Gia đình trong vùng trời của ĐẤNG PHỤC SINH

Related image

MM TAN, S.J.

Dưới chân thập giá, (Mc 15,29-32)

Kẻ qua người lại  – đều nhục mạ Người….Các thương tế và kinh sư  – cũng chế diễu Người…

Cả những tên cùng chịu đóng đinh – (những kẻ gieo tang thương cho bao người khác) – cũng nhục mạ Người.

Giữa tiếng cười ngạo nghễ  giương giương tự đắc của các thế lực chống lại Nước Thiên Chúa, Người đã đáp lại bằng lời nguyện cầu xin ơn tha thứ : “Cha ơi, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34), và qua lời nguyện cầu này, tội của thế trần gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa ngay nơi con tim của Đấng chịu Đóng Đinh.

Một trong hai tên gian phi đã sám hối,và đã chạm chân vào vương quốc của Người. Cũng có thể là cả hai đã sám hối, theo Tin Mừng Goan, khi cả hai cùng được cuốn vào khỏang không thinh lặng  của Con Thiên Chúa đang dìm mình trước tình Cha yêu thương nhân thế

“Thế là đã hoàn tất”, rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19,30) –

khi tiếng gọi Abba của tình yêu vâng phục đến cùng được cất lên từ thập giá, và khi hơi thở cuối cùng của người mở đường cho Thần Khí sẽ được tuôn đổ xuống đầy tràn, để tất cả được tái sinh trong ân sủng và sự thật, thì lúc này đây, dù trên thập giá chỉ còn là một thể xác bất động với trái tim bị đâm thâu, đang tuôn trào dòng máu xối xả, máu cùng nước chẩy ra, chảy đến giọt cuối cùng, và thật lạ lùng :”mọi người đều nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu”

Dọc suốt hai ngàn năm qua : nhân loại vẫn nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu.

Những người môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất, khoảng 120 người (Cv 1,15), không biết được bao nhiêu người đã trực tiếp nhìn  lên Đấng mà họ đã đâm thâu, từ Phêrô chối  thày để chỉ còn theo người xa xa, đến Giuđa  bán thầy, đến cảnh các môn đệ bỏ trốn, duy một mình Gioan trực tiếp nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu và làm chứng. Thế nhưng chỉ 50 ngày sau đó,  ngày lễ ngũ tuần, lễ dâng hoa trái : bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp…và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần (x.Cv 2,1-4), và tất cả đã bước ra khỏi nhà “…mà loan báo NHỮNG KỲ CÔNG CỦA THIÊN CHÚA” (Cv 2,11), đấng đã thi thố quyền năng của tình yêu cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh :

“chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại, về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng.

Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, ban cho Người Thánh Thần đã hứa để Người đổ xuống, đó là điều anh em đang thấy đang nghe”. (Cv 2, 32-33).

Kỳ công của Thiên Chúa, kỳ công của tình yêu cứu độ và lòng thương xót của Thiên Chúa Đấng yêu thương thế gian đên nỗi đã trao ban Con Một để tất cả những ai tin vào Con của Người thì được cứu độ.

Kỳ công của một điểm hẹn tuyệt vời ở đó tội thế trần gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa ngay nơi con tim của Đấng chịu đóng đinh, kỳ công của VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA được khai mở ngay nơi  tấm lòng con thảo vâng phục đến cùng, rộng mở ra cho nhân loại đang ngơ ngẩn vì bao năm bất phục tùng nắm tay nhau tiến vào.

Họ đau đớn trong lòng và hỏi ông Phêrô và các tông đồ : “thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?”

“anh em hãy sám hối,

và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để được ơn tha tội,

và anh em sẽ nhận đựo ân huệ là Thánh Thần

đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em …

VÀ TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI Ở XA (Cv 2,37-39).

Thế là vùng trời của Đấng Phục Sinh đã được mở ra cho muôn dân nhờ Thánh Thần, nhờ các chứng nhân của thầy ngay tại Giêrusalem, nơi người ta mới đó đóng đinh Thầy vào thập giá.

…và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo (Cv 2,41).

Lệnh truyền không chỉ dừng lại tại Giêrusalem, mà là trong khắp các miền Giu-đê, Samari VÀ CHO ĐẾN TẬN CÙNG TRÁI ĐẤT (Cv 1,8). Để trên mọi vùng đât, trong mọi mái nhà, và nơi mỗi tâm hồn đều là vùng trời của Đấng Phục Sinh, để lễ Hiện Xuống đã diễn ra ở Giêrusalem, tiếp tục diễn ra ở nhà của ông Coneliô  người ngoại giáo (x.Cv 10,44) và hôm nay trên mọi miền của quê hương VN dấu yêu,

01.01.1994,cũng với khoảng 120 giáo lý viên được sai vào cánh đồng vùng nam tây nguyên, và mùa hiện xuống năm ấy đã có khoảng 5 ngàn người tin theo, từ đó mỗi ngày một thêm đông nhờ Thánh Thần nâng đỡ. Vùng đất này trước năm 1991 chưa có linh mục về, với số giáo dân tập trung phần lớn ở Phước Long, cho tới năm thánh 2000, số giáo xứ đã tăng lên đáng kể. Từ 2 linh mục với 2 cha quản xứ vào cuối năm 1991, nay thì đã nhiều giáo xứ lắm,  chia thành 2 hạt, vùng trời của Đấng Phục Sinh đã phủ bóng khắp nơi

01.01.2017, chúng tôi lại nài xin một mùa Hiện Xuống mới, để gom số sót về cho Thiên Chúa và để củng cố các cộng đoàn tản mác, và điểm nhấn vẫn là giáo xứ Bù Đăng, nơi chúng tôi được sai đến đây vào đúng ngày lễ thánh Giuse 19.03.1991 trong vai người đi vỡ đất. Mùa Hiện Xuống mới với một số các người môn đệ  bước ra từ những gia đình bình thường, những gia đình đã trở thành vùng trời của Đấng Phục Sinh, cũng với những tháng ngày lam lũ, cuộc sống khi đói khi no, chung nỗi lo của mọi nhà vì mùa điều năm nay ít trái, nhưng luôn no tràn ân phúc của Thánh Thần : bao năm rồi bước đi  vui sống trong những mối phúc của Tin Mừng : một tấm lòng đơn nghèo để chỉ dựa cậy một mình người, khi phải khóc lóc thì tìm ủi an nơi Chúa. Nét đẹp nổi bật có thể là tấm lòng hiền lành, mối phúc đem lại hoa trái trong gia đình cũng như trên đường loan báo Tin Mừng. Sáng nay khi bố con tôi họp nhau để cùng kể lại cho nhau nghe  về đoạn đường đã qua, tuy mới chưa đầy 3 tháng, nhưng Thần Khí Chúa đã dẫn đưa chúng tôi  đi sâu hơn và xa hơn, đến mấy chùm nhà với những con người sống rải rác và ẩn sâu trong nương rẫy, ngay lần gặp gỡ đầu tiên đã có 11 hộ xin trở lại, một ông thày cúng với bàn thờ lỉnh kinh da trâu da bò da voi, rồi sừng trâu rừng với sừng hưu nai, thôi thì đủ thứ, ông cưới bà vợ thứ nhất không con, phải cưới thêm bà nữa, nhưng một lần gặp nguòi trong mơ nói ông phải cưới thêm một người nữa để ở suốt đời, và với những tấm lòng đơn sơ thì thật đơn giản, chỉ trong một khoảnh khắc gặp gỡ, ông đã để  ba vợ với con cái vào đạo trước, còn ông thì hẹn tơi tháng tư, khi  thi hành xong lời hứa với thần Rừng. được hỏi rừng nay không còn thì thần rừng ở đâu? Thần Rừng ngay trong đất tiếp tục làm nẩy sinh cây trái , vâng, cứ như ông mô tả thì đấng ấy chính là Brah, là Thiên Chúa ở với con người, ở cùng chúng ta Thực ra, kinh nghiệm của đời ngư phủ đi  thả lưới cũng phải chấp nhận nhiều phen mệt nhọc suốt đêm mà chẳng được gì.

ĐỂ KẾT

Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con  Một,

để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3,16)

Nhân thế, qua muôn muôn đời, vẫn là nhân thế được Thiên Chúa yêu thương

Gia đình tôi, lối xóm, những mái nhà xa rất xa, từ đống bằng tới thành phố cho tới mãi tận chốn rừng sâu, tất cả được nhận chìm trong tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa,

yêu thương đến nỗi đã trao ban CON MỘT : ĐỨC GIESU KITO,

qua màu nhiêm nhập thể và đặc biệt qua các bí tích, Đức Giêsu Kitô đã bước vào từng nhà, đã mang lấy thể xác từng người, đã trở thành thể xác trong thể xác từng người, một thể xác vinh quang vượt trên mọi xác thịt, để tôi đươc sống, để tôi sống không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi. MỘT ĐỨC KITÔ TRỞ THÀNH SỐNG ĐỘNG TRONG TÔI, TRONG MỖI CHÚNG TA,  tiếp tục bước đường của Người ngang qua cuộc sống của tôi, người tiếp tục yêu mến  nhân thế tội lỗi, tiếp tục rao giảng Tin Mừng ngang qua  bước chân, con tim và môi miệng của từng người mộn đệ. Vì thế, chúng ta thử cùng nhau để cho Đức Kitô phác thảo nên những đường nét của con  người và cuộc sống của mỗi chúng ta cũng như gia đình : trong HÌNH HÀI CỦA CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI.

  • “…Cha của Thầy cũng là Cha của anh em”, (Ga 20,17) : Chúa Cha yêu thương chúng ta…đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa (1Ga 3,1) và vì thế mỗi gia đình chiếm một chỗ ở nơi cung lòng Thiên Chúa và trong kế hoạch của Người, Thiên Chúa là Cha thì cũng có quyền đòi hỏi con cái thuận theo ý  Ngài.
  • khi vào trần gian, Đức Kitô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế…bấy giờ con mới thưa : lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài…”(Dt 10,5-7) : môn đệ Giêsu, chung

con tim hiếu thảo.

  • Sám hối, chiu phép rửa Nhân Danh Giêsu…nhận được ân huệ là Thánh Thần : trong vùng trời của Đấng Phục Sinh phải diễn ra một lễ Hiện Xuống mới cho gia đình được tái sinh và sống trong Thánh Thần …đền thờ Chúa Thánh Thàn.
  • Một mái ấm vươn lên Thiên Chúa và lao mình về phía trước – đơng nghèo ở Belem – đầy khôn ngoan và đầy ân nghĩa ở Nagiaret = thân thiện, xóa đi mọi khoảng cách –
  • Một con tim lắng nghe : “người Con không tự mình làm điều gì ngoại trừ điều thấy Chúa Cha làm …, môn đệ làm điều Thầy muốn, nghĩ và ôm giữ những gì Thầy khao khát và ôm giữ.
  • Choáng ngợp trước vinh quang thập giá Chúa Kitô : sẵn sàng dấn mình vào kinh nghiệm tuyệt vọng…
  • Hòa mình với mọi người trong vũ điệu cuộc sống hằng ngày : vui với người vui… đầy lòng tốt : mở lòng trước khi mở lời, nhờ vậy có khả năng mở lòng mọi người cho một cuộc sống đầy tràn niềm vui trong khung trời của cái đẹp, mang khuôn mặt của Tin Mừng với những bữa tiệc ngon

Biết rằng Gia đình là mái nhà của Thiên Chúa ở cùng chúng ta, phải trở thành mái nhà đầy tràn ân nghĩa đối với Thiên Chúa và mọi người, sẽ không có có chỗ cho những thứ nhỏ mọn và tầm thường, sẽ không có chỗ cho những thứ ngu dại vì luôn bước đi trong Thánh Thần.

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

“Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!”: Nỗi khắc khoải và niềm hy vọng trong Mùa Vọng

Người phương Tây thế kỷ 21 – từ Taylor Swift đến Billie Eilish – đã …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *