Linh mục GASPAR D’AMARAL viết chữ Quốc Ngữ mới

I. TÀI LIỆU VIẾT NĂM 1632

Tài liệu này Gaspar d’Amaral viết bằng chữ Bồ Đào Nha tại Kẻ Chợ (Thăng Long) ngày 31-12-1632, nhan đề: Annua do reino de Annam do anno de 1632, pera o Pe André Palmeiro da Compa de Jesu, Visitador das Provincias de Japan, e China (bản tường trình hàng năm về nước Annam năm 1632, gởi cha André Palmeiro, dòng Tên, giám sát các tỉnh Nhật và Trung Hoa). Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn khố dòng Tên ở La Mã. [4]

Tài liệu dài 48 tờ rưỡi tức 97 trang giấy, viết trong khổ 13*21cm. Từ trang 125r đến 160v viết chữ lớn và thưa, nhưng từ trang 161r đến hết tức trang 174r, chữ viết nhỏ lại và dầy đặc hơn, mặc dầu cùng trong khổ 13*21cm. Nội dung bản tường trình chia ra: 12 trang đầu viết tổng quát về địa dư, chính trị Đàng Ngoài, còn 85 trang tiếp theo viết về tình hình giáo đoàn thủ đô và các tỉnh.

Bản tài liệu mà chúng tôi co trong tay không phải hoàn toàn do Gaspar d’Amaral viết, cũng không phải là chính bản gốc gởi cho linh mục Anrê Palmeiro. Nhưng đây là bản đã được Gaspar d’Amaral nhờ một người khác sao lại bản gốc, để ông gửi cho linh mục Antonio d’Amaral [5] ở Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, bản văn này vẫn có nhiều giá trị và coi như chính Gaspar d’Amaral viết; bởi vì chính ông đã ký tên vào bản sao chép này; hơn nữa, chính ông đã dùng bút sửa lại bên lề trang giấy, những chữ mà người sao chép không làm đúng, kể cả những chữ quốc ngữ mới, ví dụ: thíc ca, sãy, soi, bên bồ đề, chuá bàng, bút, iền, chað, cữa đáy v.v….[6] Hầu hết trang nào Gaspar d’Amaral cũng sửa lại mấy chữ. Như thế chứng tỏ tác giả đã đọc kỹ bản sao và muốn cho nó phải đúng ý của ông. Vậy, chúng ta phải coi bản này như chính Gaspar d’Amaral viết. Tiện đây cũng nên biết rằng, hiện nay thư viện Biblioteca da Ajuda ở thủ đô Lisbõa cũng có một bản sao chép tường trình này [7]. Bản này được chép xong tại Áo Môn ngày 8-12-1745 do trợ sĩ dòng Tên João Alvares. Chúng tôi đã có dịp so sánh bản chép này với bản chúng tôi trình bày đây, và biết được người sao chép là João Alvares đã sao chép đúng, kể cả những chữ quốc ngữ mới.

Bây giờ chúng tôi xin ghi lại những chữ quốc ngữ mới trong tài liệu trên đây. Chúng tôi cũng xin độc giả miễn cho khỏi chú thích số trang có chữ quốc ngữ mới, bởi vì nếu ghi lại thì sẽ quá dài. Sau đây là những chữ quốc ngữ mới theo thứ tự trước sau của bản tường trình:

đàng tlaõ : Đàng Trong

đàng ngoày : Đàng Ngoài

đàng tlên : Đàng Trên (vùng Cao Bằng)

Kẽ chợ : Kẻ Chợ (Thăng Long)

Quãng : Quảng (tên 1 thầy giảng)

Lằng bôũ bàu : làng Bông Bầu (?)

cô bệt : Cô Bệt (tên 1 cô gái)

kẽ hằu : Kẻ Hầu (làng)

ăn dương huyẹn : An Dương huyện

coũ thằn : Công Thành (tên người)

Chúa thanh đô : chúa Thanh đô

thíc ca : Thích Ca

phỗ lô xã : Phố (?) Lô xã

sãy vãy : sãi vãi

hộy ăn xã : Hội An xã

huyẹn vịnh lạy : huyện Vịnh Lại (?)

thầi văn chật : thầy Văn Chật

làng Kẽ Trang xuyen : làng Kẻ Tranh Xuyên

Kẽ đáð : Kẻ Đáy

Sấm phúc xã : Sấm Phúc xã

Kẽ quẽn : Kẻ Quèn (?)

nghyã ăn xã : Nghĩa An xã

sãy hoà : Sãi Hòa

soỉ : sỏi

thầð phù thũð : thầy phù thuỷ

thinh hóa : Thanh Hóa

bên bồ đề : bên Bồ Đề (gần Thăng Long)

oũ phù mã Kiêm : ông Phù mã Kiêm

bà : bà

Chúa bàng : Chúa Bằng

thàð đạu : thầy đạo

hoằng xá xã : Hoàng Xá xã

hàng bè : Hàng Bè (phố, đường)

hàng bút : Hàng Bút (phố, đường)

cữa nam : Cửa Nam

Nghệ ăn : Nghệ An

Kẻ ăn lẵng : Kẻ An Lãng

Kẽ suôy : Kẻ Suôi

quãng bố : Quảng Bố (?)

hàng mấm : Hàng Mắm (tên nơi)

đinh hàng : Đinh Hàng (tên người)

hàng thuốc : Hàng Thuốc (phố, đường)

càu iền : Cầu Yền

đức bà xạ : Đức Bà Xạ

oũ phu mã nhăm : ông Phù mã Nhâm

oũ chưỡng hương : ông Chưởng Hương

thinh hoá : Thanh Hóa

Bua : Vua

Oũ jà nhạc : ông già nhạc

giỗ : giỗ

chaĩ : chay (ăn chay)

chặp : chạp (tháng chạp)

mă : ma (làm ma chay)

oũ đô đốc hoà : ông Đô Đốc Hòa

Kẽ nõ : Kẻ Nộ (tên nơi)

lạĩ : lậy

kẽ vạc : Kẻ Vạc

cỗ : cỗ (ăn cỗ)

càu chầm : cầu Chằm (?)

oũ chưỡng lễ : ông Chưởng Lễ

Kẽ bíc : Kẻ Vích

cữa đaý : Cửa Đáy

tình : Tình (bà)

nhuộn : Nhuận (thầy giảng)

tháng : Thắng (thầy giảng)

chợ dàng : chợ dàng

cốt bóy : cốt bói (đồng cốt, bói)

oũ đô đốc đĩnh : ông Đô đốc đĩnh

đạy : Đại (tên một giáo hữu)

oũ nghề Văn nguyện : ông Nghè Văn Nguyện

oũ chưỡng quế : ông Chưởng Quế

nhoệ : Nhuệ (tên 1 quan)

oũ đô đốc đăng : ông Đô đốc Đăng

Kẽ lăm : Kẻ Lâm (xã)

Huyẹn tốũ sơn : huyện Tống Sơn

Nghệ an : Nghệ An

đình, chuà : đình, chùa

Bố chính : Bố chính

thuận hóe : Thuận Huế (Thuận Hóa)

Kẽ quãng : Kẻ Quảng (xứ Quảng)

phũ : phủ (phủ, huyện)

kẽ vĩnh : Kẻ Vĩnh

đức oũ tâĩ : Đức ông Tây (cai trị Thanh Hóa)

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *