Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (Chương 1): Ai phù hợp để lãnh đạo? (tiếp theo 1)

 Image result for leader jesus

Ơn gọi của ông Ghít-ôn

Để củng cố xác tín của chúng ta vào sự thật tất yếu về sự trọn lành của Thiên Chúa, hãy nhìn vào gương một con người khác vào thời điểm Chúa gọi ông. Có nhớ trận chiến mà Ghít-ôn đã tham chiến và chiến thắng không? Với một đội quân hùng hậu ông “đã chiến đấu chống lại những kẻ ngoại ban.” Ông ấy có luôn như vậy không? Dũng cảm, cam đảm, dũng mãnh trong chiến đấu? Không hẳn thế.

Sự thống trị của người Ma-đi-an đè nặng trên con cái It-ra-en. Ðể tránh mặt người Ma-đi-an, con cái Ít-ra-en đã thiết lập những khu an toàn trong các vùng núi, những hang động hốc đá. Người Ma-đi-an tàn phá hoa màu và tịch thu gia súc của họ.. Giống như tại hoạ về châu chấu, những kẻ thù này tàn phá hết mọi thứ trên đường họ đi qua. Tất nhiên, lý do của sự tiến thoái lượng nan của dân Ít-ra-en là tội lỗi của họ. Con cái Ít-ra-en đã làm điều dữ trái mắt Ðức Chúa, nên Ðức Chúa đã trao họ vào tay người Ma-đi-an trong bảy năm (Tl 6 :1).

Một đêm nọ khi ông Ghít-ôn đang đạp lúa trong bồn để tránh mặt người Ma-đi-an thì sứ thần của Thiên Chúa xuất hiện và mời gọi ông trở thành khí cụ để đưa dân của Chúa ra khỏi vùng đất của người Ma-đi-an.

Sự đáp trả đầu tiên của Ghít-ôn thì nghe có vẻ quen thuộc đối với Thiên Chúa vào thời điểm đó. “Ôi, thưa Ngài, con lấy gì mà cứu Ít-ra-en? Này dòng họ con thấp kém nhất trong chi tộc Mơ-na-se, mà con lại nhỏ nhất trong nhà cha con.” (Tl 6 :15).

Một lần nữa, Thiên Chúa lại phải chạm đến con tim của người mà Ngài chọn cho sứ vụ. “Ta sẽ ở với ngươi, và ngươi sẽ đánh quân Ma-đi-an như đánh có một người.” (Tl 6 :16).

Hãy để ý sự việc này tương tự như điều Thiên Chúa đã nói với Mô-sê ở bụi cây bốc cháy. Thực ra Thiên Chúa muốn nói là “Ghít-ôn à, dù dòng họ con thấp kém nhất trong chi tộc Mơ-na-se, hoặc dù con có nhỏ nhất trong nhà cha con thì cùng chẳng sao. Điều quan trọng con là con, nhưng ta sẽ ở với con. Chúng ta không tuỳ thuộc vào yếu đuối của con, nhưng dựa vào sức mạnh của Ta. Qua con Ta sẽ làm việc. “

Vì vậy, nếu Thiên Chúa mời gọi bạn cho một sứ vụ và bạn quá nhạy cảm về những yếu đuối, nhu cầu và sự bất toàn – thì hãy cứ hân hoan ! Mọi người đều gặp phải vấn đề tương tự như bạn. Qua nhiều thế kỷ dân của Chúa ai cũng có cùng cảm nghĩ đó. Tuy nhiên họ cũng tin rằng Thiên Chúa ban đủ ơn để họ hoàn thành công việc mà Ngài đã mời gọi họ.

Ơn gọi của Giê-rê-mi-a

Còn một con người nữa cũng cần phải quan sát khi nói đến vấn đề ơn gọi. Giê-rê-mi-a là một tiên tri lớn của Thiên Chúa. Ông trung thành với ơn gọi của Chúa và chịu đau khổ vì sự trung thành đó. Nhưng ơn gọi đó đến như thế nào? Và Giê-rê-mi-a đã đáp trả thế nào khi Thiên Chúa mời gọi ông lãnh nhận vai trò lãnh đạo trong vương quốc của Ngài? Hãy nhìn vào những lời ghi lại này: “Có lời Ðức Chúa phán với tôi rằng: ‘Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.’” (Gr 1 :4-5).

Công việc cơ bản của tiên tri là công bố Lời của Chúa cho dân của Ngài. Giê-rê-mi-a đã đáp trả lại thử thách này thế nào ? Nhân cơ hội đó ông ấy có ngay lập tức thể hiện đức tin và lòng hăng hái không? Không, phản ứng của ông ấy cũng tương tự phản ứng của Mô-sê và Ghít-ôn: “Nhưng tôi thưa: “Ôi! Lạy Ðức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!”. Phản ứng đầu tiên của ông ấy là sự bất toàn. Ông ấy không cảm thấy mình xứng đáng với sứ vụ đó.

Thiên Chúa đáp trả lại phản ứng đó thế này: “Ðức Chúa phán với tôi: ‘Ðừng nói ngươi còn trẻ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Ðừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi’, – sấm ngôn của Ðức Chúa.” (Gr 1 :7-8)

Hãy để ý lời hứa của Thiên Chúa: “Ta ở với ngươi”. Một lần nữa, điều mấu chốt là Thiên Chúa đang ở đây. Thiên Chúa của mọi khôn ngoan, của mọi quyền năng, của mọi trọn lành sẽ sát cánh với ông. Trong mọi trường hợp, đây là điều Thiên Chúa luôn nói đến.

Trong trường hợp của Giê-rê-mi-a thì Thiên Chúa không hứa cho ông một vườn hoa hồng, nhưng đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ và hướng dẫn sẽ luôn có và một lần nữa : “Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì – sấm ngôn của Ðức Chúa – có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.” (Gr 1 :19)

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *