Đời này, đời sau (10.11.2019 – Chúa nhật 32 Thường niền năm C)

Lời Chúa (Lc 20,27-38)

27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Ðức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gầy dựng một dòng giống cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”

34 Ðức Giêsu đáp: “Con ái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết chỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Ðức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Apbraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp.. 38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”

Suy Niệm

Cuộc đời con người có vẻ như chấm dứt bằng cái chết.
Một triết gia Ðức bảo con người sinh ra để chết.
Cái chết là số phận của mỗi người,
nhưng nói chung ai cũng muốn sống.
Kitô giáo cho rằng con người sinh ra là để sống mãi.
Cái chết chỉ là cánh cửa mở vào cõi vĩnh hằng.

Một số tôn giáo tin rằng đời người có nhiều kiếp.
Kitô giáo chỉ nhận có một cuộc đời ta đang sống.
Chính cuộc đời duy nhất này
định đoạt số phận vĩnh cửu của ta.
Không có một cơ hội thứ hai để làm lại.
Chính vì thế phải sống hết mình cho dời này
để đáng hưởng hạnh phúc đời sau.

Ðời sau mãi mãi là một mầu nhiệm.
Chẳng ai chụp hình được thiên đàng hay hỏa ngục.
Người đã khuất cũng không trở lại để kể ta nghe.
Bởi thế, nhiều người không tin có đời sau.
Cả những tín hữu cũng bị cuốn hút bởi vật chất,
và sống như thể chỉ có đời này.
Ðời sau là chuyện ở đâu đó, hoàn toàn xa lạ.

Người thuộc phái Xađốc tin rằng sau cái chết
linh hồn con người vất vưởng như cái bóng nơi âm phủ.
Âm phủ là nơi tối tăm, buồn chán, thiếu sự sống.
Người Pharisêu lạc quan hơn, cho rằng
đời sau là sự kéo dài của đời này.
Người ta sống như trước, nhưng tràn trề hạnh phúc.

Ðức Giêsu vén mở cho ta phần nào bức màn đời sau.
Ðời sau khác hẳn đời này.
Người ta không cưới vợ lấy chồng, không cần con nối dõi,
nhưng sống như các thiên thần,
nghĩa là chỉ lo phụng sự và ca ngợi Thiên Chúa.

Ðời sau là nơi không còn bóng dáng của thần chết.
Người ta thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử sinh.
Toàn bộ con người được sống lại: cả hồn lẫn xác.
Thân xác tuy đã tan thành tro bụi theo thời gian,
nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu
để chung hưởng hạnh phúc với linh hồn.

Trong tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,
chúng ta nghĩ đến cái chết và đời sau.
Cai chết dạy tôi biết cách sống.
Ðời sau kéo tôi ra khỏi những hạnh phúc giả tạo,
và những nỗi khổ đau do mê lầm.
Tôi đang đi về đời sau
để gặp Ðấng mà tôi đã tin yêu suốt đời.
Tất cả cuộc hành trình đều phải hướng về nguồm cội.
húng ta đã được dựng nên cho Thiên Chúa,
và chúng ta còn khắc khoải mãi cho đến khi gặp được Ngài.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,
khi ra thăm nghĩa địa,
khi vào viếng phòng hài cốt,
con hiểu rằng mình phải có lòng tin lớn lao
mới dám nghĩ một ngày nào đó
những thân xác hư hoại này sẽ sống lại.

Con người trở về bụi tro,
nhưng bụi tro sẽ trở lại làm người,
vì con người sinh ra là để bất tử như Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu,
trần gian này quá đẹp
khiến con mải mê, quên mình là lữ khách.
Thiên đàng lại xa xôi, chẳng có chỗ trong con.
Con loay hoay vun quén cho đời sống cá nhân,
như thể con sẽ sống mãi trên mặt đất.
Xin khơi dậy nơi con niềm khát khao những điều cao cả.
Xin đừng để con mãn nguyện với những cái tầm thường.

Ước gì Chúa cho con nếm chút vị ngọt của trời cao,
khi con quên mình để sống cho anh em trên mặt đất.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

 

Kiểm tra tương tự

Manna: Hành động khôn khéo (Thứ Sáu Tuần 31 Thường niên – Lc 16,1-8)

  Lời Chúa: Lc 16, 1-8 1 Đức Giê-su còn nói với các môn đệ …

Manna: Xin chung vui với tôi (Thứ Năm Tuần 31 Thường niên – Lc 15,1-10)

Lời Chúa: Lc 15, 1-10  1 Các người thu thuế và các người tội lỗi …

Một bình luận

  1. Suy Niệm
    Cuộc đời con người có vẻ như chấm dứt bằng cái chết.
    Một triết gia Ðức bảo con người sinh ra để chết.
    Cái chết là số phận của mỗi người,
    nhưng nói chung ai cũng muốn sống.
    Kitô giáo cho rằng con người sinh ra là để sống mãi.
    Cái chết chỉ là cánh cửa mở vào cõi vĩnh hằng.
    Một số tôn giáo tin rằng đời người có nhiều kiếp.
    Kitô giáo chỉ nhận có một cuộc đời ta đang sống.
    Chính cuộc đời duy nhất này
    định đoạt số phận vĩnh cửu của ta.
    Không có một cơ hội thứ hai để làm lại.
    Chính vì thế phải sống hết mình cho đời này
    để đáng hưởng hạnh phúc đời sau.
    Ðời sau mãi mãi là một mầu nhiệm.
    Chẳng ai chụp hình được thiên đàng hay hỏa ngục.
    Người đã khuất cũng không trở lại để kể ta nghe.
    Bởi thế, nhiều người không tin có đời sau.
    Cả những tín hữu cũng bị cuốn hút bởi vật chất,
    và sống như thể chỉ có đời này.
    Ðời sau là chuyện ở đâu đó, hoàn toàn xa lạ.
    Người thuộc phái Xađốc tin rằng sau cái chết
    linh hồn con người vất vưởng như cái bóng nơi âm phủ.
    Âm phủ là nơi tối tăm, buồn chán, thiếu sự sống.
    Người Pharisêu lạc quan hơn, cho rằng
    đời sau là sự kéo dài của đời này.
    Người ta sống như trước, nhưng tràn trề hạnh phúc.
    Ðức Giêsu vén mở cho ta phần nào bức màn đời sau.
    Ðời sau khác hẳn đời này.
    Người ta không cưới vợ lấy chồng, không cần con nối dõi,
    nhưng sống như các thiên thần,
    nghĩa là chỉ lo phụng sự và ca ngợi Thiên Chúa.
    Ðời sau là nơi không còn bóng dáng của thần chết.
    Người ta thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử sinh.
    Toàn bộ con người được sống lại: cả hồn lẫn xác.
    Thân xác tuy đã tan thành tro bụi theo thời gian,
    nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu
    để chung hưởng hạnh phúc với linh hồn.
    Trong tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,
    chúng ta nghĩ đến cái chết và đời sau.
    Cái chết dạy tôi biết cách sống.
    Ðời sau kéo tôi ra khỏi những hạnh phúc giả tạo,
    và những nỗi khổ đau do mê lầm.
    Tôi đang đi về đời sau
    để gặp Ðấng mà tôi đã tin yêu suốt đời.
    Tất cả cuộc hành trình đều phải hướng về nguồn cội.
    Chúng ta đã được dựng nên cho Thiên Chúa,
    và chúng ta còn khắc khoải mãi cho đến khi gặp được Ngài.
    * Xin các Thầy chỉnh lại để bản văn hoàn thiện hơn (đã sửa 4 lỗi): cho đời này, Cái chết dạy tôi biết cách sống, hướng về nguồn cội, Chúng ta đã được dựng nên cho Thiên Chúa…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *