Chủ đề: chính trong phuc vụ yêu thương, Thánh I-nhã đã trải qua kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa. Giống như tất cả các Ki-tô hữu, Thánh I-nhã cũng được mời gọi để sống chiêm niệm trong hoạt động.
Tiền nguyện: lạy Chúa từ nhân! Con phải khởi sự thế nào để bày tỏ với Chúa qua những nỗ lực bên ngoài và con tự chứng thực rằng con không phải là người chỉ nói lạy Chúa! Lạy Chúa bằng đầu môi chót lưỡi……… con sẽ đáp trả bằng cách hết sức quan tâm không bao giờ ngăn chặn, bóp méo hoặc lẵng phí sức lực để yêu Chúa và thực thi lời Ngài.
Đôi Nét về Thánh I-nhã
Kinh nghiệm thần bí ở La Storta đã xác chuẩn căn tính và sự kết hợp lên một với Đức Ki-tô với con người I-nhã, đồng thời mời gọi Ngài dấn thân phục vụ. Một trong những bạn đường đầu tiên của I-nhã, Diego Laynez, đã diễn giải điều này như sau:
Chúa Giê-su vác thập giá trên vai đã hiện ra với I-nhã, bên cạnh Chúa Giê-su là Chúa Cha. Chúa Cha nói với Chúa Giê-su: “Ta muốn con nhận người này làm đầy tớ”. Sau đó Chúa Giê-su quay sang nói với I-nhã: “Ta muốn con phục vụ chúng Ta”. Đại từ nhân xưng số nhiều “chúng ta” trong thị kiến thể hiện một dấu xác nhận rõ ràng về Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha đã liên kết mật thiết I-nhã với Đức Giê-su vác thập giá và Ngài tỏ ý muốn I-nhã dâng hiến đời mình để phục vụ Ba Ngôi. I-nhã được mời gọi vào mầu nhiệm hiệp nhất, được “đặt với Chúa Kittô” và đồng thời để phục vụ, qua việc được mời gọi hiến tế đời sống mình để phục vụ Thiên Chúa. (Palmases, Ingatius of Loyola, P153)
Thành quả sau cùng của bản tình tự nhiên được Thiên Chúa phú bẩm, chiêm niêm thâm sâu, học tập, thành lập và tổ chức Dòng của Thánh I-nhã là một mầu nhiệm không chỉ thúc đẩy I-nhã hướng đến tình yêu của Thiên Chúa trong chiêm niệm mà thôi nhưng con hướng đến phục vụ trong đức ái. Việc kết hiệp mật thiết vớ Chúa trong tâm hồn được liên kết với hướng hoạt động tông đồ mạnh mẽ. Lý tưởng tinh thần tông đồ nơi I-nhã là tìm thấy Chúa trong mọi sự. (Ganss, Constitution, P22-23)
Ở Alcala và Salamanca, Thánh I-nhã đã rao giảng, dạy giáo lý và chăm sóc bệnh nhân. Ở Paris, Thánh I-nhã đã cho nhưng người nghèo khổ hơn Ngài tất cả những gì mà Ngài hành khất được. Ở Venezia, Ngài và các bạn đã phục vụ trong bệnh viện từ thiện. Khi đến Rôma, Thánh I-nhã vẫn tiếp tục phục vụ dân Chúa. Trong suốt nạn đói năm 1538-1539, Ngài và nhiều Giê-su Hữu khác đã trở thành nơi nương tựa cho hàng trăm người vô gia cư. Ngài cho xây dựng nhà Thánh Martha để gìn giữ và tái giáo dục nhiều cô gái điếm ở Rôma. Để bảo vệ nhiều cô gái trẻ khỏi bị lạm dụng, Ngài cho thành lập viện mồ côi Santa Maria. Đồng thời trong khắp thành phố, ngài rao giảng, dạy giáo lý và hướng dẫn Linh Thao cho những người đang đi tìm để canh tân đời mình.
Điểm dừng: bạn sẽ phục vụ người khác như thế nào để có thể đã họ đến gặp Chúa?
Trích lời của Thánh I-nhã
Trong thư gởi cho Phêrô Canisius, người mới được thu phong linh mục, Thánh I-nhã đã viết những lời động viên sau:
Bạn đã được mời gọi để học tập và cân nhắc về ơn gọi của bạn. Hãy dùng ơn huệ bạn đã được trao ban trong Đức Ki-tô… đừng bao giờ khước từ nó. Cùng một Thiên Chúa, theo ý muốn tốt lành của người, Ngài đã không chỉ khơi dậy trong chúng ta những ước muốn mà còn hoàn thành những ước muốn đó. Điều đó – tự bản chất nó là vô hạn, vinh quang và khôn tả-Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Đức Giê-su Ki-tô. Để cho thần khí của Đức Giê-su sẽ đưa bạn vào những sự thông hiểu và can trường, kết quả là qua bạn Danh của Đức Giê-su được cả sáng và trổ sinh hoa trái nơi nhiều linh hồn, với hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi việt điều này cho bạn với ý, như người ta nói, thúc con ngựa đang sẵn sàng. Cuối cùng, qua việc làm can đảm của bạn trong vườn nho của Chúa, bạn đã có được tất cả tình yêu trong Chúa. Bạn đã giúp t ôi có được niềm hy vọng lớn lao rằng, Đức Giê-su Ki-tô sẽ được vinh hiển trong suốt đời bạn.
Suy Gẫm
Cho dù chúng ta đang phải vật lộn để hội nhập đời sống cầu nguyện vào trong đời sống thường ngày, cách rõ ràng Chúa Giê-su đã mời goi chúng ta dấn thân phục vụ yêu thương, đặc biệt đối với những con người đang cần giúp đỡ. Việc hòa hợp giữa cái tôi “là” và cái tôi “làm” của chúng ta luôn là một thách đố. Thánh I-nhã đã vươn đến được sự quân bình trong cầu nguyện và hoạt động, Ngài nhận ra rằng nếu thiếu một trong hai điều trên thi đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ mất hài hòa.
Cha Pedro Arrupe, Sj, cựu bề trên cả Dòng Tên, nhấn mạnh rằng:
Phục vụ là một nét chính yếu trong đặc sủng của Thánh I-nhã, phục vụ mang lại sức mạnh biến đổi trong đời sống thực tại và đời sống thiêng liêng của Ngài. Ngay cả trong giai đoạn thần bí- một nhận biết tổng thể phục vụ không điều kiện và không biên giới, phục vụ với một trái tim rộng mở và khiêm nhường tất cả đều có thể được gọi là “ánh sáng” Ba Ngôi Thiên Chúa, điều này đã làm phong phú hơn đời sống thần bí của I-nhã, hơn thế nữa, ánh sáng này còn đưa Ngài đến một trạng thái thụ động và chiêm niệm trầm lặng. Những ánh sáng ấy thúc đẩy Ngài đến việc phục vụ Thiên Chúa hơn, I-nhã đã chiêm niệm với một lòng mến và sư sùng kính Thiên Chúa vĩ đại như vậy đó. (Challengs P254).
Thánh I-nhã mời gọi chúng ta sống chiêm niệm trong hoạt động. Chỉ khi đặt trọng tâm hoàn toàn vào Đức Ki-tô chúng ta mới tìm được nguồn sức mạnh mà nó sẽ chuyển thành phục vụ yêu thương, sáng tạo và chữa lành.
- Nhìn lại nhịp sống của bạn trong bảy ngày qua, chú ý chu trình hoạt động – cầu nguyện – hoạt động trong bảy ngày này. Việc cầu nguyện của bạn ảnh hưởng đến hoạt động của bạn như thế nào? Những việc làm của bạn tác động lên bạn và giúp bạn cầu nguyện ra sao?
- Suy xét những câu hỏi sau đây về sự quân bình giữa cầu nguyện và phục vụ trong đời sống bạn.
- Một đời sống cầu nguyện kỷ luật và nhất quán giúp bạn mang sứ điệp về những giá trị và niềm tin Ki-tô giáo của bạn đến với tha nhân như thế nào, và giúp bạn thực hành những kỷ luật này như thế nào trong mọi vấn đề của cuộc sống.?
- Bạn hài lòng như thế nào với tính kiên định và có chủ đích của cầu nguyện? Phải chăng bạn đang được mời gọi để thực hiện một vài thay đổi ?
- Trong linh đạo của thánh I-nhã, tình yêu là nền tảng cho việc phục vụ. Chúng ta học được tinh thần hy sinh, đức bác ái, lòng thương xót, sự thông cảm, và tình yêu thương từ những gương sáng của người khác. Trong đời ban, ai là người nêu gương sáng cho bạn về tình yêu? Hãy ghi nhớ và cảm tạ Thiên Chúa về sự hiện diện của họ trong đời bạn.
- Hôm nay, bạn hãy thực hành công việc của bạn trong sự quan tâm đặc biệt và ân cần tử tế với người khác. Một vài lần trong ngày, bạn hãy dừng lại một vài phút và suy xét những câu hỏi sau.
- Tôi đã phục vụ Thiên Chúa ra sao?
- Tôi đã phục vụ người khác trong cung cách nào?
- Qua việc phục vụ tôi đã có thể biến công việc và cách làm việc thành một hành động cầu nguyện ra sao?
- Tâm sự với Chúa Giê-su về đời sống phục vụ của bạn, cầu xin Thiên Chúa ban ơn để nên quảng đại và yêu thương trong việc phuc vụ anh em của mình
- Hôm nay, bạn hãy hành đông một cách tử tế đặc biệt đối với ai đó mà bạn cảm thấy khó khác.
Lời Chúa
31 “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? “40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” Mt:25,31-40
Kết nguyện:
Lạy Thiên Chúa tình yêu, với giọng nói mà Ngài đã kêu lên từ thẳm sâu trong chính con. Con kiếm tìm nguồn trào dâng xuất phát từ chính Ngài, giống như mưa rơi đem lại sức sống cho mảnh đất cằn cỗi, và như hơi thở của cuộc sống đem lại sức sống cho đống xương khô. Xin ban Chúa Thánh Thần cho con để Ngài củng cố mọi sự, linh hứng mọi sự và dạy dỗ con mọi điều. Ơn đó sẽ thêm séc mạnh cho con để con bổ túc những gì mình chưa có, xin ban cho chúng con Chúa Thánh Thần, Đấng đã biến những ngư phủ yếu đuối ở Galilê thành những cột trụ của Giáo Hội Ngài. Đấng đã biến cho thành những tông đồ, là những người, trong cuộc hiến tế sự sống mình, các ngài đã hiến dâng chứng ta tình yêu cao cả nhất cho anh chị em mình (Arrupe, challenge –p296-297)