Nhật ký Khóa Tập huấn Tầm nhìn – Sứ mạng – Mục tiêu – Ngày 26/7/2012
NGÀY THỨ BA
(Thứ năm ngày 26/7/2012)
7g45: khởi động với vũ khúc: “Về đây yêu thương”
Đúng 8g00: Cha MC xướng kinh Chúa Thánh Thần thánh hóa buổi học
Cha Micae lặp lại những điểm cơ bản của bài học hôm qua, giúp các học viên nắm vững những kiến thức đã được học. Chẳng hạn Giá trị cốt lõi…
Đặc biệt, Cha nhấn mạnh đến Tầm nhìn:
Tầm nhìn chỉ dẫn cho chúng ta điều cốt lõi cần lưu giữ và xác định hướng phát triển trong tương lai là gì. Tầm nhìn bao gồm 2 bộ phận cấu thành:
– Thể hiện chủ đích của chúng ta là gì (các giá trị cốt lõi- core values).
– Tương lai được mường tượng: là những gì chúng ta muốn trở thành, đạt được, tạo ra. Là cái gì đó đòi hỏi sự thay đổi lớn và tiến bộ lớn để đạt tới.
– Thời điểm cho việc phát triển tầm nhìn:
– Trước khi khởi sự ý tưởng tông đồ
– Sau một thời gian thực hiện ý tưởng tông đồ
– Lúc bế tắc về công việc tông đồ
– Lúc đang thành công rực rỡ
– Tạo ra và thực hiện tầm nhìn
Những đặc điểm | Mô hình quan liêu (tháp ngà) | Mô hình hiện đại |
Vai trò của lãnh đạo cấp cao | Tạo ra tầm nhìn, truyền đạt và giám sát người dưới quyền | Cùng tham gia, hướng dẫn, hỗ trợ, động viên cấp dưới trong quá trình tạo ra và thực hiện tầm nhìn |
Vai trò của người dưới quyền | Thực hiện tầm nhìn dưới sự chỉ dẫn, giám sát của lãnh đạo | Được khuyến khích tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện tầm nhìn một cách chủ động và sáng tạo |
Quản lý | – Nặng về tập quyền – Mô hình tháp ngà | – Coi trọng phân quyền cấp dưới – Mô hình tháp ngà ngược |
Hình ảnh | Những con vịt: “quạc! Quạc! Quạc!!” | “những con đại bàng bay vút lên cao!” |
– Truyền đạt tầm nhìn
–Một tầm nhìn có tác dụng truyền cảm hứng và thú vị khi:
–Có ngôn ngữ dễ nhớ
–Định rõ hướng đi tương lai của tổ chức
–Thách thức và thúc đẩy người khác thực hiện
–Tạo ra sự xúc cảm và sự nhiệt tình mãnh liệt
–Để truyền đạt tầm nhìn thành công nên:
–Ghi lại bằng văn bản câu “Tầm nhìn”
–Phổ biến tầm nhìn đến toàn bộ tổ chức
–Giải thích việc thực hiện tầm nhìn đến tất cả mọi người thực hiện
Khi đã có ước mơ rồi thì phải đi vào sứ mạng và nhắm tới một mục tiêu.
* Cụ thể Tầm nhìn của Caritas Sài Gòn:
– Một cộng đồng hợp nhất trong Thiên Chúa, sống yêu thương, tôn trọng những khác biệt, phục vụ mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Giá trị:
– Sống: bác ái, công bằng, đoàn kết, hợp tác.
– Tôn trọng: con người, sự thật và môi trường.
Sứ mạng
– Thực thi trách nhiệm bác ái.
– Xây dựng cộng đồng yêu thương.
–Đón nhận và nối kết sự dấn thân phục vụ của mọi người, đồng thời nâng cao tính hiệu quả của việc phục vụ đó.
Mục tiêu
–Gây ý thức trách nhiệm thực thi bác ái nơi người Kitô hữu
–Tác động để hình thành và phát triển Caritas tại các giáo xứ trong giáo phận.
–Nối kết Caritas các giáo xứ và các cơ sở bác ái xã hội thành mạng lưới Caritas Tổng giáo phận.
–Huy động các nguồn lực sẵn có, xây dựng những nguồn lực mới, để hỗ trợ cho các hoạt động bác ái xã hội trong Tổng giáo phận.
Từ 9g30-10g00: nghỉ giải lao
Từ 10g00 – 11g30: Cha tiếp tục với nội dung: Kế hoạch chiến lược
TIẾN TRÌNH 10 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
1. Đồng thuận về cách thức tiến hành lập kế hoạch chiến lược
2. Tiến hành xem xét môi trường
3. Nhận diện những vấn đề chìa khóa, các câu hỏi được đặt ra, các chọn lựa
4. Xác định hay xem lại các giá trị của tổ chức, tầm nhìn cộng đồng, và sứ mệnh
5. Phát triển tầm nhìn chung (chia sẻ) cho tổ chức
6. Phát triển một loạt các mục tiêu hay các tuyên bố về tình trạng của tổ chức của từng thời điểm trong thời gian tới – các mục tiêu này phải nhắm tới sứ mệnh của tổ chức
7. Đồng ý về những chiến lược chìa khóa để đạt được những mục tiêu và giải quyết các vấn đề chìa khóa được nêu ra trong bản thẩm định môi trường
8. Phát triển một chương trình hành động để nhắm đến các mục tiêu, và chỉ rõ các phần việc (objectives = mục tiêu cụ thể) và các chương trình làm việc trên cơ sở từng năm
9. Hoàn thành bản văn kế hoạch chiến lược – bản văn phải tóm lược được các kết quả và quyết định của suốt quá trình làm kế hoạch chiến lược
10. Đưa vào những thủ tục cho việc theo dõi, thay đổi các chiến lược dựa trên những thay đổi trong môi trường bên ngoài hoặc trong tổ chức
CHÚ Ý
Kế hoạch chiến lược (strategic plan) khác với kế hoạch hành động (action plan). Kế hoạch hành động được thực hiện sau kế hoạch chiến lược.
Cha phân tích rất rõ về KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
– Sau khi tìm hiểu một mô hình lập Kế hoạch Chiến lược theo 10 bước, chúng ta có thể định nghĩa Kế hoạch Chiến lược một cách đơn giản như sau: “Kế hoạch Chiến lược là xác định mục tiêu mà Tổ chức cần phải đạt được trong một hay nhiều năm tới và làm cách nào để đạt được mục tiêu ấy. Thông thường, quá trình được tiến hành tổ chức theo diện rộng hay tập trung vào một bộ phận chính yếu chẳng hạn như một đơn vị, bộ phận hay phòng ban chức năng khác”.
– Lí tưởng là tổ chức lập Kế hoạch Chiến lược theo diện rộng, càng nhiều người tham gia càng tốt, và thành phần chủ chốt không thể thiếu (Ban lãnh đạo, các phòng ban).
Cần chú vào việc đào luyện các điều hành viên, chuyên viên trong công việc lập Kế hoạch Chiến lược để họ có thể hướng dẫn tổ chức tiến hành lập KHCL trong diện rộng.
Cần phải thực tập nhiều để có thể lấy ý kiến tập thể và hiểu năng động tập thể, năng động nhóm hầu có thể đưa ra được một Kế hoạch Chiến lược sáng tạo, đột phá.
LỢI ÍCH CỦA KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
– Là một quá trình dân chủ hóa để mọi người có thể có tiếng nói và đóng góp cho tổ chức.
– Giúp mọi người hiểu biết nhau hơn – phát huy năng động tập thể, và năng động nhóm.
– Giúp mọi người hiểu biết sâu xa Tầm nhin, Sứ mệnh, và Mục tiêu của tổ chức, tạo nên sự đoàn kết vì mục đích chung.
– Giúp các thành viên hiểu rõ khả năng, thực lực và những thách thức và đe dọa của Tổ chức, và góp sức xây dựng Tổ chức.
– Giúp các thành viên hiểu rõ đường lối chiến lược của Tổ chức tạo nên sự nhất quán trong hành động.
Từ 11g30 -13g30: ăn trưa và nghỉ trưa
Từ 13g30 – 15g00: Dòng Mến Thánh Giá khởi động với vũ khúc “Gieo mầm tin yêu”
Đúc kết bài tập của các nhóm
Nhóm | Tầm nhìn | Sứ mạng | Mục tiêu tổng quát | Mục tiêu cụ thể |
Nhóm 5 | Sống trọn vẹn ơn gọi Con Đức Mẹ Đi Viếng. Cùng Mẹ đem Tin mừng đến cho những người chưa nhận biết Chúa | Đào tạo mỗi Chị em thành một nhà truyền giáo, mỗi cộng đoàn thành một đơn vị truyền giáo. Thực thi sứ mạng truyền giáo | *Đào tạo con người tu sĩ truyền giáo *Sống: cầu nguyện, chứng tá, mục vụ, hy sinh, thăm viếng, giáo dục, y tế, xã hội | Tổ chức 2 khóa học trong 1 năm vào kỳ hè. Mỗi chị đi thăm viếng ít là 1 lần trong 1 tuần, mỗi cộng đoàn 1 lần/1 tháng. Đào tạo 5 Giáo viên mầm non cấp ĐH, 5 Giáo viên mầm non cấp CĐ, 3 y sĩ, 5 y tá. |
Nhóm 4 | Noi gương Đức Kitô chịu đóng đinh để sống yêu thương và phục vụ | Chuyển cầu nơi nguyện đường, trong cuộc sống để: Xin ơn hoán cải cho lương dân và những người tín hữu sống xa Chúa; Cầu nguyện cho Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội địa phương, xã hội. Phục vụ giới nữ, giới trẻ trong các lãnh vực đức tin, văn hóa, luân lý, y tế | Mỗi chị em sống cầu nguyện và hy sinh. Đào tạo chuyên môn để phục vụ. Truyền giáo với 3 hoạt động: *Thăm viếng, cầu nguyện, hy sinh, bác ái chia sẻ. *Lập ban Truyền giáo, gây quỹ truyền giáo. Chọn cứ điểm truyền giáo, đào tạo chuyên môn *Xây nhà nội trú, đón tiếp các em ở các cứ điểm | *Cầu nguyện: – Cấp Cộng đoàn, dâng thánh lễ mỗi thứ ba hàng tuần và mọi sinh hoạt thiêng liêng để hướng về việc truyền giáo. – Cấp cá nhân, hy sinh, cầu nguyện. *Thăm viếng: Cộng đoàn chọn 1 gia đình lương dân để thăm viếng, chia sẻ. Cá nhân đi thăm viếng mỗi Chúa Nhật *Xây nhà: Năm 1 lập Ban truyền giáo, gây quỹ, chọn điểm Năm 2 đào tạo chuyên môn. Năm 3 xây nhà, gửi chuyên viên. Năm 4 thực hiện và lượng giá. |
Nhóm 3 | Con Đức Mẹ Vô Nhiễm sống ơn gọi yêu mến qua sứ mạng giáo dục | Giáo dục đức tin và văn hóa cho giới trẻ đặc biệt thanh thiếu nữ. Phục vụ con người qua công việc bác ái. | Đào tạo các nữ tu thành những nhà giáo dục theo tinh thần Kitô giáo. Thực hiện các hoạt động giáo dục, y tế, bác ái xã hội. | *Đào tạo nhân sự: 5 chị tốt nghiệp ĐH Mầm non, 1 chị vĩnh khấn giáo dục Kitô giáo tại Philippin. * Nâng cao chất lượng giáo dục: Bồi dưỡng nghiệp vụ mầm non và sư phạm giáo lý trong hai kỳ hè: – Tại vùng Huế và Sài Gòn trong một tuần. – cho các chị đang dạy học – giảng viên: các chị hiệu trưởng… *Phát triển dịch vụ y tế: – xây dựng một cơ sở phục vụ HIV tại A Lưới – trong thời gian 3 năm đầu. Chị Tổng quản lý kết hợp với các Chị đang phục vụ tại A Lưới thực hiện. |
Nhóm 8 | Cho mọi người nhận biết Chúa | Truyền giáo | Mỗi Kitô hữu là một chứng nhân cho Đức Kitô. Thành lập các đoàn thể chuyên thực hiện sứ vụ tông đồ. | Đào tạo nhân sự. Thăm viếng và giúp đỡ người nghèo. Nâng đỡ anh chị em lơ đạo, rối đạo. Luôn sống nêu gương sáng. Cầu nguyện |
Nhóm 2 | Mọi người trong Giáo phận hiệp nhất, tôn trọng, yêu mến và nhận biết Chúa. | Giáo dục đức tin thanh thiếu niên. Làm vinh danh Chúa qua cầu nguyện và lao động. | Mở trường nội trú. Xây dựng cơ sở vật chất. Đào tạo nhân sự. Tạo môi trường để gặp gỡ Chúa. Tạo môi trường thiên nhiên. Mục vụ sinh viên, giới trẻ. | Mục tiêu cụ thể 5 năm là: Chăm sóc và bảo vệ rừng… Đào tạo nhân lực. Giúp đỡ đời sống thiêng liêng cho sinh viên. Dạy giáo lý giúp đỡ về đời sống thiêng liêng. |
Nhóm 7 | * Cộng đoàn Giáo phận biết hiệp nhất, yêu thương. * Giới trẻ biết thấm nhuần giáo lý, giáo luật của Giáo Hội Công giáo. * Nhiều người lương dân có cảm nhận tốt, thiện cảm tốt về Giáo Hội Công giáo.
| Mở các khóa đào tạo giảng viên chuyên sâu về giáo lý các cấp. Tiếp tục duy trì và phát triển mạnh các cấp giáo lý cho giới trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho giới trẻ tham gia sinh hoạt trong các hội đoàn trong Giáo xứ và Giáo phận. Sống vâng phục, bác ái, yêu thương.
| Hằng năm cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu giáo lý các cấp từ Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công việc dạy và học giáo lý. Mỗi gia đình công giáo sống gương mẫu trong cộng đoàn chung quanh Mỗi người Kitô sống gương mẫu tại nơi mình hiện diện: chợ, công sở… Xây dựng thêm nhiều nhà nguyện, nhà thờ tại vùng sâu vùng xa | Để giúp giới trẻ bắt kịp thời đại, cần tích cực giáo dục và trang bị kiến thức về giáo lý, giáo luật và kỹ năng sống cho khoảng 90% giới trẻ. Năm 2017, 100% các giáo xứ vùng sâu, xa, cao có đầy đủ nhà thờ, phụng vụ Thánh lễ… Ngày càng nhiều người lương dân gia nhập đạo (năm 2017 Giáo dân Tổng Giáo phận Huế phải đạt 85.000 người) cho NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN. |
Nhóm 1 | Mọi thành phần trong Giáo phận Huế trở nên muối men cho người, cho đời. | Sống bác ái với mọi người | Gây ý thức về trách nhiệm truyền giáo cho mọi thành phần dân Chúa. Chia sẻ nhu cầu đời sống tinh thần và vật chất cho những người cần đến mình. | I. Hoạt động Mở rộng việc dạy và học giáo lý trong các giáo xứ và tại các gia đình. Mở các khóa tập huấn về truyền giáo và bác ái xã hội. Tăng cường huấn luyện về hoạt động tông đồ cho các hội đoàn. II. Mục tiêu Các em trong độ tuổi học giáo lý từ khai tâm đến vào đời hoàn tất chương trình giáo lý và lãnh các bí tích. 20% được đào tạo giảng viên giáo lý Hai năm đầu tập huấn kỹ năng truyền giáo, bác ái xã hội, cho các Linh mục, tu sĩ Hai năm tiếp theo cho giáo dục Năm cuối đến với lương dân Huấn luyện chuyên biệt về truyền giáo… cho các Hội đoàn để hoạt động truyền giáo của họ đạt kết quả cao. |
Từ 15g00 – 15g30: giải lao
Từ 15g30 – 17g00: Cha tiếp tục phần giảng dạy về việc Theo dõi, giám sát và lượng giá kế hoạch chiến lược. Cha giới thiệu Log frame là gì?
– Là từ viết tắt của “Logical frame” (khung lôgic)
– Chức năng: là một trong các công cụ quản lý.
– Mục đích: kết nối các mục tiêu của kế hoạch (hoặc dự án) với: đầu vào, quá trình và đầu ra. Mục đích này được thực hiện bằng cách xây dựng:
* Khung giám sát và đánh giá
Các chỉ số giám sát sự thành công của các hoạt động trong kế hoạch (trong dự án)
Vì mỗi người chúng ta thường hay than thở không có thời gian nên trước khi đi vào Ma trận quản lý thời gian Cha cho xem slide Những viên đá lớn. Từ đó rút ra bài học: Chân lý quan trọng thí nghiệm này chứng minh cho ta là : nếu ta không bỏ trước vào bình những viên đá lớn, thì sau đó ta không thể để hết mọi thứ vào bình được”. “Điều nên nhớ là hãy sắp xếp những viên đá lớn trong đời ta trước. Thay vì để cho những điều nhỏ nhặt (sỏi, cát), lấp đầy đời ta bằng những điều vớ vẩn, ta sẽ không có đủ thời gian cho những điều quan trọng. Vậy luôn hãy nhớ câu hỏi này: “Đâu là những viên đá lớn trong đời tôi ? Và hãy dành thời giờ ưu tiên cho chúng”.
Ma trận quản lý thời gian
Khẩn cấp | Không Khẩn cấp | |
Quan trọng
| –Khủng hoảng –Các vấn đề bị áp lực –Hạn chót nộp dự án, -Họp gấp, -Chuẩn bị khẩn cấp – Làm ngay | –Chuẩn bị –Can thiệp –Làm sáng tỏ các giá trị –Lên kế hoạch –Xây dựng tương quan – Lên phương án thực hiện |
Không Quan trọng
| –Điện thoại, email –Thư từ, báo cáo –Họp hành –Vài vấn đề hơi gấp –Những hoạt động –thông thường –– Ủy quyền | –-các việc vặt vãnh –-Điện thoại –-chuyện phí thời giờ –-các hoạt động “né việc” –-thư từ không quan trọng –-giải trí ngoại lệ –– Không cần quan tâm |
Cha đưa ra Nguyên lý Pareto (nguyên lý 20/80) – một nguyên lý thực dụng
20% ưu tiên của bạn sẽ mang đến 80% kết quả, nếu:
Bạn đầu tư tất cả thời gian, tiền bạc và sức lực vào 20% ưu tiên trong số những ưu tiên đó.
Sử dụng PULSE check
P: progress and participation – Tiến độ và tham gia
U: Understading. – Sự hiểu biết
L: leveling and logic – Mức độ và hợp lý
S: Sensitivity – Nhạy bén
E: Encouragement and Energy – Khích lệ và gợi hứng
Thực hiện nguyên tắc 8 M hôm qua đã học.
LENS: LEADERSHIP EFFECTIVENES for NEW STRATEGIES
– Thành lập những nhóm nhỏ từ 1 nhóm lớn.
– Thảo luận nhóm về những chủ đề đã chuẩn bị.
– Trong nhóm, tập trung các ý kiến cá nhân giống nhau vào từng cụm- đặt tên cho mỗi “cụm ý kiến”. Tên của “cụm ý kiến” phải súc tích và cô đọng.
– Trở lại nhóm lớn để trình bày kết quả của từng nhóm nhỏ – so sánh những tương đồng và dị biệt của các nhóm nhỏ.
Cuối cùng quan trọng là phương pháp PDCA giúp chúng ta hoàn thiện hơn.
Plan: lên kế hoạch
Do: làm
Check: kiểm tra
Act: hành động
Một lần nữa Cha hệ thống lại tất cả kiến thức đã học trong 3 ngày vừa qua.
Cha Micae cho các học viên nói lên những từ mình thích trong khóa tập huấn.Cha đã ghi lại tất cả các từ đó và khẳng định được các học viên đã nắm được tất cả các từ khóa của bài.
Ba Chị đại diện đánh giá về tổ chức khóa tập huấn, người dạy và người học bằng hình ảnh rất dí dỏm, vui vẻ, và khá xác thực.
17g00: Chị Tổng Phụ trách Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đại diện lớp học dâng lời cám ơn, Chị nói:
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục, TGP Huế,
Trọng kính Đức Giám Mục Phụ Tá,
Kính thưa cha Micae Trương Thanh Tâm, kính thưa thầy Philipphe Trần Thanh Minh, SJ.
Kính thưa cha Đaminh Phan Hưng, Giám Đốc Trung Tâm Mục vụ, GP. Huế
Kính thưa Ban Tổ Chức,
Được sứ thần truyền tin giao cho nhiệm vụ này, con xin thay mặt toàn thể tham dự viên Khóa Tập Huấn, Tầm Nhìn, Sứ Mạng và Mục Tiêu, nói lên lòng biết ơn sâu xa của chúng con đối với Quý Đức Cha, cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ và Ban Tổ Chức, Ban Phục Vụ Khóa Học
Chúng con xin hết lòng tri ân Mẹ Giáo Phận qua Đức TGM Tê-pha-nô và Đức Giám Mục Phụ Tá Phan-xi-cô Xa-vi-ê, với tấm lòng mục tử-yêu thương, quý Đức Cha đã ưu ái quan tâm đến chúng con, đã nghĩ đến các bổn phận phục vụ của chúng con nên đã khích lệ, chúc lành cho Khóa Học này. Nhất là ĐTGM đã đồng hành với chúng con trong suốt thời gian học, thật là một động viên lớn lao cho chúng con.
Chúng con xin cám ơn cha Đaminh Phan Hưng, giám đốc TTMV và là Trưởng Ban Tổ Chức, cha đã cùng với quý Đức Cha ngỏ ý mời Cha Giáo, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Khóa Học cũng như cho chúng con, có những bữa huynh đệ chân tình, có nơi nghỉ ngơi thoáng mát, nhờ đó chúng con đã có đủ sức khỏe dẻo dai, hầu trung thành với khóa học cho đến cùng. Chúng con cũng không quên cám ơn quý anh chị trong Ban Phục Vụ đã tận tâm, yêu thương hướng dẫn chúng con trong những diều cần thiết.
Sau hết, nhưng chính là trên hết mọi sự, vì nếu không có 2 thành phần quan trọng sau đây thì không thể thực hiện được Khóa Học. Chúng con xin ghi ơn cha Micae Trương Thanh Tâm và thầy Philipphe Trần Thanh Minh. Cha và thầy đã hy sinh ngày giờ để đến với GP. Huế, đã chia sẻ nhiều chất xám, hòa quyện với những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cho chúng con, để công việc điều hành và lãnh đạo của chúng con được hiệu quả hơn. Các học viên chúng con, sau những năm tháng miệt mài phục vụ đã có những ngày thật thú vị trên ghế học trò, được động não tìm ra cách mới mẻ về tầm nhìn, sứ mạng cũng như mục tiêu cho đơn vị của mình.
Những hoa trái chúng con thu hoạch được trong những ngày qua, chắc hẳn sẽ nên ích lợi cho những thành viên chúng con phục vụ, cũng như cho tha nhân mà chúng con sẽ tiếp xúc trong môi trường hoặc qua sứ mạng Chúa giao phó cho chúng con.
Trong tâm tình ghi ơn, chúng con cầu chúc quý Đức Cha, quý Cha, Thầy và cha GĐ Trung Tâm và Ban Tổ Chức cũng như Ban Phục Vụ luôn mãi dồi dào sức khỏe trong nguồn Ân Phúc và Tình Yêu của Chúa.
Xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng con luôn trung thành với sứ mạng Chúa đã giao phó và sinh hoa kết quả thật nhiều nhờ những gì chúng con đã nhận lãnh được qua Khóa Học này.
Xin Cha Giáo và Thầy, vui lòng nhận món quà tượng trưng cho lòng quý mến và biết ơn của chúng con.
Chúng con, toàn thể tham dự viên đồng cảm mến tri ân.
Lớp học dâng quà lưu niệm cho Cha Micae và Thầy Philipphê.
Đức Tổng ban huấn từ kết thúc khóa học – Đây là những lời tâm đắc và rất chân tình.
Vinh quang của Chúa là con người chúng ta sống động, làm đức tin chúng ta được ứng dụng trong cách sống và cách hiểu biết của mình. Chúng ta phải làm sao trổ sinh hoa trái ít là 50%. Cuộc đời chúng ta không ngừng học hỏi, càng biết chúng ta càng thấy mình thiếu. Chúc các Cha, các Chị và anh chị em giáo dân ra về mang tất cả những kiến thức mình học về ứng dụng trong cuộc sống.
17g15: bữa cơm chia tay thật thân mật, vui vẻ – Tạ ơn Chúa khóa Tập huấn hoàn thành tốt đẹp . Mọi người ra về với một cảm nhận về khóa tập huấn: tuy mệt nhưng thật vui, hữu ích và thật là hay. Mọi người đều mở ra một tầm nhìn mới, một quyết tâm mới cho bản than, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và giáo phận của mình.
Đaminh Hưng – TTMV Huế
(Nguồn: Website Tổng Giáo Phận Huế)