Mễ Du: Tòa Thánh sẽ cần phải phê duyệt những cái được cho là thông điệp trong tương lai

I.Media – xuất bản ngày 19/09/24

 

Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã giải thích chi tiết hơn về cách Tòa thánh sẽ làm việc đối với các sự kiện ở Mễ Du.

 

Theo lời của Đức Hồng Y Vitor Manuel Fernández, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin (DDF), trong cuộc học báo ngày 19 tháng 9 năm 2024, Tòa Thánh cho phép các thực hành sùng kính liên quan đến Đền thánh Đức Mẹ Mễ Du ở Bosnia-Herzegovina. Tuy nhiên, bất kỳ “thông điệp” trong tương lai nào đến từ những cuộc hiện ra được cho là của Đức Maria đều phải được phê duyệt trước khi công bố. Các quan sát viên cho rằng quyết định này là để giám sát địa điểm vốn đã gây tranh cãi trong suốt 40 năm qua.

 

Từ những cuộc được cho là hiện ra đầu tiên với sáu đứa trẻ vào năm 1981, danh tiếng của Đền thánh Đức Mẹ Mễ Du đã lan rộng khắp thế giới và nơi này cũng phải đối diện với những ý kiến ​​trái chiều từ hàng giáo phẩm Công giáo. Ngoài những cảnh báo từ các Giám mục địa phương thuộc Giáo phận Mostar, một ủy ban điều tra được thành lập dưới thời Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng bày tỏ sự thận trọng về tính xác thực của hiện tượng này và đời sống cá nhân của những “thị nhân.”

 

VATICAN-RELIGION-BOSNIA-MEDJUGORJE

 

 

Mặc dù các cuộc hành hương đã được Giáo hội Công giáo chính thức cho phép vào năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô không ít lần phê phán ý tưởng về Đức Maria giống như một “người đưa thư”. Một số người được cho là thị nhân từ Mễ Du nói rằng họ vẫn sẽ tiếp tục được chứng kiến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, thậm chí còn xảy ra hàng ngày.

 

Hiện nay, Tòa Thánh đã bật đèn xanh cho việc sùng kính “Nữ vương Hòa bình”, đánh giá các thông điệp của Mễ Du nhìn chung là “tích cực và mang tính xây dựng”, nhưng không khẳng định rằng đó là lời của Đức Trinh Nữ.

 

Tuy nhiên, DDF cũng nhấn mạnh rằng vẫn cần phải cảnh giác. Vatican không bình luận về bản chất siêu nhiên của những cuộc hiện ra được cho là của Đức Trinh Nữ Maria.

 

Tòa Thánh nói rằng ngay từ đầu “độc giả nên biết rằng bất cứ khi nào Ghi chú này đề cập đến “các thông điệp” (messages) từ Đức Mẹ, thì nó có nghĩa là “các thông điệp được cho là của Đức Mẹ (alleged messages)”.

 

Vatican cũng chỉ ra sự dè dặt đối với một số thông điệp cụ thể, kêu gọi hãy thận trọng trong việc giải thích chúng.

 

Cảnh giác cho tương lai

Đức Hồng Y Fernández nói trong cuộc họp báo trình bày ghi chú của Bộ: “Xác quyết không gì ngăn trở (nihil obstat) không giải quyết hay khép lại mọi vấn đề trong tương lai”. Chẳng hạn, ngài nhấn mạnh rằng Roma sẽ can thiệp “nếu có một vụ bê bối, hoặc một sự kiện công khai khiến các tín hữu bối rối”.

 

 

Trên thực tế, Bộ trưởng đã giải thích rằng các văn bản trong quá khứ mà vẫn chưa được công bố và bất kỳ văn bản nào trong tương lai cũng cần phải được “đánh giá” và phê duyệt bởi “Thanh Tra Tông tòa (apostolic visitor)” do Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào năm 2018 – hiện là Tổng Giám mục Aldo Cavalli – trước khi công bố: “Trước khi được xem xét, các tín hữu được khuyến cáo không nên coi chúng là những bản văn hướng dẫn. […] Có thể có sai lầm trong các thông điệp mới”, ngài cho biết thêm.

 

Nếu Thanh Tra Tông Tòa “thấy có điều gì đáng nghi ngờ, không rõ ràng, có thể khiến các tín hữu bối rối, ngài sẽ gửi câu hỏi hoặc gọi điện cho chúng tôi và chúng tôi sẽ cố gắng trả lời […] nội trong một tuần,” Đức Hồng Y Fernández giải thích.

 

Thận trọng với các thị nhân

 

Trả lời câu hỏi của các nhà báo, Đức Hồng Y Fernández cho biết DDF đã không liên lạc với những người được cho là có thị kiến ​​khi soạn ghi chú này. Ngài nói rằng ngài đã gửi cho họ một “bức thư ngắn” với “một vài gợi ý”, sẽ được Thanh Tra Tông tòa truyền đạt lại cho họ và nội dung đó được giữ “bí mật”.

 

Ngài Bộ trưởng cũng tuyên bố rằng các mối quan hệ với những thị nhân là “không bị cấm” nhưng cũng không được “khuyến khích”. Ngài giải thích rằng sự thận trọng này là chính đáng để đảm bảo sự cân bằng tâm lý cho các thị nhân, những người thường bị vây quanh bởi khách hành hương.

 

Đức Hồng Y Fernández lưu ý rằng nhiều chỉ trích đã nhắm vào những người được cho là thị nhân. Họ bị buộc tội nói dối hoặc làm giàu từ việc này. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng ngay cả khi những cuộc hiện ra thực sự có nguồn gốc thiêng liêng , thì điều này cũng không đảm bảo cho “sự thánh thiện” của các thị nhân. “Họ có thể phạm tội trọng. […] Tất cả những điều này sẽ không khiến những sự tốt đẹp của Mễ Du trở nên xấu xa hay tà ác, và Nữ vương Hòa bình sẽ tiếp tục làm điều tốt. […] [Những thị nhân] cũng yếu đuối và bị tội lỗi cám dỗ như mọi người khác.”

 

Sáu người được cho là đã nhìn thấy thị kiến ở Mễ Du “cũng phần nào bị bỏ rơi trong một hoàn cảnh vượt quá khả năng của họ,” Đức Hồng Y Fernández thừa nhận. Ngài đề cập đến nhân vật có vấn đề là vị linh hướng đầu tiên của họ, cựu tu sĩ dòng Phanxicô Tomislav Vlasic người Croatia, người bị

 

Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin nhận xét rằng các thị nhân trẻ, những người có thể đã chịu ảnh hưởng từ vị linh hướng này, đã không được hưởng lợi từ việc “đồng hành thực sự”. Tuy nhiên, ngài kêu gọi không nên hạ thấp các sự kiện ở Mễ Du vì những vấn đề này.

 

VATICAN-RELIGION-BOSNIA-MEDJUGORJE

 

Khoảng cách lành mạnh

 

Đức Hồng Y Fernández cũng đồng ý rằng Mễ Du không đặt ra “vấn đề giáo lý” như những nơi khác được cho là có sự hiện ra, nhưng luôn có nguy cơ “quá cuồng tín về thông điệp.”

 

Ngài nói thêm: “Ngay cả khi Đức Mẹ ban cho bạn một thông điệp, điều đó không có nghĩa là bạn là một con rối […], bạn vẫn giữ được khả năng phân định, trách nhiệm của bạn”.

 

Đức Hồng Y người Argentina đã từng đến thăm đền thánh và nói rằng ngài cảm thấy đây là nơi “của cầu nguyện, bình an và những khát khao thay đổi cuộc sống”, cũng loại trừ khả năng Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ công nhận tính chất siêu nhiên có thể có của hiện tượng này.

 

Theo các quy định mới về việc điều tra hiện tượng siêu nhiên, chỉ có Đức Giáo hoàng mới có quyền quyết định đưa ra phán quyết về vấn đề này. “Đức Giáo hoàng đã nói rõ ràng với tôi, […] ‘không, không sao (no not at all’ và ngài cho rằng việc tuyên bố ‘không gì ngăn trở’ đã là quá đủ rồi (absolutely sufficient),” ngài Bộ trưởng giải thích.

 

Các tu sĩ Phanxicô nổi loạn

 

Đức Hồng Y Fernández cũng khẳng định rằng việc công nhận lòng sùng kính tại Mễ Du không hợp pháp hóa nhóm “tu sĩ Phanxicô nổi loạn” đang sống tại đó, một cộng đồng đã có xung đột quyền lực với Giáo phận từ những năm 1970.

 

Nguồn: Aleteia

Tác giả: I.Media

Chuyển ngữ: Gia Hân

Kiểm tra tương tự

Hành trình Đức tin của ngôi sao bóng rổ Gordon Hayward

Ngôi sao NBA* gia nhập đạo Công giáo vài tháng sau khi giải nghệ. Để …

5 lý do để hòa mình vào màu sắc của năm 2025

  Màu sắc của năm do Pantone bình chọn thực sự là sự lựa chọn …