Lòng nhiệt thành của bổn đạo Việt Nam

Chú thích

(1) Bản dịch tờ biểu sang La ngữ do chính chữ cha Alexandre de Rhodes, hiện lưu trữ tại Archivum Romanum Societatis Iesu, Jap-Sin 68, tờ 47.

(2) Pedro Marques (1577-1657) sinh năm 1557 tại Mourão, Evora, Bồ Đào Nha (khác với cha Pedro Marques người Nhật (1613-1670 ?) cũng truyền giáo ở Đàng Trong); đi Đông Á 4-4-1600 khi đó chưa làm linh mục; ở Nhật từ 1609 tới 1614 bị chính quyền trục xuất về Macao; 16115-1616 ở Vịnh Lung (Udong), Campuchia; đầu năm 1618 đến cửa Hàn; 1626 về Áo Môn; 1627 tới cửa Bạng; 1630 bỏ Đàng Ngoài; 1631-1635 ở đảo Hải Nam; qua đời tại Nhật 12-6-1657.

(3) Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.95

(4) António-Francisco Cardim (1596-1659) sinh khoảng 1596 tại Bồ Đào Nha; học thần học tại Goa, rồi được thụ phong linh mục tại đây; năm 1631 đến Đàng Ngoài cùng chuyến tàu với Gaspar d’Amaral; hơn năm sau về Macao làm viện trưởng Học viện Macao từ 1632-1636; qua đời tại Macao 30-4-1659; cha mẹ A.F.Cardim có 10 người con thì hết 9 người đi tu Dòng.

(5) Gaspar d’Amaral (1592-1646) sinh tại Curvaceira, Bồ Đào Nha; truyền giáo ở Đàng Ngoài lần 1: 1629-1630, lần 2: 1631-1638; bị chết đắm tàu ở vịnh Bắc Bộ 26-2-1646 khi từ Macao đi Đàng Ngoài; vào năm 1632, Amral có trình độ tiếng Việt và phương pháp ký âm tiếng Việt sang mẫu tự abc hơn A.de Rhodes những năm đó.

(6) A.F.Cardim và F.Barreto, Relation de ce qui s’est passé depuis quelques années… Paris 1646, tr.76; – Gaspar d’Amaral, Anua do reino de Annam do anno 1632, trong Archivum Romanum Societatis Iesu Jap-Sin.85, tờ 125 mặt trước.

(7) Joseph Tissanier, Relation du P.Joseph Tissanier, son voyage de France au Tonkin (1654-1658) Paris 1663, trong F.de Montézon et É.Estève, Voyages et travaux des missionnaires de la Compagnie de Jésus, Paris 1858, tr.197-198

(8) João Cabral (1598-1669) sinh tại Celorico da Beira, Bồ Đào Nha; đi truyền giáo từ 1624; đến Népal, Sri Lanka, Goa, Malacca; 1647 kinh lý xứ truyền giáo Đàng Ngoài; qua đời 4-7-1669 tại Goa.

(9) F.de Montézon et É.Estève, Voyages et travaux des missionnaires de la Compagnie de Jésus, Paris 1858, tr.57

(10) S.De. Lacroix: Histoire universelle des missions catholiques, T.H,Paris 1957, tr.67-68

(11) A.F.Cardim, Relation, sđd, tr.76-77

(12) Nguyễn Phước Nguyên tức Sãi vương (1563-1635) sinh 1563, nối quyền cha là chúa Nguyễn Hoàng, cai trị Đàng Trong từ 1613 đến khi qua đời là năm 1635.

(13) Trịnh Tráng tức Thanh đô vương (1575-1657) sinh 1575, nối vị cha là Trịnh Tùng, cai trị Đàng Ngoài từ 1623 cho đến khi qua đời lúc 8 giờ tối 26-5-1657 tại Thăng Long.

(14) A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, Lyon 1651, tr.150.

(15) Có lẽ đây là sách kinh bằng chữ Nôm do cha F.de Pina soạn ở Hội An khoảng 1620-1625?

(16) A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, sđd tr.138-140.

(17) A.de Rhodes, như trên, tr.145-146

(18) A.de Rhodes, như trên, tr.323-324.

(19) Thời đó Giáo hội chưa ban phép rước lễ hằng ngày.

(20) Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.100-101.

(21) A.de Rhodes, như trên, tr.122

(22) A.de Rhodes, như trên, tr.172

(23) Có lẽ ngôi nhà thờ này cùng nhà hai giáo sĩ Marques và Đắc Lộ tọa lạc gần đền Bà Kiệu và cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Ngày 29-5-1941 hồi 5 giờ chiều, Hà Nội long trọng khánh thành bi đình Đắc Lộ do kiến trúc sư Joseph Lagisquet phác họa (người đã vẽ nhiều kiểu biệt thự Đà Lạt), xoay mặt về hướng Nam, để ghi nhận công trình hoàn thành chữ quốc ngữ và cho xuất bản 3 cuốn sách quốc ngữ đầu tiên (ấn hành tại Roma năm 1651). Khoảng năm 1957, chính bia đá A lịch sơn Đắc Lộ được cất vào viện bảo tàng Hà Nội, chỉ còn cái “đình” bốn mặt trống rỗng; cuối cùng, khoảng năm 1982, ngôi “đình” bị phá bỏ hoàn toàn thay vào đó là đài chiến sĩ vô danh.

(24) A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, sđd tr.217. Cha Đắc Lộ ghi lại như thế, nhưng không rõ cha viết bằng thứ chữ nào? Theo chúng tôi nghĩ, cha chưa thể viết bằng chữ quốc ngữ được, vì lúc ấy chữ quốc ngữ abc chưa định hình. Vậy, viết bằng chữ Nôm thì đúng hơn, lý do bổn đạo nghe đọc thì hiểu ngay. Từ ghi nhận này, cho hay Đắc Lộ đã việt được chữ Nôm chăng?

(25) André Palmeiro (1569-1635), người Bồ Đào Nha, đã giảng đạo ở Malabar-Goa từ 1618-1626; ở Macao từ 1626-1635; ở Đàng Ngoài mấy tháng năm 1631; qua đời tại Macao 4-4-1635.

(26) Gaspar d’Amaral, Anua do reino de Annam do anno 1632pera o Pe André Palmeiro da Compa de Jesu, Visitador das Provincias de Japam, e China, trong Archivum Romanum Societatis Iesu Jap-Sin.85, tờ 132 mặt sau: “de modo q m gentios lhe chamão, ley de yêu nhău, ley de se amar”.

(27) Bà Minh Đức Vương thái phi (1568-1649) được cha Fontes ghi nhận năm 1626 bằng tên Maria Orancaya (António de Fontes, Anua do reino de Annam do anno 1632, trong Archivum Romanum Societatis Iesu Jap-Sin.72, tờ 74 mặt sau: “Trong số những người đã chịu phép Thánh tẩy có một nhân vật quan trọng nhất là bà Orancaya, hay là vợ bé (molher pequena) của Tiên Vương đã từ trần. Khi chịu phép rửa, bà mang tên thánh Maria”. Thực ra chúng tôi không biết đích danh của bà. Minh Đức Vương thái phi chỉ là tước vị được vua Gia Long sau này truy phong cho bà.

(28) Francisco de Pina (1585-1625) (theo báo Tri Tân số 1, năm 1941, tr.3, Pina có tên Việt Nam là Trực), sinh 1585 tại Guarda, Bồ Đào Nha; đến Đàng Trong truyền giáo từ năm 1617 đến ngày 15-12-1625 chết đuối tại hải phận Hội An. Pina là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên thông thạo tiếng Việt, soạn giáo lý bằng tiếng Việt (có lẽ là chữ Nôm) và cuốn ngữ pháp tiếng Việt. Pina là thầy dạy tiếng Việt cho cha Đắc Lộ tại Thành Chiêm năm 1625-1626.

(29) Nguyễn Phước Lan (Thượng vương) (1601-1648), sinh 1601; cầm quyền năm 1635; qua đời 19-3-1648.

(30) Nguyễn Phước Khê (Hoàng Khê) (1589-1646) sinh ngày 19-2-1589, là con trai thứ hai của chúa Nguyễn Hoàng, nhưng là con độc nhất của bà Minh Đức với chúa Nguyễn Hoàng. Ngay khi Nguyễn Hoàng còn sống, ông đã được thăng chức Chưởng cơ; năm 1626 giữ chức Tổng trấn đời Nguyễn Phước Nguyên; đời chúa Nguyễn Phước Lan, ông là nhân vật số 2 ở Đàng Trong, chỉ sau chúa Nguyễn; qua đời 22-8-1646 (Tôn Thất Hãn,Généalogie des Nguyễn avant Gia Long, bản dịch sang tiếng Pháp do Bùi Thanh Vân và Trần Đình Nghi, trongBulletin des Amis du vieux Huế, n.3 Juill-Sept 1920 tr.316).

(31) Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.75-76, 122, 170-172.

(32) Về bà Minh Đức Vương thái phi:

– Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, tr.75-76, 122, 170-172.

– Tập san Bulletin des Amis du vieux Huế, 1939 tr.13, 62, 77.

– Phạm Đình Khiêm, Minh Đức Vương thái phi, Sài Gòn 1957.

(33) Metello Saccano (1612-1662) người Ý, cùng với cha Baltasar Caldeira đến Đàng Trong tháng 2-1646 thay thế cha Đắc Lộ bị trục xuất từ 3-7-1645; Saccano đã học tiếng Việt với cha Đắc Lộ có mặt tại Macao; Saccano phải rời bỏ Đàng Trong tháng 7-1648; tháng 2-1652 Saccano lại vào Đàng Trong; hơn hai năm sau về Macao, rồi lại đến Đàng Trong, qua đời ở Đàng Trong ngày 17-8-1662.

(34) Không rõ Ngọc Liên công chúa sinh và chết năm nào, chỉ biết là sinh cuối thế kỷ XVI (khoảng 1595 ?), qua đờ sau năm 1674; công chúa là chị của ba công chúa khác: Ngọc Vạn kết hôn với vua Campuchia Chey Chettâ II, Ngọc Hoa (Khoa) vợ của một Nhật kiều tại Hội An tên là Sataro cũng gọi là Nguyễn Taro, Ngọc Đỉnh kết hôn với Tướng Nguyễn Cửu Kiều. Về Ngọc Liên công chúa:

– Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, Phần II, tr.140, 187-189, 241-242, 249.

– L.Cadière, Au sujet de l’épouse de Sãi vương, trong Bulletin des Amis du vieux Huế, 1922 tr.221-232.

– L.Cadière, Une princesse chrétienne, cũng trong Bulletin des Amis du vieux Huế,1939 tr.49

(35) A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, sđd tr.164-165

(36) A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, tr.249

(37) Urbanô VIII, tức Maffeo Barberini, sinh quán tại Fiorentino, Ý, đắc cử Giáo hoàng 6-8-1623, bắt đầu sứ vụ 19-9-1623, qua đời 29-7-1644.

(38) Manuel Ferreira, Noticias summarias das perseguicões da Missam da Cochinchina, Lisbõa 1700 tr.187-288.

Archivum Romanum Societatis Iesu Jap-Sin 73, tờ 171.

Philiphê Bỉnh, Truyện nước Annam Đàng Ngoài, viết tay tại Lisbõa 1822, tr.443, 448, 453.

A.Launay, Histoire de la mission de Cochichine t.3 sđd, tr.506, 510, 515-516, 520.

(39) Bản phiên dịch sang La ngữ do chính chữ Đắc Lộ, hiện lưu trữ trong Archivum Romanum Societatis Iesu Jap-Sin 68, tờ 47. Một bản chép lại bản dịch này còn trong Kho lưu trữ Bộ Phúc âm hóa các dân tộc: Miscellanee diverse, vol.16, tờ 78.

(40) M.Vitelieschi (1563-1645), người Ý, Bề trên Cả Dòng Tên từ 15-11-1615 cho đến khi qua đời 9-2-1645.

(41) Archivio della Congregazione per l’Evangelizzione Dei Popoli, Miscellanee diverse, vol.16, tờ 208-210, gửi chuyến tàu lần thứ hai. Bản phiên dịch sang Pháp ngữ và La ngữ:

A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, sđd tr.259-261.

Alexandre de Rhodes, Tunchinensis Historiae libri duo, Liber secundus, Lyon 1652, tr.141-142

Trong cuốn Alexandre de Rhodes S.J, Cathechismus pro iis qui volunt suscipere Baptismum in octo dies divisus, nhà xuất bản Tinh-Việt, Sài Gòn 1961, giữa trang XVI và XVII, có chụp lại bức thư bằng chữ Hán của bổn đạo Đàng Ngoài gửi cha Bề trên Cả Dòng Tên năm 1630, nhưng ở cuối trang, thay vì phải ghi chú là Bức thư giáo hữu xứ Bắc nhờ cha Đắc Lộ gửi cha Bề trên Cả Dòng Tên (1630), thì lại ghi lầm là Bức thư giáo hữu xứ Bắc nhờ cha Đắc Lộ gửi lên Đức Giáo hoàng (1630), Lettre des chrétiens du Tonkin au Pape par l’intermédiaire du P.de Rhodes (1630).

(42) Alexandre de Rhodes, Tunchinensis Historiae libri duo, Liber secundus, Lyon 1652, tr.141-142.

A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, sđd, tr.259-261.

(43) A.De.Rhodes, Histoire du royaume de Tunquin, sđd, tr.306-308.

 

 

Kiểm tra tương tự

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

[Giới thiệu sách] Hạnh Các Thánh Dòng Tên

Các Thánh và các Chân Phước trong Dòng Tên chính là những người đã đạt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *