Thuật ngữ “Con Người” trong Kinh Thánh

Trong các Tin Mừng, Đức Giê-su thường xưng mình bằng tước hiệu “Con Người”. Từ ngữ bí ẩn này vừa gợi lên vừa che dấu khía cạnh siêu việt nhất trong dung mạo Chúa Giê-su. Để hiểu rõ ý nghĩa của cách nói này, thiết nghĩ, chúng ta cần quy chiếu các cách dùng cách nói này trong Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước.

I) Thuật ngữ con người trong Kinh Thánh Cựu Ước

1) Ngôn ng thông dng ca Kinh Thánh Cu ước

Từ ngữ “Con Người” của tiếng Hipri và Aram thường dùng như một tiếng đồng nghĩa với “người”, nghĩa là một phần tử của loài người. Khi liên tưởng đến tổ phụ của nhân loại và người mang tên đó, người ta có thể dịch bằng tiếng “con Adam”. Trong Thánh Vịnh, từ ngữ này được dùng để nhấn mạnh sự mong manh, nhỏ bé, tội lỗi của con người (Tv 11,4; 14,2tt; 31,20…). Khi Chúa phán hỏi Êzêkiel, Gia-vê gọi ông là “con người”(Ez 2,1.3). Danh hiệu này gợi nhớ cho ông về thân phận mỏng manh một ngày kia phải chết của mình. Lòng tốt của Thiên Chúa đối với “con cái Adam” càng đáng được chúc tụng khi Thiên Chúa làm cho họ những điều kỳ diệu (Tv 107, 8). Chúng ta càng ngạc nhiên hơn khi Thiên Chúa tôn phong một hữu thể yếu đuối như thế làm vua toàn thể vạn vật (Tv 8, 5; St 1). Tt c khía cnh v con người trong Cu Ước cho thy, con người mng manh, bé nh, vy mà Ngài đã ban cho h dư đy ân hu.

2. Ngôn ng các sách Khi huyn

2.1.  Sách ngôn s Đa-ni-en

Để diễn tả sự sụp đổ của các vương quốc trần gian, nhường chỗ cho vương quốc của Thiên Chúa, Đa-ni-en trong chương 7 đã phác họa một hình ảnh nổi bật là những vương quốc trần gian như những con thú từ dưới biển đi lên. Chúng bị truất phế quyền năng khi phải ra trước tòa Thiên Chúa mà tác giả dùng hình ảnh biểu trưng là vị bô lão. Khi ấy, “như Con Người đang ngự giá mây trời mà đến”, người tiến lên trước tòa Thiên Chúa và nhận lãnh vương quyền thống trị cả địa cầu (Đn 7, 13t). Nguồn gốc của Con Người theo quan niệm này khó  hiểu và cả hình ảnh “con người” theo Thánh Vịnh và sách Êzekiel cũng không thể giải thích được vấn đề này. Một số người cho rằng quan niệm này xuất phát từ Ba-tư vốn bàn về con người thời nguyên thủy sẽ trở lại như một đấng cứu tinh vào thời thế mạt. Có thể chúng ta phải đi theo chiều hướng của các truyền thống nói về sự khôn ngoan của Thiên Chúa được nhân cách hóa hoặc chính Adam trong Sáng Thế và Thánh Vịnh 8 vốn được tạo dựng theo hình ảnh Chúa và “không thua kém thần linh là mấy”. Trong đoạn sách Đa-ni-en 7, Con Người và những con thú đối nghịch nhau như thần và quỷ. Theo phần giải thích thị kiến trong Đa-ni-en, vương quyền thuộc về “chư thánh của Ðấng Tối Cao”. Vậy, dường như Con Người đại diện cho chính dân này nhưng không phải trong tình trạng bị bách hại (Đn 7, 25) mà trong vinh quang cuối cùng. Tuy nhiên, các con thú này không những trượng trưng cho các đế quốc mà còn cả những vị thủ lãnh nữa. Vì vậy, phần nào bản văn cũng ám chỉ chỉ đến vị thủ lãnh dân thánh sẽ cai trị đế quốc nhờ thông phần vào vương quyền Thiên Chúa. Tt c mch văn đt Con Người liên h vi thế gii ca Thiên Chúa và nhn mnh đến tính siêu vit ca Ngài.

2.2 Truyn thng Do Thái

Sau sách ngôn sứ Đa-ni-en, văn chương khải huyền Do Thái thích dùng biểu tượng Con Người. Con Người ở đây có tính cách siêu việt, có nguồn gốc từ trời, nắm giữ sự công chính và mạc khải hạnh phúc cứu rỗi cho con người. Tuy nhiên, Con Người được nói tới ở đây không có nét nào về việc Ngài phải chịu đau khổ và không có nguồn gốc trần thế.

Tóm li, con người trong Kinh Thánh Cu ước thường có 2 đc nét: mt mt là th to mong manh nhưng mt khác li mang dáng dp ca mt Đng t tri, siêu vit. C hai đc nét này phn nào v nên chân dung ca Đc Giê-su trong Tân Ước. Tuy nhiên, hai nét chính yếu này vẫn chưa giải thích được tại sao Con Người phải chịu đau khổ rồi mới được vào vinh quang.

 

II)Thuật ngữ con người trong Kinh Thánh Tân Ước

 

1. Tin Mừng

Trong Tin Mừng, từ ngữ ‘Con Người”  được lặp lại 70 lần. Từ này có đôi lúc chỉ có giá trị như đại từ “ta, tôi” (Mt 5,11; Mt 16, 13-21; Lc 6,22; Mc 8,27-31). Sự kiện chỉ có một mình Đức Giê-su dùng từ ngữ ấy cho thấy đây là một từ ngữ tiêu biểu của Người. Có những chỗ Người không minh nhiên đồng hóa mình với Con Người (Mt 16,27; 24,30); nhưng chỗ khác ta thấy rõ Người lại nhận tước hiệu này (Mt 8,20; 16,13; Ga 3,13…) Có thể Người đã chọn từ ngữ này vì nó tiềm ẩn nhiều ý nghĩa, vừa có thể hiểu theo nghĩa thường “con người hèn mọn này”, vừa có thể hiểu “Con Người” ngự giá mây trời mà đến, cai trị muôn loài.

1.1 Tin Mừng Nhất Lãm

a)      Những hình ảnh cánh chung của Đức Giê-su gắn liền với văn chương Khải Huyền: Con Người ngự giá mây trời mà đến (Mt 24,30ss); Con Người ngự trên ngai vinh quang (Mt 19,28); Con Người phán xét mọi người (Mt 16,27ss). Nhưng trong phiên tòa, vị thượng tế hỏi Người có phải là Mêsia không, Đức Giê-su trả lời gián tiếp bằng cách đồng hóa Người với Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa (Tv 110,1) và ngự giá mây trời mà đến (Đn 7,13; Mt 26,64ss). Thật ra khi loại bỏ hết quan niệm trần tục về Mêsia, Đức Giê-su đã để lộ tính chất siêu việt của mình và tước hiệu “Con Người” rất thích hợp với quan niệm này.

b)      Trái lại, Đức Giê-su đã ghép vào tước hiệu Con Người một nội dung mà truyền thống Khải Huyền không đề cập. Người đến thực hiện trong đời sống trần thế ơn gọi của Người Tôi Trung của Gia-vê, bị loại bỏ, bị giết chết để sau cùng được tôn vinh và cứu rỗi muôn người. Nhưng chính trong tư cách Con Người mà người phải chịu định mệnh ấy (Mc 8,31ss; Mt 17,9ss; 20,18ss…). Trước khi xuất hiện trong vinh quang ngày sau hết, Con Người sống cuộc đời trần thế để cho tủi nhục và đau khổ che khuất vinh quang mình. Vì vậy, khi định nghĩa sứ mạng của mình, Đức Giê-su thích dùng tước hiệu Con Người hơn tước hiệu Mêsia vốn hay bị bóp méo bởi quan niệm thế tục của người Do Thái.

c)      Dầu ẩn dấu căn tính và sứ mạng như thế (Mt 8,20ss; 11,19) khiến những lời lộng ngôn xúc phạm đến người có thể tha thứ được (Mt 12,32ss), Đức Giê-su cũng đã bắt đầu thi hành một số quyền lực của Con Người như tha tội, làm chủ ngày sa-bát, loan báo Lời (Mt 13,37). Khi biểu lộ căn tính như thế, Đức Giê-su phần nào đã loan báo công việc của Người trong ngày sau hết.

1.2. Tin Mừng Gio-an

Các bản văn của Tin Mừng thứ tư kể về Con Người lặp lại những khía cạnh của “Con Người” thường thấy trong Tin Mừng Nhất Lãm. Đầu tiên là khía cạnh vinh quang (Ga 5, 26-29; 1,51; 3,13; 6,62). Nhưng trước khi vào vinh quang, Con Người phải trải qua tình trạng tủi nhục. Tuy nhiên, trong cái nhìn của thánh Gio-an, thập giá trùng với sự trở về trời để được tôn vinh của Con Người: “Con Người phải bị treo lên” (3,14tt; 12,34); dù khó tin nhưng đó là lúc Người được vinh hiển (12,23;13,31) và chinh nhờ đó mà mầu nhiệm Con Người được mạc khải trọn vẹn “Bấy giờ các ngươi sẽ biết Ta là ai” (8, 28)

2. Các thư của các thánh tông đồ

Phần Tin Mừng còn lại ít dùng biểu tượng Con Người ngoại trừ một số đoạn nói về thị kiến: Thị kiến Stephano nhìn thấy Đức Giê-su trong vinh quang của Thiên Chúa trong địa vị Con Người (Cv 7, 55tt), thị kiến của sách Khải huyền (1,12-16) chiêm ngưỡng thấy ngày Người quang lâm để gặt mùa gặt cánh chung (14, 14tt). Có thể thánh Phao-lô cũng nhớ lại biểu tượng này khi ngài mô tả Đức Giê-su như Ađam trên trời và những người được phục sinh sẽ mặc lấy hình ảnh Người (1Cr 15, 45-49). Trong thư gửi Tín hữu Do Thái (2,5-9), Con Người bị hạ xuống trước khi được gọi vào vinh quang. Thấu triệt điểm này, suy tư Ki-tô giáo liên kết Con Người Ađam trong các Thánh Vịnh, Con Người trong sách Khải Huyền với Ađam mới theo Thánh Phao-lô. Như con Ađam, Đức Giê-su chia sẻ thân phận tủi nhục và đau khổ với chúng ta nhưng đồng thời ngài cũng là Con Người do nguồn gốc trên trời, được gọi về để phán xét nên cuộc khổ nạn và cái chết đã đem Người vào vinh quang của Đấng Phục Sinh trong tư cách là Ađam mới, thủ lãnh của nhân loại. Nơi Người đã hoàn thành hai dung mạo trái nghịch nhau trong Chương 1 và 3 sách Sáng Thế. Vì vậy, khi Người hiện đến trong ngày sau hết, chúng ta sẽ ngạc nhiên vì đã gặp người rồi, ẩn giấu một cách mầu nhiệm nơi những con người bé nhỏ nhất giữa những anh em cùng khổ của Người (Mt 25,31tt)

Chú thích

tt: các câu tiếp theo

ss: các câu song song trong các Tin mừng Nhất Lãm

 

(Theo Jean Delorme, Đin Ng Thn Hc Thánh Kinh)

Kiểm tra tương tự

Khóa học: “Cầu nguyện bằng Lời Chúa”

  Bạn thân mến!   Thư Chung năm 2022 của Hội Đồng Giám Mục Việt …

Khóa học: “Tông huấn Đức Kitô Hằng Sống”

  Bạn thân mến!   Trong Tông Huấn “Đức Kitô Hằng Sống” Đức Thánh Cha …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *