Giới thiệu sách mới về Cha Đắc Lộ

Cover_de_Rhodes_3.inddNăm 2014-2015, Dòng Tên Việt Nam cũng như Giáo Phận Đà Nẵng đã kỷ niệm 400 năm khởi đầu công cuộc loan báo Tin Mừng của các tu sĩ Dòng Tên tại Việt Nam. Trong năm kỷ niệm ấy, những công trình của các Giê-su hữu đã được ghi nhận và nghiên cứu một lần nữa. Trong số đó, đóng góp của cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) một lần nữa trở thành đề tài nghiên cứu.

Từ nhiều năm qua, đã có nhiều tác phẩm viết về nhà truyền giáo này bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và từ nhiều bối cảnh học thuật khác nhau. Tuy nhiên, đối với độc giả nói tiếng Đức thì lịch sử truyền giáo tại Việt Nam cũng như câu chuyện của các Giê-su hữu chưa được biết đến nhiều, ngay cả trong Dòng Tên. Với sự hiện diện và giao lưu ngày càng rõ nét giữa cộng đồng công giáo việt kiều với Giáo Hội địa phương tại Đức, lịch sử đức tin của dân tộc Việt ngày càng được chia sẻ và phổ biến nhiều hơn.

Cha Klaus Schatz, S.J., nguyên giáo sư lịch sử Giáo Hội tại phân khoa thần học của Dòng Tên Đức tại Frankfurt, đã nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Đức, viết riêng về cuộc đời và sứ vụ của Cha Đắc Lộ với tựa đề được trích từ bức thư ngày 16.06.1625: „ … Dass diese Mission eine der blühendsten des Ostens werde…“ tạm dịch „ … Ước mong nơi này sẽ trở thành một trong những vùng truyền giáo mang lại hoa trái nhiều nhất ở Phương Đông“ . Trong khi không tách cuộc đời của cha Đắc Lộ ra khỏi bối cảnh truyền giáo và những cộng tác với các cha Dòng Tên khác, tác giả đã cố gắng sắp xếp theo dạng tiểu sử những giai đoạn và hoạt động quan trọng của cuộc đời vị tu sĩ Dòng Tên này: từ giai đoạn thiếu thời đến tu tập tại Avignon, đế những năm tháng đầu tiên truyền giáo tại Đàng Trong và Đàng Ngoài, những năm tháng tại Macao, hành trình trở về Châu Âu và những năm lặng thầm cuối đời ở Isfahan.

Trong phần dẫn nhập cho tác phẩm này của mình, Cha Klaus Schatz viết: “Ngoài ra, như một số ít tu sĩ dòng Tên cùng thời, ông (Đắc Lộ) là người kết nạp trong mình nhiều lãnh vực tông đồ truyền giáo và nhiều hoạt động: suốt một đời phục vụ truyền giáo, ở Việt Nam cũng như ở Roma và Pháp. Ông đã chiến đấu ở nhiều trận tuyến: gặp gỡ trực tiếp, truyền giáo khai hoang, đào tạo thành phần ưu tú, xây dựng những cấu trúc, hoạt động âm thầm khi bị truy nã, cả việc vận động hành lang và “Fundraising” (gây quỹ) trong giới nhà thờ, chính trị và tài chính ở châu Âu. Làm được những chuyện đó, bởi ông là một nhà văn có tài kể chuyện; với nhiều công trình khác nhau, ông đã mang châu Á và Việt Nam lại gần với châu Âu của thế kỷ thứ 17, và nhờ đó đánh thức hứng khởi truyền giáo trong các thế hệ tương lai. (…) Đối với tôi, ông thuộc vào hàng những nhân vật vĩ đại của dòng Tên trong lãnh vực hội nhập văn hóa như Matteo Ricci ở Trung-hoa và Roberto de Nobili ở nam Ấn-độ. Một trong những vai trò lịch sử đặc biệt của ông là đã nối kết chủ trương thích ứng của dòng Tên với những nguyên tắc mới của Bộ Truyền Bá Đức Tin (Bộ Truyền Giáo) hình thành năm 1622 với chủ trương muốn có được những Giáo Hội địa phương với hàng giáo phẩm bản xứ.“

Quyển sách này đã được in tại nhà xuất bản Aschendorff, Münster vào đầu năm 2015. Hiện chúng tôi đang cố gắng hoàn thành bản dịch tiếng Việt cũng như thủ tục xuất bản. Ước mong sẽ sớm giới thiệu với quý độc giả thêm một công trình nghiên cứu nữa về cuộc đời và công lao của nhà truyền giáo này.

 

Kiểm tra tương tự

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

[Giới thiệu sách] Hạnh Các Thánh Dòng Tên

Các Thánh và các Chân Phước trong Dòng Tên chính là những người đã đạt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *