Phụ trang 17
Thăng tiến đời sống thiêng liêng
(De Spiritualibus Ascensionibus
của Gerard Zerbolt de Zutphen, Tu hội Anh em Đời Sống Chung)
Gerard Zerbolt de Zutphen (1367-1398) có thể đã không gặp Gerard Groote, nhưng hình như đã chịu ảnh hưởng của Devotio Moderna ngay từ đầu, và sau đó gia nhập tu hội Anh em Đời Sống Chung nữa. Mặc dầu mất sớm, mới 31 tuổi, ông đã để lại một số văn phẩm, trong đó quan trọng nhất là hai cuốn De Reformatione virium animae và De Spiritualibus Ascensionibus.
Mở đầu cuốn trước, tác giả trích câu Tin Mừng Lc 10,30 (Có người đi từ Giêrusalem xuống Giêrikhô): do tội nguyên tổ, con người bỏ Giêrusalem là nơi bình an để đi Giêrikhô là thung lũng bất ổn và bất hạnh. Muốn tìm lại tâm hồn trong trắng và tình yêu, phải cải tổ ba khả năng của linh hồn là trí hiểu, trí nhớ và ý chí. Nhờ đọc Kinh Thánh và các giáo phụ, trí hiểu sẽ được soi sáng nhờ nhận thức và kinh nghiệm thiêng liêng. Nhờ những công việc hữu ích và việc suy niệm về tội lỗi, sự chết, địa ngục, phán xét chung và hạnh phúc thiên đàng, trí nhớ sẽ được thanh luyện. Muốn cải tổ ý chí, phải chiến đấu mạnh mẽ chống lại bảy mối tội đầu bằng việc thực hành bảy nhân đích đối nghịch.
Các chủ đề được khai triển thêm trong cuốn sau (nhất là các chương 28-37, lấy lại các chương 24-36 của cuốn trước). Gerard Zerbolt nhấn mạnh việc con người tự bản chất hướng thượng và muốn vươn lên. Nhưng muốn thực hiện được ước nguyện ấy, phải nhờ ơn Chúa để tập các nhân đức. Đối nghịch với ba thảm cảnh (nguyên tội, vật dục và tội riêng), là ba sức vươn: hoán cải, tình yêu đúng đắn và thánh hóa các quan năng. Tác giả đề cao việc suy niệm đời sống và cuộc tử nạn của Đức Kitô, để bắt chước Người. Zerbolt sắp xếp việc suy ngắm kỹ hơn Groote: ấn định đề tài, thời điểm và thời lượng từng bài.
[1] Trong Hồi Ký, thánh I-nhã không cho biết rõ thời điểm. Paul Dudon: “có lẽđầu tháng 3” (Saint Ignace de Loyola, tr. 64); Cándido Dalmases: “khoảng cuối tháng 2” ( El Padre Maestro Ignacio, tr. 57);Ricardo García-Villoslada: “những ngày cuối tháng 2” (San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 184).
[2] Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 184.
[3] Hk 11.
[4] Người Hà Lan, hồng y giám mục Tortosa, nhiếp chính Tây Ban Nha, được bầu làm giáo hoàng vào tháng 1.1521, lúc đang ở Vitoria, cách Loyola hơn 100 km về hướng tây nam. Khoảng đầu tháng 3, ngài rời Vitoria lên đường đi nhậm chức tại Rôma qua ngả Barcelona, cùng tuyến đường thánh I-nhã dựđịnh đểđi hành hương Giêrusalem. Ngài sẽ lãnh đạo Hội Thánh đến năm 1523. Đó là “một người thực sự khắc khổ, rất nhiệt thành với việc cải tổ Hội Thánh” (Paul Christophe, 2000 ans d’histoire de l’Eglise, Droguet-Ardant 2000, tr. 622). Ngài có hai dự tính lớn: cải tổ giáo triều Rôma và liên kết các cường quốc Châu Âu trước mối đe dọa của đế quốc Ottaman, nhưng mọi cố gắng của ngài đều vô vọng (Xem H. Tuechle, Nouvelle Histoire de l’Eglise, 3, Réforme et Contre-Réforme, Seuil 1968, tr. 154).
[5] Hk 11.
[6] Libro de Horas de Nuestra Senora. Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 184.
[7] Hk 13 chỉ nói “một người anh khác muốn cùng đi với kẻấy đến Onate”. Các nhà nghiên cứu đều đồng ý đó là linh mục Péro López, lúc ấy đã là chánh sở nhà thờ Azpeitia.
[8] Xem El gentilhombre, tr. 215.
[9] Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 185. Aránzazu, tiếng Basco, nghĩa là ở trong bụi gai. Đền này cách Loyola khoảng 50 km về phía nam. Năm 1468, một chú bé chăn cừu cho biết đã thấy Đức Mẹ hiện ra trong bụi gai tại địa điểm ấy. Dân chúng trong vùng đã xây một ngôi đền nhỏ kính Đức Mẹ Bụi Gai. Vào thời thánh I-nhã, người ta thường đến canh thức tại ngôi đền này. Hiện nay, thay thế ngôi đền đơn sơ và nhỏ bé xưa kia là một Vương Cung Thánh Đường nguy nga tráng lệđược xây cất vào giữa thế kỷ XX. Tượng Đức Mẹ Bụi Gai vẫn được đặt ở chính điện. Đây cũng là một điểm thu hút nhiều du khách vì cảnh núi non rất hùng vĩ và thoáng đãng.
[10] Thư ngày 20.8.1554.
[11] Diego Laínez chỉ cho biết là ngài khấn khiết tịnh với Đức Mẹ, không cho biết tại đâu (Xem Cronicon I, tr. 16). Theo Ribadeneira, ngài khấn sau khi mua trang phục hành hương dưới chân Montserrat, trước khi lên đền Đức Mẹ (Xem Vita 16, FN, IV, tr. 103). Với lời của ngài viết cho thánh Phanxicô Borja, ngày nay hầu hết các tác giả cho là ngài khấn trước tượng Đức Mẹ Aránzazu.
[12] Thư Bolonia 17.6.1547, số 5.
[13] Hk 13.
[14] Linh Thao 21.
[15] Hk 13.
[16] Người anh linh mục của thánh I-nhã qua đời năm 1527 tại Barcelona, để lại nhiều gương xấu: tranh chấp quyền lợi vật chất liên miên với các nữ tu và để lại 4 người con hoang. Có thể lúc ấy thánh I-nhã cũng đang ở Barcelona. Hai anh em có gặp nhau ở đó không?
[17] Cách Logrono khoảng 10 km về hướng tây nam.
[18] Ribadeneira, Vita 12, FN, IV, tr. 97.
[19] HK 13.
[20] Saint Ignace de Loyola, tr. 68.
[21] San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 187.
[22] “Chức vụ quan trọng”ấy là gì? Trích dẫn L. Fernández Martín (Inigo de Loyola “Teniente” del castillo de Fermoselle?: “Hisp. Sacra” 35, 1983, tr. 143-159), Ricardo García-Villoslada cho biết Don Antonio muốn trao cho thánh I-nhã pháo đài Fermoselle, trong tỉnh Zamora, giáp biên giới BồĐào Nha. Xem San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 188, cước chú 8.
[23] Paul Dudon, Saint Ignace de Loyola, tr. 69.
[24] Hai người nay tên là Andrea de Narbaiz và Juanes de Landeta cùng quê ở Azpeitia. Sau này, trước tòa điều tra phong thánh tại Pamplona, họ ca ngợi đời sống, sự thánh thiện và phong cách của thánh I-nhã, và cho biết ngài chia tay họ “đểđi sống nghèo khó và khiêm hạ”. Xem Scripta de S. Ignacio II, tr. 821.
[25] Hk 14.
[26] Hk 14.
[27] Thánh I-nhã là người suốt đời tha thiết hết lòng muốn Thiên Chúa được tôn vinh. Tôn vinh thường liên kết chặt chẽ với thái độ cung kính và thờ lạy mà ngài có đối với Thiên Chúa uy linh. Rất gần với cụm từđể tôn vinh Thiên Chúa (Hk 14, 36, 57, 85) là các cụm từđể phục vụ Thiên Chúa (Hk 21, 27, 60, 79, 82), và vì yêu mến Thiên Chúa (Hk 17, 60, 69).
[28] Hk 15-16.
[29] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 190.
[30] Sura 3:47.
[31] Sura 19:22-23.
[32] Miguel Cervantes, Don Quijote, I, 4.
[33] Hk 16. Gonçalves da Câmara thêm: “Cha cũng mua một đôi giày vải đế cói, nhưng chỉ mang một chiếc, không phải vì lập dị, nhưng vì một chân còn phải băng và còn khá đau. Cho dù đi ngựa, mỗi tối chân ấy vẫn sưng lên, vì thế Cha nghĩ là bàn chân ấy phải mang giày.”
[34] Hk 17.
[35] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 193.
[36] Nghĩa đen là Núi Cưa, vì nhìn từ xa, đặc biệt từ Manresa, dãy núi giống hình một lưỡi cưa. Theo truyền tụng dân gian, ngày xưa khi còn nhỏ, Chúa Giêsu lúc vui chơi đã cưa dãy núi ấy ra như vậy. Theo Virolay de Verdaguer, “Núi đã được các thiên thần cưa thành như vậy bằng lưỡi cưa vàng” (Trích dẫn theo Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 193). Dãy Montserrat dài 10 km, rộng 5 km, đỉnh cao nhất, Sant Jeroni, 1235 mét.
[37] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 189.
[38] Người ta truyền tụng rằng bức tượng ấy đã do thánh Luca tạc, rồi được thánh Pherô đưa đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu khoa học và nghệ thuật, bức tượng hiện nay ở Monserrat có lẽ đã được tạc vào khoảng thế kỷ XII-XIII. Dầu sao, đây là bức tượng được coi là cổ kính và nổi tiếng nhất ở Tây Ban Nha, nhưng chỉ ở Tây Ban Nha thôi. Bức tượng bằng gỗ nâu đen cao 95 cm, trình bày Đức Mẹ ngồi trên ngai, đầu đội triều thiên vàng, mình mặc áo vàng; Chúa Giêsu nhỏ, đầu cũng đội triều thiên vàng và mình cũng mặc áo vàng, ngồi trong lòng Đức Mẹ. Vương Cung Thánh Đường hiện nay được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI, tượng Đức Mẹ Đen được đặt tại chính điện từ năm 1592.
[39] Ngoài thánh I-nhã, các vị thánh sau đây cũng từng đến viếng Montserrat: Phêrô Nolasco, Raymunđô de Penafort, Vinh sơn Ferrer, Phanxicô de Borja, Lu-y Gonzaga, Giuse de Calasanz, Antôn María Claret. Ngày 31.3.1491, nữ hoàng Isabel viết: “Hoàng thượng (vua Fernando) và tôi rất mộ mến đền Đức Mẹ Montserrat, địa điểm cầu nguyện và hành hương được người ta từ khắp nơi trên thế giới đến viếng.” Xem Leturia, El Gentilhombre Ignacio de Loyola, tr. 212. Hoàng đế Karl V đến Montserrat 5 lần.
[40] Hiện nay lễ thánh Biển Đức được mừng vào ngày 11 tháng 7.
[41] Theo Josep M. Rambla Blanch, vào các dịp lễ số khách hành hương lên tới 5000 người. Xem El Pegrino, tr. 38, cuớc chú 6.
[42] Xem Phụ trang 14: Devotio Moderna.
[43] Exercitatorio de la vida espiritual và Directorio de las horas canonicas.
[44] Jean Chanon, người Pháp, sinh năm 1480, làm linh mục phụ tá nhà thờ Chính Tòa Mirepoix (Nam Pháp). Một hôm ngài gặp một đan sĩ Montserrat đi quyên tiền nên biết và đi thăm Montserrat. Sau đó, ngài quyết định thu xếp rồi vào dòng năm 1512. Trước khi làm linh hướng khách hành hương ở Monserrat, ngài từng làm tập sư ở Valladolid rồi tu viện trưởng một số đan viện ở Bồ Đào Nha. Ngài được nhiều người coi là bậc thánh. Pedro de Leturia cho biết vào năm 1522, cha Jean Chanon được kính nể vì: (1) sống khắc khổ, suốt đời kiêng thịt; (2) nhiệt thành trong nhiệm vụ giải tội cho khách hành hương; (3) siêng năng việc cầu nguyện, cả khẩu nguyện cũng như tâm nguyện; (4) đặc biệt sùng mộ Thánh Thể và kinh Mân Côi (Xem El gentilhombre Ignacio de Loyola, tr. 266-267). Ngài qua đời tại Monserrat ngày 16.6.1568.
[45] San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 196.
[46] Xem Phụ trang 15: Luyện tập đời sống thiêng liêng.
[47] Trích dẫn theo Pedro de Leturia, El gentilhmbre Ignacio de Loyola, tr. 268.
[48] Hk 17.
[49] Hk 18.
[50] LT 146.
[51] Theo Diego Laínez, trong thư Bolonia 17.6.1547, thánh I-nhã đổi trang phục trước khi lên Montserrat. Tuy nhiên, chính thánh I-nhã cho biết là ngài đổi trang phục trong đêm vọng lễ Truyền Tin.
[52] Diego Laínez cho biết sau này ở Manresa, “lúc ở một mình trong nhà tế bần, chỉ một lần có ý nghĩ: ‘Giá giờđây có quần áo như cũđể mặc thì có phải hơn không!’ Cảm thấy hơi buồn, ngài rời nơi đó đến chỗ những người nghèo, và ý tưởng ấy biến mất.” Xem thư Bolonia 17.6.1547, số 6.
[53] Thời thánh I-nhã, các nhà thờ, đặc biệt trong các đan viện, thường có nhiều bàn thờđể các linh mục dâng lễđộc tế, vì lúc ấy chưa có đồng tế như hiện nay. Nơi mỗi bàn thờ, có một ảnh tượng Chúa Giêsu, Đức Mẹ hay các thánh. Hiện nay, tại Vương Cung Thánh Đường Montserrat, từ ngoài đi vào theo đường lên viếng Đức MẹĐen, phía tay phải, trên tường ở gian thứ hai, có trưng bày một thanh kiếm tại nơi xưa kia là nơi thánh I-nhã dâng kiếm và dao găm cho Đức MẹĐen. Đó là một thanh kiếm phục chế. Thanh kiếm được cho là đích thực mà thánh I-nhã đã dâng cho Đức Mẹ hiện được lưu giữ và trưng bày tại nhà thờ của Dòng Tên ở số 27 Carrer Casp, Barcelona (Tây Ban Nha). Tại Loyola một thanh kiếm được cho là của thánh I-nhã cũng được lưu giữ và trưng bày, nhưng không phải chính thanh kiếm ngài đã dâng cho Đức MẹĐen.
[54] Xem Josep M. Rambla Blanch, El peregrino, tr. 38, cước chú 7.
[55] Cuộc canh thức của Esplandián: “Trước tòa Đức Mẹ… suốt đêm, rất sốt sắng và khiêm tốn, xin Mẹ làm trạng sư trước mặt Con rất vinh hiển của Mẹ.” Xem Josep M. Rambla Blanch, El peregrino, tr. 38, cước chú 7.
[56] Vita Ignatii, I, MHSI 1, tr. 17-18.
[57] Saint Ignace de Loyola, tr. 75. Lt 101.
[58] San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 201. Lt 234.
[59] Hk 18.
[60] Antonio de Araoz, S.J., rồi Anselm Albareda, OSB (Sant Ignasi a Monserrat, Monserrat 1935), cho rằng thánh I-nhã ở lại trong một ẩn viện tại Montserrat một thời gian trước khi đi Manresa: xem FN, III, tr. 200; 203-208. Ribadeneira cho rằng giả thuyết ấy không thể chấp nhận được: xem FN, III, tr. 219. Ngày nay tất cả các sử gia đều phi bác giả thuyết này, vì không có chứng cứ lịch sử và trái với lời kể của thánh I-nhã.
[61] Có lẽở Montserrat, ngài không biết là thực ra vào ngày 25.3, đoàn này còn ở Tudela (cách Barcelona hơn 350 km về hướng tây), đầu tháng 4 đến Zaragoza, ngày 10.7 đến Tarragona và ngày 6.8 mới đến Barcelona. Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 202.
[62] Xem André Ravier, Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 30.
[63] C. de Dalmases, El Padre Maestro Ignacio, tr. 46-47.
[64] Xem Las influencias cisnerianos de los Ejercicios, trong Las fuentes de los Ejercicions Espirituales de San Ignacio, Mensajo 1998, tr. 359.
[65] X. Rambla, El peregrino, tr. 39, ct. 2.
[66] Một phụ nữ ngoan đạo và giàu lòng bác ái, đã goá chồng hai lần, thường trú tại Barcelona, nhưng có nhà tại Manresa. Thường mỗi thứ bảy bà đi Monserrat đến hôm sau về.
[67] Narratio Joannis Pasqual, Ignatiana 4, Scripta de Ignatio II, MHSI 56, p.84.
[68]Đó là các bà Inés Pascual, Paula Amigrant, Catalina Molins và Jerónima Claver; hai thiếu niên là Juan Pascual và Miguel Caneyelles. Tất cả là người Manresa và cùng từ Montserrat về; cả bốn phụ nữ cùng là góa phụ. Xem FN, III, tr. 184-188; Joan Segarra Pijuan, Manresa y San Ignacio de Loyola, tr. 31.
[69] Một số chứng nhân khai trước tòa điều tra phong chân phước và phong thánh cho ngài là trước khi thánh I-nhã vào Manresa, ngài dừng lại cầu nguyện lâu giờ tại ẩn viện La Virgen de la Guía (Đức Trinh Nữ Dẫn Đường), rồi qua Pont Vell (Cầu Cũ) vượt sông Cardoner, vào thành, đến La Seu (Nhà Thờ Lớn) cầu nguyện 2 giờ rồi mới đến nhà tế bần Santa Lucia.
[70] Valle del Paraíso.
[71]Đã từng là nhà thờ chính tòa: Manresa có tòa giám mục riêng đến thế kỷ IX, nhưng từ năm 888 được sáp nhập giáo phận Vic cho đến nay. X. Dudon, Saint Ignace de Loyola, tr. 76.
[72] Cách nhà tế bần chừng 200 mét.
[73] Hk 19. Về hát lễ trọng thể, và hát kinh thần vụ, suốt đời thánh I-nhã vẫn thích. Năm 1554, ngài nói với cha Ribadeneira: “Theo sở thích và thiên hướng cá nhân, chắc tôi ấn định việc hát lễ và hát kinh thần vụ trong Dòng. Tôi không làm như vậy vì Chúa cho tôi hiểu là Chúa không muốn điều đó: Chúa không muốn dùng chúng ta để ca hát trong nhà thờ, nhưng muốn chúng ta làm những việc khác để phục vụ Chúa.” (Scripta de Sancto Ignatio de Loyola, M.I; series 4, vol I, 1904-1918, trang 418).
[74] Hk 19.
[75] Hk 19.
[76] L’home del sac.
[77] Polanco, Vita Ignatii, số 19.
[78] Cách nhà tế bần khoảng 100 mét.
[79] Cách nhà tế bần khoảng 500 mét.
[80] Ở xóm Viladordis, cách nhà tế bần chừng 4 km về hướng đông.
[81] Cách nhà tế bần chừng 200 mét. Thánh I-nhã không nói gì về hang này, nhưng các chứng nhân ở Manresa đều xác nhận. X. Josep M. Rambla Blanch, El peregrino, tr. 45, ct. 13. Trên một tảng đá trong hang, có khắc hai hình thập giá, cao khoảng 10 cm; theo truyền tụng, chính thánh I-nhã đã khắc: một của Chúa Giêsu, và một của ngài (nhỏ hơn đôi chút và ở bên phải thập giá của Chúa, có lẽ ngài tự coi mình là kẻ trộm lành; không có thập giá của kẻ trộm dữ). Xem Joan Segarra Pijuan, Manresa y San Ignacio de Loyola, tr. 125. Hang này đã được Dòng Tên biến thành nhà nguyện từđầu thế kỷ XVII.
[82] L’home sant.
[83] Hk 18.
[84] Hk 20.
[85] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 212.
[86] X. FN, I, tr. 392, cước chú 5.
[87] Xem Phụ trang 17: Gương Chúa Giêsu.
[88] Memoriale, FN, I, MHSI 66, tr. 584.
[89] Hk 20.
[90] Laínez, Thư Bolonia 17.6.1547, số 8, FN, I, MHSI 66, tr. 79; Leturia, Genesis de los ejercicios de San Ignacio en la fundacion de la Compania de Jésus, trong Estudios Ignacianos; Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 212. André Ravier, Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 31.
[91] Hk 19.
[92] Hk 20.
[93] Hk 21.
[94] Các nhà nghiên cứu về tiểu sử thánh I-nhã đã bỏ ra nhiều công sức để nhận diện nhân vật này, nhưng cho đến này vẫn chưa có kết quả nào.
[95] X. 2 Tm 2,3-10. Thánh Phaolô so sánh đời sống của người tông đồ với đời sống của một chiến binh, một vận động viên, một nông dân. Ngài khuyên người môn đệ ‘đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Đức Kitô Giêsu’ và chia sẻ: “Tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.” Thời Trung Cổ, người ta thường dùng hình ảnh chiến sĩ, chiến đấu, chiến trường, để chỉ người hiến thân cho Chúa trong đời tu hay đời tông đồ. Bản Định Thức Thể Chế Dòng Tên nói về người muốn vào Dòng: “chiến đấu cho Thiên Chúa dưới cờĐức Kitô” (ĐT 1. Trong thư gởi anh em Dòng Tên ở Học viện Coimbra, ngày 7.5.1547, thánh I-nhã cũng viết: “Hơn bất cứđiều gì khác, anh em phải đánh thức nơi mình lòng yêu mến tinh ròng đối với Chúa Giêsu Kitô, lòng ước ao tôn vinh Người và cứu rỗi các linh hồn mà Người đã cứu chuộc. Vì trong Dòng này, anh em là chiến sĩ với một danh hiệu đặc biệt và một lương bổng đặc biệt.” Thánh I-nhã dùng nhiều hình ảnh để diễn tảđời sống mới: thường xuyên là khánh hành hương, ởđây là chiến sĩ.
[96] Hk 21-22.
[97] Theo André Ravier, Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 32: hình như khởi đầu do việc ngài nhớ lại tội cũ.
[98] Nhà thờ La Seu lúc ấy không còn là thờ chính tòa nữa, nhưng dân chúng vẫn quen gọi như vậy.
[99] Hk 22-23.
[100] Phải gọi là tu viện mới đúng, nhưng thánh I-nhã thường không phân biệt đan viện của dòng chiêm niệm với tu viện của dòng khất thực. Tu viện này ở cách Nhà Thờ Lớn chừng 500 mét về phía tây bắc, hiện nay đã bị phá hủy.
[101] Có lẽ tương ứng với 7 ‘giờ’ kinh thần vụ thời ấy: kinh đêm (nửa đêm), kinh sáng (khoảng 6 giờ), kinh giờ ba (9 giờ), kinh giờ 6 (12 giờ trưa), kinh giờ 9 (15 giờ), kinh chiều (khoảng 18 giờ), và kinh tối (khoảng 21 giờ).
[102]Để dự giờ kinh đêm của tu viện.
[103] Sau này, thánh I-nhã khuyên người gặp sầu khổ chẳng những phải trung thành mà còn phải tăng cường việc cầu nguyện và hãm mình (Lt 319).
[104] Hk 23-24.
[105] Bản văn nói rõ về một hố sâu (agujero) trong phòng. Thật khó hình dung được là có một hố sâu trong một phòng nhỏ tại tu viện. Có người nghĩđó là một lỗ trên tường. Nhưng theo thói quen của dòng Đaminh, phòng dành cho khách trọ thường ở tầng trệt, nên thánh I-nhã có lao ra cũng chẳng hề hấn gì! Có người phỏng đoán là vì tu viện xây dựng trên sườn đồi, nên lao mình ra khỏi lỗ thì rơi xuống vực sâu. Tiếc là tu viện ấy đã bị phá hủy từ lâu, nên chúng ta khó kiểm chứng được.
[106] Thánh I-nhã làm hết cách, chỉ sợ một điều là phạm tội.
[107] Hk 24-25.
[108] Hk 24.
[109] Hk 27.
[110] Josep M. Rambla Blanch, El peregino, tr. 39, ct 2.
[111] FN, I, tr. 82.
[112] Hk 28.
[113] FN, I, tr. 82. Quyển này đã thất lạc.
[114] Xem Josep M. Rambla Blanch, El peregino, tr. 46-47, ct. 18.
[115] Hk 29.
[116] La Spiritualité de la Compagnie de Jésus, Esquisse historique, Rome 1953, trang 13-14.
[117] Hk 30.
[118] La Creu del Tort.
[119] Hk 30.
[120] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 217.
[121] Josep M. Rambla Blanch, El peregino, tr. 48, ct. 23.
[122] FN, II, tr. 256.
[123] El Padre Maestro Ignacio de Loyola, tr. 73-74.
[124] Xem P. Cantin, L’illumination du Cardoner, Sciences ecclésiastiques, Janvier 1955; P. Arrupe, Ơn Soi Sáng Cardoner, trong bài Nguồn hứng Ba Ngôi của đặc sủng thánh I-nhã, Hiển Linh 2001.
[125] FN, I, tr. 508.
[126] Hk 26. Trong thư gởi nữ tu Teresa Rajedell ngày 11.9.1536, thánh I-nhã viết: “Điều sau đây thường xảy ra cho những người siêng năng cầu nguyện hay chiêm niệm. Họ thấy khó ngủ vì ngay khi lên giường, họ nghĩ vềđề tài suy ngắm, và cứ nghĩ vềđiều ấy, nên không ngủđược. Chính kẻ thù lợi dụng lúc ấy để gợi lên trong tâm trí họ những ý tưởng lành thánh. Nó chỉ nhắm một mục đích là làm cho người ta mất ngủđể thể xác mệt mỏi. Phải dứt khoát tránh. Muốn làm được điều này điều kia thì thể xác phải mạnh khỏe. Nếu chịốm yếu, tôi không biết chị sẽ làm được gì. Thể xác mạnh khỏe có thể giúp rất nhiều để người ta làm điều tốt hay điều xấu: những kẻ hư hỏng với thói quen xấu sẽ làm điều xấu, còn những người hoàn toàn sống cho Chúa và có thói quen tốt sẽ làm điều tốt.”
[127] Hk 27. Ởđây, thánh I-nhã khám phá một qui tắc hết sức quan trọng trong thuật nhận định thần loại: an ủi không có nguyên nhân trước (Lt 336).
[128] La Creu del Tort, trên đường từ nhà tế bần Santa Lucia đến nhà thờ Sant Pau, hiện nay ở lềđường Santa Clara.
[129] Hk 31.
[130] Lt 329, bản dịch của Đinh Văn Trung.
[131] Lt 333, bản dịch của Đinh Văn Trung.
[132] Thư Bolonia 1547, số 9: FN, I, tr. ?? XXứ
[133] Processus Remiss. Minorissensis, Ignatiana 4, Scripta de Igntio II, MHSI 56, tr. 746.
[134] Hk 26.
[135] Dialogus II (1562-1565), MN 5, tr. 661.
[136] Impelling Spirit, tr. 137.
[137] Hk 99.
[138] FN, I, tr. 82.
[139] FN, II, tr. 527.
[140] FN, II, tr.190.
[141] Xem Genesis de los ejercicios de San Ignacio en la fundacion de la SJ, trong Estudios ignacianos, tr. 12.
[142] Pedro de Leturia cho rằng quyển sách này ảnh hưởng sâu đậm về giáo thuyết trên nội dung và trên về cấu trúc trên hình thức. Xem Genesis de los ejercicios de San Ignacio en la fundacion de la SJ, trong Estudios ignacianos, tr. 12.
[143] Mon. Rib. II, MHSI 60, tr. 504.
[144] Saint Ignace de Loyola, tr. XXu
[145] Histoire de la Spiritualité Chríetienne, II, Aubier MCMLXI.
[146] Nguyên văn: Compendio breve de Ejercicios Espirituales, sacados de un libro Ejercitatorio de vida espiritual, que compuso el muy reverendo Padre Fray García de Cisneros, Abad que fue de este monasterio de Nuestra Senora de Montserrat (Tóm lược các bài thao luyện thiêng liêng rút ra từ cuốn Luyện tập Đời sống Thiêng liêng do cha rất đáng kính García de Disneros, viện phụđan viện Đức Mẹ Montserrat, soạn).
[147] Xem Le manuel de Montserrat et les Exercices Spirituels de Saint Ignace, Christus 167 (1995), tr. 358-369.
[148] X. El gentilhombre Inigo Lopez de Loyola, Labor 1949.
[149] Xem Mon. Ign. 4, Scripta II, MHSI 56, tr. 384-385; 445-447; 896. Vả lại, các phụ nữđạo đức ở Manresa, quen với thánh I-nhã ngay từđầu, có thói quen mỗi thứ bảy đi Montserrat, chẳng lẽ trong gần một năm, thánh I-nhã không đi lần nào! Hơn nữa, trong thời gian ở Manresa, thánh I-nhã từng tiếp xúc với “một người thông thái ở nhà thờ Chính Tòa, một người rất đạo đức, thường giảng ở nhà thờấy”, lại có lúc ở ngay trong tu viện dòng Thánh Đaminh, nên có thểđược biết hai cuốn này cách gián tiếp qua các cuộc gặp gỡ, và ngay cảđọc trực tiếp nữa.
[150] Xem Las influencias cisnerianos de los Ejercicios, trong Las fuentes de los Ejercicios Espirituales de San Ignacio, Mansajero 1980, tr. 359.
[151] Xem Phụ trang 17: Thăng tiến đời sống thiêng liêng.
[152] Dictionnaire de la Spiritualité, III, Beauchesne 1957, col. 745.
[153] Saint Ignace de Loyola, p. 80, 90.
[154] La Spiritualité moderne, I, L’essor: 1500-1605, Aubier 1966, tr. 22.
[155] Xem Le manuel de Montserrat et les Exercices Spirituels de Saint Ignace, Christus 167 (1995), tr. 368.
[156] Hk 32.
[157] Hk 34.
[158] Gần đền Đức Mẹ Viladordis có “Trại Marcetes”, nơi thánh I-nhã thường đến xin ăn mỗi khi viếng đền. Ở cách nhà tế bần Santa Lucia chừng 100 mét, gia đình Canyelles thường cho thánh I-nhã đến nghỉ ngơi ở ngay gần cửa ra vào trong nhà. Ngài đúng là ăn nhờởđậu theo nghĩa đen.
[159] Căn nhà này ở Plaza de San Ignacio Enfermo (Quảng Trường Thánh I-nhã Ốm), từ năm 1703 được chuyển thành nhà nguyện gọi là San Ignacio Enfermo (Thánh I-nhã Ốm), hiện nay vẫn còn. Xem Joan Segarra Pijuan, Manresa y San Ignacio de Loyola, tr. 74.
[160] MI, Scripta II, tr. 304. Hiện nay, căn phòng của nhà tế bần Santa Lucia đã được biến thành phòng tưởng niệm có tượng thánh I-nhã nằm ngất và nhà nguyện của nhà tế bần được gọi là Nhà nguyện Ngất”.
[161] Vida del Padre Ignacio de Loyola, I, tr. 7.
[162] Vida de sant Ignasi, ấn bản thứ 3, Barcelona 1947, tr. 121.
[163] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 224-225.
[164] Joan Segarra Pijuan, Manresa y San Ignacio de Loyola.
[165] Impelling Spirit, tr. 361.
[166] FN, II, tr. 252.
[167] FN, I, tr. 140.
[168] Nguồn hứng Ba Ngôi Trong Đặc Sủng thánh I-nhã, số 22, trong Sống đặc sủng thánh I-nhã, Hiển Linh 2001.