3. Khó khăn cực lớn giữa Roma với một số thừa sai
Giữa Roma và Đông Á thế kỷ 17-18 rất là xa nhau. Đầu thế kỷ 17 một người từ Roma tới được Việt Nam, có ngon lành xuôi xấn thì ít ra cũng phải một năm trời, sau một cuộc hành trình trên biển đầy cam go, có bỏ xác trên biển cũng là chuyện thường. Vì vậy tin tức qua lại rất lâu, chưa nói gì đến sự khác biệt giữa hai nền văn hoá.
Tin tức về vấn đề thờ cúng tổ tiên tới Roma, buộc Giáo triều Roma phải giải quyết. Vậy chúng tôi xin tóm lựợc như sau:
Tố cáo với Roma: Năm 1633, hai vị thừa sai ở Phước Kiến nhận ra ràng có một nhóm thừa sai ở Trung Quốc cho phép bổn đạo được thờ cúng tổ tiên và Đức Khổng như phong tục nước này, nên hai vị cực lực phản đốì vì có nhiều cử chỉ mê tín dị đoan. Hai vị bị vua nhà Minh đuổi ra khỏi nước, liền đích thân lặn lội về Roma tâu trình Toà thánh. Thế là năm 1645 ĐTC Innocens X ra sắc lệnh cấm thờ cúng tổ tiên. Nhưng một người đại diện cho nhóm ủng hộ nghi lễ này, cũng về Roma giải thích rõ ràng ý nghĩa và cử chỉ nghi lễ, thì ĐTC kế tiếp là Alexander VII, vào ngày 23- 3-1656 lại cho phép được cử hành như trước. Hai phía vẫn tranh luận tiếp, nên ngày 20-11-1669 ĐTC Clemens IX phải ra một sắc lệnh khác, nội dung: sác lệnh của Đức Innocens X không bị Đức Alexander VII thu hồi, cũng chẳng bị ngài thu hẹp; cả hai sắc lệnh đều có hiệu lực tưỳ theo những hoàn cảnh khác nhau.
Trong mấy chục năm đó, ở VN chưa gặp khó khăn lắm về vấn đề gai góc ưên. Chúng ta biết, sau khi ba cha Dòng Đa Minh vào Đàng Ngoài năm 1676 (các cha Juan de Santa Cruz[45], Juan de Arjona, Dinisio Morales), các ngài liền thu thập các vấn đề cúng giỗ… cùng những hình thức tín ngưỡng khác đang thịnh hành ở xứ này, gửi về Manila 274 câu hỏi xin giải thích. Vì vậy năm 1680, cha Juan de la Paz trả lời 274 câu hỏi các cha đặt ra, tóm lại: các nghi lễ này không có tính cách tôn giáo, chỉ có tính cách dân sự và chính trị [46].
Năm 1693, ĐC Charles Maigrot, Giám mục tông toà Phước Kiến, truyền cho mọi thừa sai trong Giáo phận ngài không được chấp nhận việc thờ kính tổ tiên và kính lễ Đức Khổng Tử. Do đó, năm 1706, Hoàng đế Khang Hy trục xuất khỏi xứ, ĐC và tất cả những thừa sai không chấp nhận nghi lễ này. Năm 1700, Đại học Sorbonne cũng lên tiếng chông việc thờ kính tổ tiên ở Đông Á. vấn đề này vẫn sôi sùng sục. ĐTC phái ĐC Maillard de Tournon làm Khâm sai Toà thánh à latere ở Đông Ân, Trung Quốc và các nước lân cận, phong làm Thượng phụ Giáo chủ Antiochia (sau này được phong Hồng y), để giải quyết vấn đề. Ngài tới Bắc Kinh 4- 12-1705, được vào triều yết vua Khang Hy. Nhà vua nổi giận vì Đức Khâm sai không chấp nhận việc thờ cúng tổ tiên và nhiều nghi lễ khác, nên đuổi Ngài ra Áo Môn, giao cho người Bồ Đào Nha quản thúc (thời gian đó, Trung Quốc và Áo Môn là đồng quản trị bán đảo này). Đức Khâm sai (được phong Hồng y năm 1706) qua đời tại Áo Môn 8-6-1710, khi còn đang bị quản thúc.
Roma công bố hai Hiến chế cấm “lễ phép nước Ngô”
Hiến chế Ex ilia die 19-3-1715: Dù năm 1704 ĐTC Clemens XI đã ban bố sắc lệnh cấm các “lễ phép nước Ngô”, đã phái Khâm sai de Tournon đến Trung Quốc công bố sắc lệnh này, nhưng kẻ tuân, người cưỡng lại. Do đó, lần này ĐTC Clemens XI công bố long trọng hơn dưới hình thức Hiến chế (Constitutio), buộc mọi thừa sai phải đặt tay trên sách Phúc âm thề giữ như Hiến chế dạy. Phải thề rồi mới được cử hành các bí tích. Ai không tuân, bị vạ tuyệt thông tiền kết dành riêng cho ĐTC giải. Tuy thế, tình hình vẫn gay go. Toà thánh lại phái ĐC Carolo-Ambrogio Mezzabarba đi Trung Quốc với chức vụ Khâm sai à latere. Ngài tới Áo Môn 20-9-1720, giải vạ cho những ai mắc vì không tuân theo Hiến chế Ex ilia die, lên Bác Kinh triều yết vua Khang Hy, rồi trở lại Áo Môn ngày 4-11-1721 công bố Octo permissiones, (Tám điều được phép) cho phép bổn đạo được giữ các nghi lễ như phong tục đã quen. Đó là:
– Được giữ Thần chủ trong nhà;
– Đực cử hành các nghi lễ đối với người qua đời;
– Được kính lễ Đức Khổng và giữ Mục vị của Ngài;
– Được dâng nhang nến trong lễ an táng;
– Được lạy trước Thần chủ, trước quan tài, hay trước thi hài;
– Được cúng đồ ăn, hoa quả trước quan tài, khi ở đó có đặt Thần chủ;
– Được khấu đầu trước Thần chủ ngày đầu năm và các lễ tiết trong năm;
– Được thắp nhang nến cùng đặt đồ ăn trước Thần chủ, mồ mả.
Sau Hiến chế Ex ilia die, ở Đàng Trong cũng có một số thừa sai giải thích Hiến chế rộng rãi, nên năm 1717 cha J.B.Sanna, S.J. (1668-1726) vẫn cho bổn đạo được mang cờ gia triệu, minh tinh trong lễ an táng, buộc bổn đạo phải cúng giỗ, kẻ không thi hành là lỗi giới răn thứ bốn: thảo kính cha mẹ. Mấy vị thừa sai này cũng cho phép bổn đạo được may áo cho các nhà Sư, được xây chùa miếu, được đúc chuông chùa như là một công nhân, được giữ Thần chủ trong nhà, được xem tuồng kịch, được bưng mâm cúng đặt trên đầu quan tài, phần mộ. Để giải quyết vấn đề này và phân chia lại ranh giới hoạt động của các nhóm thừa sai khác nhau ở Đàng Trong, năm 1737 Toà thánh phái ĐC La Baume đi kinh lý Đàng Trong. Kết quả, vị Phó Kinh lý là cha P.-F. Favre đã cấm việc thờ kính tổ tiên như chúng tôi đã nhác ở trên.
Hiến chê Ex quo singulari, 11-7-1742: ĐTC Benedictus XIV công bố Hiến chế này, nhắc lại những lần Roma xét định kể từ năm 1645, đặc biệt lên án Octo permissiones của ĐC Mezzabarba, ra lệnh cho mọi người trong Giáo hội không được bàn luận, tranh cãi gì nữa, chỉ phải tuyệt đối tuân lệnh Toà thánh là phải từ bỏ các “lễ phép nước Ngô”. Từ đó trở đi ai nấy im phăng phắc, không cậy cựa gì nữa.
Sau Hiến chế trên, ngày 26-11-1744 ĐTC Benedictus XIV cử ĐC Hilario di Giesu (Hy)[47] Đại diện tông toà Đông ký, làm Khâm sai Toà thánh ở Đàng Trong. Ngài tới Hội An từ tháng 5-1747, công bố Hiến chế Ex quo singulari và giải quyết những tranh chấp tồn đọng giữa các nhóm thừa sai Paris, Dòng Tên, Phan Sinh, Barnabê.
Roma tháo cởi cho chúng ta (Chúng tôi sẽ viết dài hơn trong bài Tháo gỡ nghi lễ cúng bái tổ tiên …): Sau 197 năm, kể từ Hiến chế Ex quo singulari năm 1742 đến Huấn thị Plane compertum est 145 của Bộ Truyền giáo ngày 8-12-1939, thì Roma mới tháo cởi cho Giáo hội Trung Quốc và tại các nước lân cận có phong tục thờ kính tổ tiên tương tự như Trung Quốc, được phép thi hành.
Riêng ở Việt Nam, lại kéo dài suốt 223 năm, kể từ 1742 đến khi Hội đồng Giám mục miền Nam VN ra thông cáo tại Đà Lạt 14-6-1965[48], sau khi được Roma chấp thuận. Trong suốt hơn 200 năm đau khổ ấy, người Công giáo Việt không được phép lập bàn thờ tổ, phải huỷ bỏ Thần chủ. Tội này theo điều 153 luật Hồng Đức (cuối thế kỷ 15) bị chém đầu[49].
Chúng tôi xin trưng dẫn mấy dòng của Thông cáo trên: “Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia, tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ, có tính cách thế tục, lịch sự, và xã giao đó, Giáo hội Công giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả bằng các cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ, và tùy theo trường hợp”.
Trong cuộc hội nhập văn hoá của Giáo hội VN trước đây, tiêu cực có, nhưng tích cực cũng nhiều nhờ thiện chí, hy sinh và sáng suốt của các thừa sai người nước ngoài. Còn người Việt thì sao? Có chứ! Xin kể ra mấy vị: Bento Thiện vào năm 1659 đã viết tập lịch sử VN bằng chữ Quốc ngữ, khác hẳn với những sách sử của Quốc sử quán. Ngày 11-5-1663 tại Thành Chiêm, mấy vị tử đạo sau đây, lại là những người viết sách, làm nhạc đạo: Giuong Vưang (Giuong Ketlam) soạn 15 sách đạo bằng thơ, vãn, và Sách ngắm sự Đức Chứa Jêsu ăn chay 40 đêm ngày ở trên rừng; Giương Nghiêm sáng tác nhiều bài hát đạo, và trước khi bị đem đi hành quyết, anh em bổn đạo mang cả sênh, tiền, trống vào trong tù cùng với ông ca hát ‘các bài do chính ông là tác giả; Alêxù Dậu viết sách Tam Phụ và có lẽ cả Vãn Alê CÙ[50]. Khoảng 1670 cha Lữ Y (Luis) Đoán (Đoan?) đã soạn cuốn vãn bằng chữ Nôm sấm truyền ca. Sau năm 1700, cha Loren Huỳnh Lâu (1656-1712), viết cuốn Inê tử đạo vãn, dài 560 câu, nói về em ruột của cha là bà Inê Huỳnh Thị Thành chết rũ tù vì đạo tại Nha Ru (phía Bắc Nha Trang ngày nay) 25-12-1700[51]. Cha Felippe do Rosario Bỉnh (1759-1833), gốc Gp Đông Ký, đã viết trên 20 sách bàng chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ 19 khi cha ở Lisbõa, nhất là cuốn SỔ sang chép các việc, viết năm 1822, cho thấy tác giả yêu Giáo hội quê hương mình, muốn cho bổn đạo sống đạo theo phong cách tập tục VN[52]. Khu nhà thờ Phát Diệm của cha Trần Lục rõ ràng nói lên việc đưa Chúa vào kiến trúc Việt như thế nào.
Phải nói rằng có những thứ hội nhập văn hoá là hoà mình vào địa phương, nhưng cũng có loại hoà mình vào cuộc bước tiến toàn cầu của nhân loại. Chữ Quốc ngữ abc nói chăng được là đã làm hai cuộc hội nhập cùng một lúc. Vì vậy dù nó xuất hiện chính thức từ 1651 và mới bắt đầu phát triển từ khoảng 100 năm nay, nhưng lợi ích thì phổ quát, vượt khỏi ranh giới Giáo hội, cả nước sử dụng dễ dàng, bền bỉ lâu dài hơn nhiều cuộc hội nhập khác.
Còn như Nhà Đức Chúa Trời, cũng chỉ được 300 năm. Nay còn đâu!
Đến vè vãn Công giáo, cùng bao nhiêu loại ngắm, cung sách, kinh kệ … , nhờ tiếng Việt dồi dào dấu thinh, nghe như âm nhạc, ngày nay xem ra giảm bớt khá nhiều. Đến như kinh cầu hồn Hán tự thể văn cung sớ[53], văn chương vào loại “chém sắt chặt đanh”, thần học thật vững vàng, nhiều gia đình đọc trong các ngày giỗ suốt từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20, do thầy Phanchicô soạn, nguyên là quan văn, nguyên “Hoà thượng thành Phao” cộng tác với cha Girolamo Majorica; vậy mà khoảng từ 50 năm nay mấy nơi còn đọc?
Việc đọc kinh sớm tối trong các gia đình trước đây hầu như đâu đâu cũng thực hiện; nhưng ngày nay, nhất là trong các đô thị, đang “nhạt” đi, vì phải đi học thêm, vui vẻ với văn nghệ, Tivi, gặp gỡ, hội họp, tập hát, học giáo lý, sinh hoạt xứ đạo, tổ, khu phố, phường … Nếu đọc, đa số muốn vắn hơn , không kéo dài hết kinh này đến kinh khác.
Có lẽ từ gần 70 năm nay, chẳng đâu còn nói communhong, calixê, phép biênsong, Vítvồ, thánh Yghêrêgia, Duminhgô; cũng chảng còn ai đọc Ave María đầy garasa, Chúa Dêu ở cùng Bà, mà chỉ đọc Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, nhất là từ sau Hội Nhóm Sửa Kinh năm 1924 tại Huế.
Thế giới thay đổi cực kỳ mau lẹ, ảnh hưởng tới toàn thể nhân loại. Con người lại rất gần nhau: 40.000 cây số có là gì? chỉ cần nhấn vài cái là đã nghe thấy nhau, con nít cũng làm được! Vậy, hoà mình, hội nhập văn hoá thì phải tính đến cái gì là hồn của nó, đàng khác lại còn phải hoà mình với nhân loại, với đà thay đổi của thê giới, mạc dù khó nhìn xa được. Nhưng gì gì đi nữa, thì vẫn nên nhớ “phi cổ bất thành kim”.
Tp. HCM, tháng 5 – 2003
Một bình luận