Những chướng ngại cản trở niềm vui
Rõ ràng, hoàn cảnh ngoại tại có thể tạo ra nhiều hơn hoặc ít hơn niềm vui hữu hình cho chúng ta. Những thời điểm cuối cùng để làm việc gì đó, những đòi hỏi của công việc, gia đình, những nhóm chúng ta thuộc về, và những biến cố không may mắn bất ngờ xảy ra là những ví dụ thực tế. Nhưng cũng có những chướng ngại bên trong cản trở niềm vui của chúng ta, điều này đáng được phản tỉnh lại
“Trong cuộc sống của một người luôn đặt Thiên Chúa là trọng tâm, nỗi buồn và niềm vui có thể tồn tại cùng nhau” n Henri Nouwen |
qua sự cẩn trọng của chúng ta. Hãy quan sát một vài biểu hiện và nhận ra một (hoặc nhiều) mà dường như có liên quan đến bạn.
Thiếu hiểu biết về chính mình. Một phần cá tính của bạn mà bạn không thực sự hiểu biết có thể tạo ra vấn đề cho hạnh phúc của bạn. Niềm vui thực sự khó mà có được khi bạn vẫn còn trong tình trạng do dự, thậm chí khi bạn không biết nó vẫn tồn tại.
Tội lỗi. Sau khi phạm tội và cảm thấy có tội là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi chúng ta bị mất cân bằng, tội lỗi có sức mạnh mở ra một sự mất kiểm soát bản thân không thể giải thích, “rối loạn thần kinh chức năng” cảm giác tội lỗi lôi cuốn ta tiếp tục tự trừng phạt chính mình. Nó có thể ẩn trong hình thức của tai nạn, bệnh tật, hay sự phiền muộn. Trong vô thức, những người có loại tội này không thực sự muốn sự tha thứ từ Thiên Chúa và người khác. Họ dường như dễ tin tưởng rằng việc phục hồi niềm vui của họ sẽ đến chỉ qua việc tự trừng phạt mình. Một số người cảm nhận tội lỗi sau sự ban thưởng hoặc thậm chí chỉ với một niềm vui ngây ngô nho nhỏ. Một số người khác nghĩ rằng họ không xứng đáng được ban thưởng cách cá vị, hoặc họ xử lý nó như là một khả năng. Ý nghĩ tội lỗi không thể là một cộng sự tốt cho niềm vui.
Tự phê bình. Làm thế nào bạn có thể có niềm vui nếu bạn cứ giữ chặt sự thất bại cho riêng mình vì bất cứ điều gì bạn làm hoặc đã không làm, hoặc vì bạn là gì hoặc không là gì? Thất bại vì tự đánh giá tiêu cực và thiếu lòng tự trọng đối với bản thân nên không nuôi dưỡng được niềm vui.
Sợ hãi. Một người luôn luôn sống trong sự sợ hãi không thể trải nghiệm hạnh phúc bởi vì nỗi sợ hãi và sự lo lắng bóp méo thực tế, sinh ra những ý nghĩ khó hiểu và làm tê liệt ý chí. Người sợ hãi thường không biết tại sao mình lại sợ hãi. Không có nguyên nhân cụ thể để gọi tên, nhưng có nhiều triệu chứng như nhức đầu, ăn uống khó tiêu, đau bao tử, và những nỗi sầu khổ có thể xuất hiện. Khi một người không tiến triển bởi nỗi sợ thất bại, hoặc sợ thành công, người ấy bị đặt vào tình trạng suy yếu và buồn rầu.
Kiểm soát nhu cầu. Có một vài cách để kiểm soát bản thân thì tốt khi chúng ta cần đảm bảo an toàn, từng bước một cho tiến trình để làm nên những sự thay đổi. Nhưng lưu ý kiểu kiểm soát với những kết quả từ sự lo lắng sâu xa và nỗi sợ hãi đặt ta dưới những căng thẳng liên tục và từ chối bất cứ niềm vui thực sự nào đó.
Tinh thần lười biếng. Chẳng bao lâu sau khi bạn có những ý tưởng mới, khi không có gì mới mẻ truyền cảm hứng cho bạn, và khi bạn không còn bất cứ cảm giác sáng tạo nào nữa, thì sự buồn tẻ sẽ phá hủy năng lực của bạn, nó đánh cắp niềm vui của bạn từng tí tí một.
Tự đánh giá cách cứng nhắc. Hầu hết chúng ta, nếu không muốn nói là tất cả chúng ta, có khuynh hướng tạo ra một sự tự đánh giá cứng nhắc và một cá tính với những gì chúng ta thích nhận diện. Những người nổi tiếng thậm chí còn thuê mướn người của công chúng để quảng bá hình ảnh cho họ. Tiến trình xây dựng khung đánh giá bản thân mình dựa trên việc tích lũy những hình ảnh bản thân. Nhưng cuộc sống thì không giống như việc phân tích rõ ràng những hình ảnh đã xây dựng qua thời gian. Khi những kẽ hở trong việc đánh giá cách cứng nhắc xuất hiện, sự tuyệt vọng và chán nản theo sau, và niềm vui thì biến mất.
Chủ nghĩa cầu toàn. Mặc dầu có mặt tốt của nó, gần như là duy tâm, nhưng chủ nghĩa cầu toàn ngăn cản không cho chúng ta tận hưởng bất kỳ niềm vui thực sự nào, đặc biệt là khi chủ nghĩa cầu toàn bị đẩy tới chỗ thái quá. Hy vọng hão huyền có thể đầu độc cuộc sống của chúng ta. Ai có thể là người hoàn hảo? Tại sao chúng ta mong muốn sự hoàn hảo từ người khác nếu chúng ta, bản thân của chúng ta không hoàn hảo chứ? Sự hoàn hảo không nên là một tiêu chuẩn để đánh giá chúng ta thành công thế nào, nhưng, đúng hơn là chúng ta yêu thương thế nào. Sự khác biệt này là chìa khóa của niềm vui.
Mệt mỏi. Mệt mỏi trở nên thù địch của niềm vui khi nó rút cạn năng lực cần thiết của cuộc sống hạnh phúc; và khi đó nó tạo nên một con người cáu kỉnh, cố chấp, và nóng vội. Mệt mỏi có thể mang nhiều hình thức. Nó có thể biểu hiện ở thể lý, cảm xúc, hoặc thậm chí cả tinh thần nữa. Đừng bao giờ đánh giá quá thấp giá trị của việc mất thời gian chỉ để chúng ta giải trí vì nó đem lại niềm vui lành mạnh và sức khỏe cho chúng ta.
Hối hận vô ích. Cứ nói “nếu không” với những điều đã xảy ra thì thật là vô nghĩa, lãng phí và ích kỷ vì nó có thể tạo thành một cản trở nghiêm trọng đến việc theo đuổi hạnh phúc thật sự. Chúng ta nên rút kinh nghiệm từ quá khứ của chúng ta. Học hỏi từ quá khứ là một sự khôn ngoan. Nhưng lo lắng về bệnh tật và bị ám ảnh bởi những thất bại trong quá khứ là vấn đề khác. Cách thức tiếp cận của một người lành mạnh là quên đi những vấn đề của việc phán quyết từ Thiên Chúa.
Ích kỷ. Kiểm tra trí nhớ của bạn. Bạn đã từng gặp một người ích kỷ, người không thực sự hạnh phúc, đã gặp chưa? Tôi chưa gặp. Làm thế nào một người ích kỷ có được hạnh phúc khi điều người ấy thực sự muốn là làm “cái rốn” của vũ trụ, người ấy tìm kiếm sự thỏa mãn và sự tán dương? Ích kỷ chỉ dẫn đến bất hạnh mà thôi.
Tức giận. Tức giận không tốt cho bạn đâu. Ngoài ra, nó còn tiềm tàng khả năng phá hủy những người khác. Không kiềm chế được tức giận có thể làm hại cơ thể bạn. Nó có thể là nguyên nhân của cao huyết áp, loét dạ dầy, đau đầu và sơ vữa động mạch. Tôi đang đề cập đến sự tức giận là một cảm xúc tiêu cực, không tức giận đó là “công chính” và nó thúc đẩy một lý do đáng giá như một chiến dịch tranh cử để chống lại bất công, bạo lực, hay nghèo đói. Khi một người giận giữ thì người ấy đang ở trong một tình trạng tiêu cực. Tức giận là một kẻ hủy diệt kinh hoàng của niềm vui.
Tìm kiếm sự tán thành. Xã hội của chúng ta khuyến khích việc tìm kiếm sự tán thành một cách dễ dãi. Những nhà quảng cáo, những chuyên gia, và những người nổi tiếng có xu hướng ảnh hưởng tới nền văn hóa hôm nay của chúng ta. Nếu một quan điểm hoặc một ai đó về bạn và những gì bạn dự định làm hoặc làm trở nên quan trọng đối với bạn hơn là tiếng nói nội tâm của bạn, thì bạn sẽ đánh mất cảm giác của sự sáng tạo và năng lực cá nhân của bạn. Kết quả là, khả năng tạo ra niềm vui của bạn chắc chắn sẽ bị mai một.
Ám ảnh với việc so sánh. Khi chúng ta bị ám ảnh với việc so sánh bản thân chúng ta với người khác, thì có khả năng làm cho niềm vui đích thực tiếp tục bị đánh mất ý nghĩa. Vì, quả thực, sẽ luôn luôn có người nào đó có nhiều tiền hơn, nhiều quyền hành hơn, nổi tiếng hơn, và bất cứ điều gì cũng nhiều hơn điều chúng ta có. Thật là khôn ngoan khi tự hỏi bản thân chúng ta những câu hỏi như “căn nhà của tôi có đáp ứng được những nhu cầu của tôi hay không”, thay vì hỏi rằng “căn nhà của tôi có lớn hơn và đẹp hơn căn nhà của người láng giềng tôi hay không?”
Đánh mất những tiêu chuẩn giá trị. Chúng ta cần lý tưởng, động cơ và mục đích để thúc đẩy chúng ta sống và làm việc, nghĩa là chúng ta cần những nguyên tắc chắc chắn để sống. Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui tuyệt vời trong việc chúng ta cam kết để những giá trị tinh thần biến đổi đời sống chúng ta và thế giới. Không có tiêu chuẩn giá trị, cuộc sống của chúng ta sẽ vô nghĩa và buồn tẻ.
Sự phân cách. Tương quan trong cuộc sống là một phần không thể thiếu của con người tự nhiên. Tương quan chân thành mang đến niềm vui. Tương quan sâu xa nhất của tất cả là mối tương quan với tha nhân và với Thiên Chúa. Mối tương quan này đặt nền tảng trên việc chúng ta ý thức mình là con cái của Thiên Chúa.
Tội lỗi. Chúng ta là những tội nhân. Tuy nhiên, tội lỗi không được xưng ra hủy hoại đời sống chúng ta và cướp đi niềm vui của chúng ta. Khi sống trong tội lỗi, chúng ta đánh mất sự tự do, vì “những ai bị giam hãm trong tội là nô lệ của tội lỗi” (Ga 8,34), và chúng ta đánh mất sự chúc lành của Thiên Chúa, “Tội lỗi của ngươi đã lấy đi khỏi ngươi những điều tốt lành” (Gr 5,25). Nhưng Thiên Chúa thông hiểu, chăm sóc và tha thứ. “Nếu chúng ta thú nhận nhưng tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa là Đấng trung tín sẽ tha thứ cho chúng ta những tội lỗi và lau sạch chúng ta.” (1Ga 1,9) Một cảm giác yếu đuối của tội lỗi cùng với việc thiếu thiện chí để thú tội và ăn năn là một ngăn trở nghiêm trọng niềm vui đến trong đời sống chúng ta.
Hạnh phúc và niềm vui thì khác nhau. Mặc dầu chúng thường có khuynh hướng biểu lộ giống nhau trong thực tế. Biết sự khác nhau giữa niềm vui và hạnh phúc thật là quan trọng, vì để biết làm thế nào để đạt được hạnh phúc thực sự và phải tránh cái gì trên tiến trình ấy. Một công cụ được đề nghị là tự phản tỉnh, nó sẽ chỉ cho chúng ta những điều chúng ta muốn thấy (những nét tích cực), và ngay cả những điều chúng ta không muốn thấy (những điểm yếu trong nhân cách của chúng ta). Những nhược điểm của chúng ta có thể khó nhận ra được, nhưng làm cách nào chúng ta có thể đạt được tiềm năng của chúng ta và thực hiện sự tròn đầy của đời sống nếu chúng ta làm ngơ với sự thật? Niềm vui đích thực không đến trừ khi chúng ta sẵn sàng cho sự phản tỉnh (hồi tâm).