong, để đo, để đếm. Nếu phải dùng đến những phép toán (dĩ nhiên là cuộc sống thì thường xuyên phải dùng đến toán học), phép toán ấy phải đảm bảo cho cả cộng đoàn được hưởng lợi chứ không phải một vài cá nhân.

Để kết thúc, bạn có thể làm hai câu hỏi: Nếu bạn là anh A ở trên, bạn sẽ làm gì cho bài toán trở nên dễ hơn và anh A cũng được tiếng là sống cộng đoàn tốt? Nếu cộng đoàn 31 học thành viên còn lại (ngoại trừ 5 linh mục) cũng có những mối quan hệ tương tự như A thì cộng đoàn đó sẽ như thế nào? Có thể, nó tạo thành một cuộc hỗn chiến để chọn lấy một ví trí an toàn – rốt cuộc nó chẳng an toàn chút nào!

 Trúc Thanh

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

Kiểm tra tương tự

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh

Phần lớn các bạn trẻ Công giáo cảm thấy được mời gọi bước vào đời …

Bố ơi, ai vậy?

Ông đang nằm nghiêng mình trên chiếc ghế sofa, vừa xem ti-vi vừa thưởng thức …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *