Sự khác biệt giữa Kinh Thánh Công Giáo và Tin Lành [1]

Sự khác biệt giữa Kinh Thánh Công Giáo và Tin Lành[1]

Quy điển là tên gọi của danh sách các sách chính thức có trong Kinh Thánh. Quy điển có nghĩa là quy tắc của niềm tin. Đối với Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành, danh sách các sách Tân Ước đều như nhau. Vấn đề chỉ phát sinh ra đối với Kinh Thánh Cựu Ước. Quy điển Kinh Thánh Giáo Hội Công Giáo dài hơn Kinh Thánh Tin Lành vì có bảy sách mà Kinh Thánh Tin Lành không có. Bảy sách đó là: Tô-bi-a, Giu-đi- tha, Khôn ngoan, Huấn ca, Ba-rúc, 1,2 Ma-ca-bê. Ngoài ra, một số phần trong các sách Ét-te, Đa-ni-en cũng không có trong Kinh Thánh Tin Lành. Những người Tin Lành gọi bảy quyển sách này là Ngụy Thư, nghĩa là bị che dấu. Giáo Hội Công Giáo có nhiều lúc gọi các sách này là Bán Quy Điển hoặc Thứ Quy Điển (Deuterocanonical) vì các sách này được chấp nhận là Kinh Thánh sau giai đoạn các sách Chính Quy Điển (Protocanonical books).

Lý do có sự khác biệt này là Kinh Thánh Công Giáo đặt nền tảng trên các sách Cựu Ước vốn được viết bằng cả tiếng Hy Lạp lẫn Do Thái (bản bảy mươi). Bản bảy mươi này có 46 quyển sách Cựu ước và đây cũng là Kinh Thánh được những Ki-tô hữu tiên khởi sử dụng. Do đó, những sách này đã tạo nên nền tảng vững chắc trong truyền thống Ki-tô giáo. Kinh Thánh Tin Lành được xác lập vào thế kỷ XVI bởi Martin Luther, chỉ bao gồm 39 quyển sách được viết bằng tiếng Do Thái. Do đó, Martin Luther đã loại 7 sách Cựu ước đã kể trên.

Nhìn chung, không có quá nhiều khác biệt giữa Kinh Thánh Tin Lành và Công Giáo. Tin Lành nhận biết tầm quan trọng của những sách mà Công Giáo thêm vào nhưng họ không xem những sách thêm vào là sách chính thức của Kinh Thánh. Giáo hội Công Giáo sử dụng những quyển sách thêm vào này cho mục đích giáo huấn chỉ trong một vài khía cạnh. Chẳng hạn, giáo huấn của Giáo Hội về Luyện Ngục thường đề cập đến những lời kinh cho người chết như đã tìm thấy trong 2 Ma-ca-bê (đây là lời kinh thánh thiện và tốt lành dành để cầu nguyện cho người đã khuất). Sách Khôn Ngoan và Ma-ca-bê là những sách có niềm tin mạnh mẽ vào đời sau mà ta không thể tìm thấy hoặc chỉ tìm thấy  không rõ ràng trong những sách Cựu Ước khác.

Điều cần ghi nhớ rằng những người Công Giáo và Tin Lành đồng ý với nhau trên 90 % về Kinh Thánh và hầu như hoàn toàn đồng ý về tất cả những sách trong Tân Ước. Chúng ta có nhiều điểm chung trong Lời Chúa và đây cũng là nguồn hy vọng lớn lao cho việc hợp nhất đại kết, cho việc hợp nhất giữa những người Ki-tô hữu thuộc những nhóm khác nhau.

(Công Tùng S.J. dịch)


[1] Trích trong “Handbook for Lay Readers” của Peter Schineller, S.J.

 

Kiểm tra tương tự

Đời sống chứng tá của Kitô hữu trong xã hội thế tục

Nguồn ảnh: Christophe Olinger Chuyến tông du lần thứ 46 của Đức Thánh Cha Phanxicô …

Tại sao nước Mỹ có ít bậc hiển thánh và chân phước?

  Có vị thánh nào gốc người Mỹ không, hay tất cả đều từ nơi …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *