Lời Thiên Chúa – Phần IV

1. Thiên Chúa Và Mặc Khải

 

Chương vừa rồi chúng ta đã xem xét thực tại của ơn cứu độ, Thiên Chúa ban tình yêu tha thứ cho con người nhằm hòa giải con người với Ngài. Trong chương này chúng ta sẽ xem xét cách hiểu của Công Giáo về mặc khải. Mặc khải đơn giản có nghĩa là sự thông ban chính mình và thông ban ý định của Thiên Chúa cho tạo vật của Ngài. Chúng ta đã bàn về việc con người cần và tìm kiếm Thiên Chúa. Nhưng đức tin của Kitô hữu được đặt nền trên niềm tin Thiên Chúa tự thông ban chính mình cho chúng ta. Thiên Chúa cũng đang tìm kiếm chúng ta. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa đã đi bước trước và tìm cách để nói với loài người. Nhưng Thiên Chúa thực hiện công việc này như thế nào?

 Phản tỉnh cá nhân và thảo luận

 Đâu là những cách thức Thiên Chúa có thể thông truyền với chúng ta ngày hôm nay?

 2. Thông Truyền: Con Người Và Thiên Chúa

 

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét cách thức con người truyền thông cho nhau. Truyền thông không có nghĩa là nói nhiều lời, nhưng là chia sẻ chính mình. Tôi có thể nói về nhạc rock nếu tôi muốn, nhưng thực sự tôi không thông truyền với nó. Để chia sẻ chính mình với một ai, thì người đó phải mở ra để chấp nhận và hiểu tôi. Người bạn thân nhất của tôi là người vốn thật sự “hòa hợp” với tôi. Tôi có thể chia sẻ chính mình với người bạn thân ấy và người ấy thường hiểu tôi. Bạn bè có thể nối kết với nhau theo cách thức những người xạ lạ không thể có được.

Bây giờ chúng ta hãy áp dụng điều này cho việc Thiên Chúa truyền thông với chúng ta. Đối với Thiên Chúa để làm điều này, nơi chúng ta phải có một điều gì đó có thể mở ra để đón nhận sự truyền thông ấy. Dường như con người có một lợi thế đặc biệt trong điều này. Chúng ta mở ra với sự thông truyền của Thiên Chúa theo cách thức mà những tạo vật khác không thể (ít nhất trong mức độ hiểu biết của chúng ta). Đâu là sự khác biệt? Rất đơn giản, chúng ta là con người. Chúng ta có “bản ngã”. Trong mức độ hiểu biết của chúng ta, những tạo vật còn lại không có điều này. Bản ngã cho phép chúng ta đi vào tương quan với người khác một cách sâu xa. Bản ngã này cũng cho phép chúng ta tương quan với chính mình. Chúng ta hỏi: “Tôi là ai? Tôi muốn làm gì với cuộc sống của tôi? Điều gì thật sự quan trọng?” Trái đất, thực vật, cây cối, và con chó Rover của tôi không thể làm được điều này. Con người là loài duy nhất có khả năng yêu thương lẫn nhau và chia sẻ chính mình với người khác. Đây là điều cần thiết để Thiên Chúa chia sẻ và thông truyền với chúng ta, vì Thiên Chúa là tình yêu.

Điều này nghe có vẻ rất trừu tượng, nhưng rất quan trọng. Con người được tạo nên với khả năng biết yêu thương. Chính khả năng này cho phép chúng ta “nghe được” những gì Thiên Chúa tự thông ban chính Ngài cho. Nếu điều này đúng, thì mọi người ít nhất đều có khả năng để mở ra lắng nghe được lời Thiên Chúa.

Nhưng Thiên Chúa nói như thế nào? Thiên Chúa có giọng nói không? Có lẽ cách tốt nhất để trả lời cho vấn nạn này là Thiên Chúa nói với chúng ta qua chúng ta. Nói cách khác, Thiên Chúa không nói trực tiếp với con người. Ngài truyền đạt qua sáng tạo và tạo vật của Ngài. Ngài truyền đạt qua vẻ đẹp của tự nhiên, qua biến cố em bé sinh ra, qua tình yêu giữa người với người, qua khả năng suy tư của chúng ta, qua lương tâm, qua những ý tưởng, qua sách vở, thơ ca, qua sự tốt lành và quảng đại của chúng ta. Quả thật, Thiên Chúa luôn truyền đạt qua công trình sáng tạo của Ngài.

 Phản tỉnh cá nhân và thảo luận

 Đã từng có thời khắc nào bạn nghĩ rằng Thiên Chúa đã “bày tỏ” với bạn? Hãy mô tả kinh nghiệm đó cách đầy đủ. Điều gì đã xảy ra? Bạn đã cảm thấy điều gì?

 3. Thiên Chúa Mặc Khải Trong Đức Giêsu Kitô

 

Nhiều người nghĩ rằng trong quá khứ (trong thời gian Kinh Thánh đang được hình thành), Thiên Chúa đã từng truyền đạt trực tiếp với con người. Sau đó Ngài đã không làm như thế nữa. Ví dụ, nhiều người mường tượng Thiên Chúa đã đọc từng lời cho Môsê viết Mười Điều Răn: “O.K., Môsê. Điều răn thứ nhất: Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi; ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” Đây là một ý niệm quá đơn sơ về mặc khải. Mười Điều Răn chắc chắn được linh ứng bởi Thiên Chúa. Nhưng linh ứng này đến qua trực giác, khôn ngoan, cũng như qua cầu nguyện của Môsê.

Người Kitô hữu tin rằng, Thiên Chúa vẫn thông truyền cho toàn thể nhân loại, nhưng thông truyền trọn vẹn trong và qua Đức Giêsu. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã xuất hiện ở một nơi chốn cụ thể. Ngài đến trong một dân tộc và dân tộc ấy thừa hưởng lời hứa của Thiên Chúa. Câu chuyện về Đức Giêsu chỉ có ý nghĩa trong ánh sáng của lịch sử dân Thiên Chúa, Dân Do Thái, vì Thiên Chúa của Đức Giêsu cũng là Thiên Chúa của Ápraham, Môsê, Đavít và các ngôn sứ.

 Phản tỉnh cá nhân và thảo luận

 Nếu Thiên Chúa truyền đạt một thông điệp cho thanh thiếu niên ngày hôm nay, bạn nghĩ Thiên Chúa sẽ nói điều gì? Bạn có thể giúp phổ biến thông điệp đó như thế nào?

Kiểm tra tương tự

Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” sẽ mang đến cho bạn niềm hân hoan Phục Sinh trong tích tắc

Bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, tương truyền kể lại rằng lời kinh “Lạy …

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *