Phần X: Giáo Hội Trong Dòng Lịch Sử (tt)

ĐỜI SỐNG ĐAN TU

Vào thời kỳ này, một người “hoán cải” trở lại Kitô giáo chính yếu không phải vì Đức Giêsu Kitô, nhưng phần lớn là do ảnh hưởng của vua hoặc các quan địa phương của họ. Khi Kitô giáo trở thành một tôn giáo được ưu ái, thì đám đông dân chúng hăm hở đến xin được rửa tội. Kitô giáo đã phần nào đánh mất đi ý nghĩa nguyên thuỷ của mình, đó là tình yêu Thiên Chúa và sức mạnh của Chúa Thánh Thần đối với thế giới. Các nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng đời sống đan tu duy trì được hai giá trị: tinh thần Kitô giáo lẫn sự khôn ngoan của văn minh cổ đại. Mong muốn có được một niềm tin tinh tuyền, một số người đã gia nhập các đan viện để sống đời sống cầu nguyện và đời sống cộng đoàn. Thánh Antôn, người Ai Cập được xem là tổ phụ của đời sống đan tu trong Giáo Hội. Vào năm 285, ngài đã đi vào sa mạc trở thành một ẩn sĩ. Cùng thời gian đó, Pachomius cũng bắt đầu thử nghiệm kiểu sống này nhưng mang tính cộng đoàn hơn. Phong trào rút ra khỏi đời sống ồn ào của xã hội đã trở nên cực kỳ quan trọng cũng như sự kết thân giữa Giáo Hội và nhà nước. Nhân vật tiêu biểu cho phong trào này là thánh Biển Đức đã sáng lập đan viện ở Monte Cassino. Cộng đoàn này gồm những người bình dân sống với khẩu hiệu “ora et labora” (làm việc và cầu nguyện). Tu luật của thánh Biển Đức trở thành khuôn mẫu cho đời sống đan tu trong nhiều thế kỷ. Đan viện là một cộng đoàn tự cung tự cấp, do đó mọi nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của các đan sĩ đều được cung cấp nơi chính đan viện. Bằng việc sao chép lại những công trình của các giáo phụ và các tác phẩm kinh điển của nền văn minh Châu Âu, các đan sĩ đã lưu giữ được truyền thống này khi đế quốc Rôma sụp đổ. Đến khoảng thế kỷ IX các đan viện trở thành trung tâm học vấn và các viện phụ là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn.

CUỘC LY KHAI GIỮA ĐÔNG VÀ TÂY

Vào thời này, có hai trung tâm Kitô giáo lớn là Rôma và Constantinople. Về mặt địa lý, hai trung tâm này không xa cách bao nhiêu, nhưng họ ngày càng tách biệt nhau về mặt thần học và chính trị. Các quốc gia thuộc phía Đông (Constantinople) thường bực bội khi Rôma công bố địa vị đứng đầu của mình. Sau khi đế quốc Rôma sụp đổ, chỉ còn lại một hoàng đế duy nhất (ở phía Đông). Vì không thể bảo vệ phía tây thoát khỏi sự xâm chiếm của các dân tộc khác, nên Đức Giáo Hoàng đã tấn phong Charlemagne làm hoàng đế vào năm 800. Điều này đã làm cho phía Đông vô cùng tức giận. Vào năm 858, hoàng đế phía Đông bãi bỏ chức vị Thượng phụ của Constantinople và thay vào đó là Photius, một thân tín của mình. Chính Photius đã khước từ công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng. Những tranh luận về quyền tối cao của giáo hoàng đã tạm thời được giải quyết, tuy nhiên mối tương quan vẫn còn căng thẳng.

Khi Michael Cerularius trở thành Thượng phụ của Constantinople vào năm 1043, ông rất ít  tôn trọng quyền tối cao của Giáo hoàng. Khi Đức Giáo hoàng yêu cầu những người Đông phương đang sống ở phía Tây phải tuân theo các nghi lễ Tây Phương, Michael cũng đã làm tương tương tự như thế đối với những người Tây phương sống ở Đông phương. Một quyết định sai lầm nối tiếp sai lầm. Vào năm 1054,  tương quan ngoại giao bị phá vỡ, các Thượng phụ, hoàng đế và những người đi theo họ đều bị vạ tuyệt thông. Dù nỗ lực hòa giải được lặp đi lặp lại, tất cả mọi hy vọng đều tan biến sau cuộc càn quét thứ tư được cho là của Kitô giáo Tây Phương đã tàn phá thành phố Constantinople. Hậu quả là Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo vẫn ly khai cho đến ngày nay.

 

Kiểm tra tương tự

Nguồn gốc tên gọi Vương cung thánh đường thánh Gioan Lateranô

Vương cung thánh đường Lateranô có nhiều tên gọi, ám chỉ thánh Gioan Tẩy Giả, …

Cuốn sách cảm động về một người tị nạn được giới thiệu bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô

‘Little Brother: A Refugee’s Odyssey’ – ‘Người em bé nhỏ: Cuộc phiêu lưu của người …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *