Đức Giáo Hoàng mời gọi những người vô gia cư trở thành những thầy dạy vĩ đại trong xã hội

da

Hãy cảm thông và mơ ước, đó là lời mời gọi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô dành cho những người đang sống “trong những điều kiện bất ổn” trong hôm nay. Những người thính giả, và bài nói chuyện dài 20 phút của ngài bằng tiếng Tây Ban Nha, là một phần trong các hoạt động của Năm Thánh dành cho những người bị xã hội bỏ rơi.

Tiếp nối những chứng từ của hai trong số những người tham dự, Đức Thánh Cha đã có bài chia sẻ với mọi người, cám ơn họ vì đã đến Rô-ma để gặp gỡ và cầu nguyện cho ngài. Đức Thánh Cha đã suy niệm về một vài ý tưởng đã được hai người ấy chia sẻ.

Đức Thánh Cha nói với họ, rằng khổ đau đôi khi làm chúng ta đau đớn, gây ra những cản trở bên trong và bên ngoài chúng ta, đôi lúc là sự khổ đau của bệnh tật, nhưng cũng có khi là cuộc vượt qua (khổ đau) để đi về phía trước, sự khổ đau tốt lành giúp chúng ta mơ ước.

Hơn nữa, ngài đảm bảo với họ rằng, đối với ngài, một người trở nên nghèo khi anh ta mất đi “khả năng mơ ước, khả năng hướng cuộc vượt qua về phía trước.” Vì vậy, Đức Thánh Cha đã yêu cầu họ không đánh mất ước mơ, “ước mơ rằng một ngày thế giới sẽ thay đổi.”

Trong cùng mạch văn ấy, ngài nhấn mạnh rằng “sự nghèo đói nằm ở trọng tâm của Tin Mừng.” Chỉ khi ai đó cảm thấy mình đang thiếu vắng điều gì đó, họ mới đi tìm và mơ ước. Người có mọi thứ thì không thể mơ ước.”

Cám ơn

Đức Giáo Hoàng yêu cầu những ai đang hiện diện hãy dạy “tất cả chúng tôi, những người đang có nhà, những người không thiếu thốn lương thực và thuốc men. Hãy dạy chúng tôi đừng thỏa mãn.”

Nhân phẩm là một khái niệm khác được Đức Thánh Cha dùng trong bài chia sẻ của mình. Nhân phẩm nghĩa là “tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất.” Chỉ khi một người đàn ông hay đàn bà với nhân phẩm của mình, họ mới có khả năng tìm thấy cái đẹp thậm chí trong những thứ buồn tủi và đau đớn nhất. “Nghèo, đúng thật, nhưng bị hạ bệ thì không, đó là nhân phẩm.”

Điều này “giống với nhân phẩm mà Chúa Giê-su đã có, người đã sinh ra trong khó nghèo và đã sống trong nghèo khó.”

“Nghèo, đúng vậy, nhưng bị thống trị, thì không, bị khai thác, thì không.” Cảm giác khi thấy cuộc sống này thật tươi đẹp, “nhân phẩm này đã cứu các bạn khỏi việc bị nô lệ.” “Nghèo, đúng thật, nhưng nô lệ  thì không”.

Thêm vào đó, ngài cũng suy tư về ý nghĩa của sự tương trợ. “Hãy mở lòng ra để giúp đỡ, hãy đưa một tay cho những ai đang đau khổ hơn tôi.” Khả năng tương trợ là một trong những hoa trái mà nghèo khó mang lại cho chúng ta.

Ngài cảnh báo “khi có một người quá giàu quên mất việc tương trợ là bởi vì người đó đã quen không thiếu thốn bất cứ điều gì.” Trong khi “nghèo khó làm cho một người biết tương trợ và vươn cánh tay của họ đến với một người khác đang vượt qua một hoàn cảnh khó khăn hơn.” Vì vậy, Đức Thánh Cha đã cám ơn những sự hiện diện cho những minh chứng mà họ đã mang đến, và ngài yêu cầu họ dạy việc tương trợ này cho thế giới.

Lược dịch: Minh Trị, SJ

 Nguồn: Zenit.org

Kiểm tra tương tự

Lễ Hiển Linh và Sternsinger là chương trình gì ?

  Các bài Thánh Kinh trong Lễ Hiển Linh giúp ta nhìn thấy các nhà …

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình Thế …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *