Tha Thứ

THA THỨ

 

Nói tới tha thứ, nhiều người hay liên tưởng tới câu cuối cùng của vị linh mục trong tòa giải tội: Cha tha tội cho con, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Người tha thứ dường như là người đứng ở trên cao, cúi mình xuống để ban phát một ân huệ cho kẻ được thứ tha. Phán một lời là xong…

Ngoài cuộc sống đời thường, tha thứ là một thách thức lớn lao và ẩn chứa đằng sau nó bao là kỳ bí. Tha thứ không phải để người ta được ở thế của người phân phát một ân huệ, nhưng là để chính người ấy được giải phóng khỏi những ràng buộc vô hình đang ghì kéo mình xuống.

Để biết tại sao người ta phải tha thứ, mời bạn khám phá những hủy hoại mà việc không tha thứ gây ra cho một con người.

1.

Hồi nhỏ tôi có một thằng bạn thân. Hai đứa đi đâu cũng có nhau, làm gì cũng cùng nhau. Thế rồi một ngày nọ, tôi gây sự với một thằng nhóc khác. Thằng nhóc này kéo thêm nguyên một băng choai choai chặng đầu đón đánh tôi và đứa bạn trên đường đi học về. Lúc mà cả băng của thằng nhóc kia chuẩn bị xáp vào tấn công hai đứa, thằng bạn thân bỏ tôi mà chạy. Tôi đứng trân trối nhìn theo dáng thằng bạn khuất dần. Có cái gì đó vụn vỡ tan tành trong tôi.

Suốt một tuần lễ sau, cả người tôi nặng nề ê ẩm vì trận đòn hội đồng. Nhưng những vết đau trên thân thể không làm tôi nhức buốt bằng vết đau mà đứa bạn thân gây ra. Tôi gọi thằng bạn là tên hèn nhát, là đứa phản bội.

Tình bạn của tôi vỡ vụn từ đó.

Rồi mọi chuyện bị phủ mờ dưới thời gian. Tôi tưởng mình đã quên. Tôi tưởng mình đã bỏ qua được cái chuyện của thời trẻ con. Tôi tưởng mình đã tha thứ… Thế mà bỗng dưng một ngày nọ, trong một giây phút trầm lắng ngồi lại một mình, kỷ niệm ngày xưa chợt hiện về và làm tôi nhức buốt. Tôi nhớ tới cái lưng của thằng bạn đang quay về phía mình. Tôi nhớ tới cái dáng còng còng đang cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng. Tôi nhớ tới tiếng cười của đám nhóc đối thủ khi tôi bị bỏ lại một mình. Một lần nữa tôi thấy mình bị xúc phạm. Cái cảm giác của một người bị phản bội vẫn còn mới nguyên như ngày hôm qua.

Tôi chưa tha thứ, nên tôi vẫn còn bị kết án bởi chính cái quá khứ của mình.

Tôi dần dần hiểu ra cách lờ mờ tại sao luôn có những trúc trắc trong tương quan tình bạn sau này của tôi và nhiều người khác. Tôi hiểu tại sao mình thường thất bại một cách khó hiểu trong việc xây dựng những tình bạn thân sau này. Tôi hiểu tại sao thường thấy thật khó để có thể đặt niềm tin tưởng vào bất cứ người nào…

Tôi tưởng mình đã bỏ lại đằng sau cái nỗi giận hờn thời con nít, nhưng không ngờ tôi vẫn cứ bước đi mỗi ngày dưới cái sự lèo lái của cuộc đổ vỡ ấy ! Đúng ra, sự lèo lái ấy đâu có gì là bí ẩn. Đổ vỡ đã là một phần làm nên cuộc đời tôi, nhưng tôi lại không muốn nhớ tới. Tôi đã buông tay để cho những ấn tượng mà cuộc đổ vỡ ấy tạo nên được tự do lèo lái cuộc đời của tôi.

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Hiện tượng luận về việc chọn lựa: Gieo hành động – gặt nhân cách

Tính nghịch lý của sự phức tạp Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *