Thánh Vịnh và chúng ta

I. Lời nguyện Thánh Vịnh

1. Tìm hiểu Thánh Vịnh

King-David-Psalms_Humanity-HealingNhư mọi người đều biết, các Thánh Vịnh được dùng trong phụng vụ Thánh Lễ, phụng vụ Các Giờ Kinh, và cũng được dùng ngày càng nhiều trong cầu nguyện, nhất là trong các kỳ tĩnh tâm. Ngoài ra, với công đồng Vaticanô II, Giáo Hội còn mời gọi:

“Mong rằng tất cả các linh mục và tất cả những ai tham dự phụng vụ Các Giờ Kinh, khi đọc Các Giờ Kinh, hãy hòa hợp tâm trí của mình với lời mình đọc. Và để đạt được điều đó cách tốt đẹp hơn, họ phải trau dồi kiến thức về phụng vụ và Kinh Thánh, nhất là về các Thánh Vịnh.” (Vat II, Hiến chế về Phụng Vụ, s. 90)

Lời mời gọi này đã khơi dậy nơi các tu sĩ nam nữ, các linh mục và cả nơi các Kitô hữu lòng ước ao mạnh mẽ thâm nhập vào trong các chiều sâu của lời nguyện Thánh Vịnh. Nhưng để đạt được điều này, mọi người đều cảm thấy cần được «khai tâm» hay được «dẫn vào» ; cần được «dẫn vào» có nghĩa là cần sự can thiệp từ bên ngoài, vì việc đọc, hiểu và cầu nguyện với Thánh Vịnh không tự mình hình thành, nhưng đến từ một truyền thống.

Nhưng ước ao hiểu biết Thánh Vịnh của chúng ta không chỉ đến từ lời gọi của Giáo Hội và từ sự kiện lời nguyện Thánh Vịnh được dùng rộng rãi trong phụng vụ, nhưng còn đến từ chính những điều ẩn dấu nơi các Thánh Vịnh.

a. Lời nguyện Thánh Vịnh diễn tả kinh nghiệm sống của con người trong tương quan với Thiên Chúa.

  • Ca tụng Thiên Chúa, Đấng sáng tạo, ban sự sống và duy trì sự sống, nhất là sự sống của con người : « Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8, 4-5); “Hết mọi loài ngửa trông lên Chúa đợi chờ Ngài đến bữa cho ăn. Ngài ban xuống, chúng lượm về, Ngài mở tay, chúng thoả thuê ơn phước.” (Tv 104, 27-28). Ca tụng Lề Luật và Lời của Chúa (Tv 1; 19; 119; 147), hành động của Chúa trong lịch sử (Tv 2; 136).
  • Kêu cầu Thiên Chúa, khi phạm tội: «Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy!» (Tv 51, 3-4); hay khi gặp thử thách: trong cảnh lưu đày (Tv 42-43), khi mang trọng bệnh (Tv 102), lúc tuổi già (Tv 71), khi bị bách hại (Tv 31; 2; 69). Trong những lời nguyện này, điều phải đánh động chúng ta không chỉ là những thử thách đủ loại và tận căn, nhưng còn là những thử thách này trở thành lời nguyện nhìn nhận, tín thác và hi vọng hướng về Thiên Chúa.
  • Tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa, vì Người đã đáp lời kêu xin: «Chúc tụng CHÚA đã tỏ tình thương kỳ diệu đối với con trong thành trì vững chắc» (Tv 31, 22); hay vì tin tưởng vào tình yêu trung tín của Chúa: « Ngài đã bắt con nếm mùi tân khổ, chính Ngài sẽ cho con được hoàn sinh và kéo ra khỏi vực sâu lòng đất. Phần vinh hoa, Ngài sẽ ban nhiều, và trở lại vỗ về an ủi.» (Tv 71, 20-21); hoặc dựa vào lời hứa giải thoát của Người: «Lời hứa của Ngài làm cho con được sống, đó là điều an ủi con trong cảnh khốn cùng. Phường kiêu ngạo nặng lời chế giễu, nhưng luật Ngài, con chẳng lìa xa. Lạy CHÚA, con nhớ lại quyết định xưa của Ngài, và lòng đầy an ủi.» (Tv 119, 50-52)
  • Nhìn nhận Thiên Chúa là ai và đã làm gì cho mình để làm mới lại lòng tín thác và niềm vọng nơi Người, ngay trong thử thách: «Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa tự sơ sinh» (Tv 22, 10-11); «Được Ngài thương, con vui mừng hớn hở, vì Ngài đã đoái nhìn phận con cùng khốn. Con lâm cảnh ngặt nghèo, Ngài lo lắng chăm nom, chẳng trao nộp thân này vào tay thù địch, nhưng cho con rộng bước thênh thang. Xin xót thương, lạy CHÚA, bởi vì con lâm cảnh ngặt nghèo, quá sầu đau, mắt đà mòn mỏi, hồn ảo não và thân hình tiều tuỵ» (Tv 31, 8-10); «Tôi tự bảo: điều làm tôi đau đớn là Đấng Tối Cao chẳng còn ra tay nữa. Lạy CHÚA, con tưởng nhớ bao việc Ngài làm, tưởng nhớ những kỳ công thuở trước. Mọi hành động của Ngài, con nhẩm đi nhắc lại, sự nghiệp Ngài, con sẽ gẫm suy.» (Tv 77, 11-13).

b. Lời nguyện Thánh Vịnh loan báo Đức Ki-tô và Đức Ki-tô hoàn tất lời nguyện Thánh Vịnh. Thật vậy, Đức Kitô đến để hoàn tất Kinh Thánh, trong đó có các Thánh Vịnh:

«Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các sách Ngôn sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.»

Như thế, các Thánh Vịnh có mối tương quan đặc biệt với căn tính duy nhất của Đức Kitô, và đó chính là lí do tận cùng của việc chúng ta không chỉ tìm hiểu, nhưng còn cầu nguyện hằng ngày với các Thánh Vịnh, qua đó hiện tại hóa những kinh nghiệm thiêng liêng mà lời nguyện Thánh Vịnh diễn tả. Các Thánh Vịnh có một vị trí không thể thay thế được, bởi vì chính trong mức độ Đức Giêsu hoàn tất Kinh Thánh, trong đó có các Thánh Vịnh, mà Ngài bày tỏ chính mình và làm cho chúng ta nhận ra sứ mạng và căn tính độc nhất của Ngài đối với Thiên Chúa và đối với con người. Thánh Augustinô đã nhận ra tương quan nhiệm mầu giữa các Thánh Vịnh và Đức Ki-tô, nên đã gọi Ngài là «Người hát Thánh Vịnh đáng kính phục»; và thánh nhân đã giải thích danh hiệu thật đẹp và thật đúng này của Đức Kitô theo ba nghĩa hay ba mức độ khác nhau:

Kiểm tra tương tự

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 12 Thường Niên: Chúa muốn nói gì với con?

Tuần trước, khi trở về thăm quê hương, tôi có dịp gặp gỡ và trò …

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 10 TN: Để Lời Chúa tạo tình thân

Tin mừng Thánh Maccô hôm nay thuật lại bài nói chuyện của Chúa Giêsu dành …

Một bình luận

  1. Con xin cha giai đáp cho con:Ngang qua sư đơn điệu của thánh́ vịnh moi ngày ,con phải làm gì để dù mệt mỏi thể xác,vẫn giữ được tinh thần cao đê xứng đáng với việc ca tụng Chúa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *