THỜI KHÓA BIỂU
Cuộc Hành Hương chính thức NHỮNG NƠI THÁNH theo vết chân các thừa sai Dòng Tên kết thúc với 7 ngày vừa qua. Sở dĩ chúng tôi đi tiếp vì muốn tham quan NHÀ THỜ PHÁT DIỆM và muốn đến Ninh Bình, để tham quan ĐAN VIỆN CHÂU SƠN NHO QUAN, vì đây là hai nơi rất đáng tham quan do tính lịch sử của nó ở thời cận đại. Chúng tôi rời Tòa Giám Mục Thanh Hóa lúc 7 giờ sáng, sau khi đã dâng lễ và ăn sáng tươm tất ở đây. Đến Tòa Giám Mục Phát Diệm khá sớm lúc 8 g 30 phút, chúng tôi được sắp xếp gặp Đức Cha Giuse Phạm Năng ngay lúc 8 g 45 phút, vì Ngài sau đó lúc 9 giờ ngài phải có cuộc họp ở toà Giám Mục. Chúng tôi đã chụp hình chung với Ngài, và tòa Giám Mục đã cho một Thầy hướng dẫn tham quan Quần Thể Nhà Thờ Phát Diệm. Cụ Sáu Trần Lục đã làm nên CƠ ĐỒ này. Khi ở trong tù, cụ đã xin ơn được khỏi bệnh và khi ra khỏi tù, cụ đã xây ngay NHÀ THỜ ĐÁ đế Tạ Ơn Đức Trinh Nữ Maria, rối từng bước xây các nhà thờ khác. Cuối cùng là Nhà Thờ Chánh Tòa Phát Diệm. Tất cả quần thể các Nhà Thờ này phải kéo dài mât 24 năm mới hoàn thành. Sau hơn mộti tiếng đồng hồ tham quan, tức đến 10 g 30 chúng tôi đã được hướng dẫn về các chi tiết của kiến trúc quần thể Nhà Thờ này, chúng tôi có ít phút nghỉ ngơi, và được cha Quản Lý quan tâm cho chúng tôi ăn trưa sớm lúc 11 g 00 và liền sau đó chúng tôi lên đường đi Ninh Bình lúc 12 g 15 phút. Điểm dừng chân trước khi vào nhà dòng Châu Sơn Ninh Bình là giáo xư Đồng Đinh. Cha xứ cho thuyền đưa chúng tôi viếng Đức Mẹ Đồng Đinh, và làm việc kính Đức Mẹ tại đó. Tôi nói với cha xứ rằng, hồi xưa các bậc cha ông đã chịu bách hại, thì ngày nay, Đồng Đinh cũng phải đối phó với các khó khăn như vậy. Giáo Hội của Đưc Giêsu lúc nào cũng thế, có khó khăn bắt bớ, nhưng từ những khó khăn bắt bớ đó, giao hội sẽ trổ sinh hoa trái. Chúng tôi về tới Nho Quan lúc 16 g 30 và lúc 17 g 30, chúng tôi được đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tiếp đón nói chuyện. Chúng tôi dùng cơm tối với Đức Tổng lúc 18 giờ, đúng giờ cơm của Ngài. Thế là chúng tôi đã đi trọn 8 ngày Hành Hương để kỷ niệm Năm Thánh 400 năm dòng Tên đến VN.
NƠI THÁNH VÀ LỊCH SỬ
KẺ CHỢ HAY THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Tại địa điểm cầu THÊ HÚC ngày nay, tức Đền Bà Kiệu, trước kia có BIA TƯỞNG NIỆM GIÁO SĨ ĐẮC LỘ, khánh thành lúc 17 giờ ngày 29 tháng 5 năm 1941, có thể là Cư Sở đầu tiên mà Chúa Trịnh Tráng cho phép cha Đắc Lộ và Cha Marques ở đó và truyền đạo, ngay trước hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Sau 1975 bia này đã bị HỦY BỎ. Theo cha Đỗ Quang Chính SJ, thì nơi đó có thể là chỗ cha Đắc Lộ đã xây NGÔI NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN ở Hà Nội, tức KẺ CHỢ thời đó. Hiên nay chỗ đó được thay thế bằng ĐÀI KỶ NIỆM QUỐC TỬ QUỐC SINH (xem ĐQC trang 140-141).
Về việc Truyền Giáo ở đây, Lm Đỗ Quang Chính SJ cho biết: “Để dọn đường cho việc giới thiệu Tin Mừng với xã hội Đại Việt Đàng Ngoài, cha Jerónimo Rodrigues, giám sát HAI TỈNH DÒNG TÊN NHẬT BẢN, quyết định gửi hai Giêsu Hữu tiên phong đi Đàng Ngoài, đó là Giuliano Baldinotti người Italia và Tu Huynh Giulio Piani người Nhật (…) theo tàu buôn của ông Gaspar Porge de Fonseca người Bồ Đào Nha (…) nhổ neo rời Nhật ngày 2 tháng 2/1626, sau 36 ngày lênh đênh trên biển, mãi đến ngày 7 tháng 3/1626 mới tới cửa sông Hồng Hà (cửa Ba Lạt) hay cửa sông Đáy. Lúc đó Trịnh Tráng cho người khám xét tầu và đưa vào Thăng Long, có cả 4 chiến thuyền HỘ TỐNG vì vào thời đó quân nhà Mạc vẫn còn lảng vảng ở vùng này. Ngày 15 tháng 3 năm 1626 tàu tới KẺ CHỢ” (xem DTTXHĐV trang 115-117). Chúa Trịnh tiếp đón TÀU BỒ ĐÀO NHA nồng hậu, vì ông đang cần liên lạc với Maccau, tức Áo Môn. Ngày 7 tháng 4/1626 hai vị Truyền Giáo này vào gặp Chúa Trịnh Tráng cùng với thuyền trưởng Fonseca, có đem theo Bức Thư của Giám Sát J. Rodriguez, chính thức xin được cho người đến Truyền Giáo ở Đàng Ngoài. Trịnh Tráng chấp nhận ngay, vì muốn giao hảo buôn bán với Bồ Đào Nha. Điểm đặc biệt là Chúa Trịnh Tráng còn cho phép Baldinotti ĐÀM ĐẠO về giáo lý với Hòa Thượng trụ trì Ngôi Chùa Chính trong Phủ Liêu. Vị Hòa Thượng này yêu mến cha Baldinotti và còn mời Cha ở lại trong xứ và biếu Cha nhiều quà tặng. Với chúa Trịnh Tráng, cha nói rõ, cha chưa ở lại ngay được, mà chỉ đi xem TÌNH HÌNH THỰC TẾ, xem việc TRÌNH BÀY VỀ ĐẠO CHÚA RA SAO, chứ không phải tìm kiếm VÀNG BẠC. Để tạo sự DỄ DÀNG cho việc này, Trịnh Tráng còn cấp cho cha GIẤY THÔNG HÀNH, hầu cha được tự do đi lại, cư trú trong lãnh thổ mà không phải chịu THUẾ MÁ.
Tình hình đang TỐT ĐẸP thì có người phao tin rằng, thương gia Bồ Đào Nha làm GIÁN ĐIỆP cho Đàng Trong, lại còn nói Thuyền Trưởng Fonseca đã nhận của chúa Nguyễn một MÓN TIỀN LỚN cho công việc này. Đối với cha Baldinotti thì Ngài lại không nhận ra được điều này, và khi thấy lòng hiếu khách của chúa Trịnh Tráng, cha muốn các giáo sĩ Đàng Trong biết tiếng Việt hãy ra Đàng Ngoài sớm để truyền giáo, nên đã viết thư cho cha Giám Sát Dòng Tên ở Đàng Trong là Cha Gabriel de Matos, người Bồ Đào Nha, bí mật gửi thư cho Ngài. Nhận được thư, Cha Matos xanh mặt, vì nếu Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn biết sự việc này, họ sẽ qui tội GIÁN ĐIỆP cho cả hai bên. Gabriel Matos lúc đó cũng đánh liều viết thư TRẢ LỜI cho Baldinotti biết, đã có một số cha từ Đàng Trong về lại Áo Môn rồi, và sẽ từ Áo Môn theo tầu Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài năm tới, nhưng không dám viết đích danh hai người đó là Pedro Marques và Alexandre de Rhodes (Đã rời Đàng Trong tháng 7/1626). Thư này đến tay Trịnh Tráng, nên bằng chứng đã rõ là có… vấn đề GIÁN ĐIỆP, vì thế lá thư Gabriel Matos viết cho Baldinotti bị bại lộ khiến cha Baldinotti phải bị QUẢN THÚC, cùng với giới thương gia người Bồ Đào Nha tại một ngôi nhà ở ngoại ô thành Thăng Long.
Cũng may, khi Baldinotti viết THƯ GIÃI BÀY với Chúa Trịnh, rằng việc thư lại như thế, chỉ là tương quan TÔN GIÁO với các cha bạn thôi, chứ không có tương quan gì với Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trịnh Tráng TIN LỜI CHA, chỉ bắt cha và các người trong đoàn THỀ THỐT lòng trung thành với Trịnh Tráng, ở một ngôi ĐỀN (TEMPLO hay PAGODE ?) một cách HẾT SỨC TRANG TRỌNG[1], rồi cho phép thuyền trở vế Áo Môn đúng ngày lễ Thánh I-Nhaxiô 31 tháng 7 năm 1626, nhưng mãi đến ngày 11 tháng 8/1626 mới rời KẺ CHỢ, có các tàu chiến Đàng Ngoài hộ tống, và RA KHƠI ngày 17 tháng 9 năm 1626, sau 5 tháng trời ở Đàng Ngoài kể từ ngày đặt chân đến Thăng Long ngày 15 tháng 3 năm 1626 (Ibidem trang 123).
Ninh Bình chỉ cách Thủ Đô Hà Nội gần 100 km. Tu viện Châu Sơn Nho Quan này nơi chúng tôi đến tham quan được xây dựng năm 1936, do Đức Cha Lê Hữu Từ chủ trì. Nho Quan là Dòng Châu Sơn thứ hai sau Châu Sơn ở Quảng Trị, ngày nay không còn nữa. Đức Cha Lê Hữu Từ là người đã sống ở Tu Viện này thời gian lâu trước khi Ngài được đặt làm Giám Mục Phát Diệm. Năm 1954 có cuộc di cư, các cha các thầy Châu Sơn vào Đơn Dương lập Châu Sơn trong miền Nam. Nho Quan miền Bắc vì thiếu người nên sống èo ọt. Mãi đến năm 1995 cha Berchmans mới từ Châu Sơn Đơn Dương trở ra lại Nho Quan, và từ đó từng bước hồi phục lại Châu Sơn Nho Quan như ngày nay. Hiện nay Nho Quan có Thánh Giá trên đỉnh núi cao, có Núi Đức Mẹ, và đang xây dựng VƯỜN HOA FATIMA. Các Cha các Thầy ở đây đã ổn định. Tạ ơn Chúa Châu Sơn Nho Quan kể như đã ĐỨNG VỮNG cả về CƠ SỞ lẫn về NGƯỜI.
Như thế tổng cộng chuyến Hành Hương của chúng tôi là đúng 8 ngày tham quan, một ngày đi và hai ngày trở về: Chuyến Hành Hương kéo dài 11 ngày là vì thế.
[1] Xem nghi thức THỀ THỐT này rất THÚ VỊ trong DTTXHĐV trang 122-123). Có thể KỂ hoặc ĐỌC khi đi xe.