Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 4): Thái độ của nhà lãnh đạo với tha nhân

 

Như đã giải thích trong chương trước, những hoa trái và thành công của nhà lãnh đạo Kitô hữu phụ thuộc phần lớn vào đời sống nội tâm của họ. Chẳng ai theo những nhà lãnh đạo nào phục vụ bản thân, tự kiêu, lười biếng hoặc đạo đức giả. Bây giờ chúng ta nhìn vào đời sống nội tâm của nhà lãnh đạo ở một chiều kích khác: thái độ cơ bản của họ với tha nhân.

Thánh Phaolô tông đồ đã nói, “Lời truyền dạy đó phải nhằm đưa tới đức mến phát xuất từ tâm hồn trong sạch, lương tâm ngay thẳng và đức tin không giả hình” (1 Tm 1:5). Mục đích tối thượng của lời giáo huấn này là hãy thể hiện tình yêu với tha nhân, có lương tâm ngay thẳng trong lòng và lòng tin thật vào Thiên Chúa. Đây chính là nền tảng của đời sống vui tươi (joy)

J-O-Y: Jesus first, Others Second, and Yourself last. (Trước hết là Chúa Giê-su, thứ đến là tha nhân, và cuối cùng là bản thân)

Một Trái Tim Phục Vụ

Chúa Giê-su cho chúng ta thấy tóm lược cơ bản về đời sống của Ngài: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạnh sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45). Ngài đến giữa chúng ta như là Người đến để phục vụ “Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.” (Lc 22:27).

Ngày nay chúng ta không thể phục vụ Thiên Chúa bằng việc đem con vật hiến tế lên đồi, đốt lửa và dâng cho Ngài. Để phục vụ Thiên Chúa chúng ta phải phục vụ nhau, như Chúa Giê-su đã làm. Các nhà lãnh đạo phải hiến dâng đời sống của mình lên bàn thờ Thiên Chúa để được ngọn lửa tình yêu của Chúa đốt bừng lên, hầu phục vụ tha nhân. “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Ðức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.” (1 Ga 3:16). Tất nhiên, điều này trái ngược với những gì những nhà lãnh đạo thế tục thể hiện. Vào bất cứ văn phòng công sở nào nhìn vào sơ đồ tổ chức của công sở đó bạn sẽ thấy hình ảnh và tên của nhà lãnh đạo ở bên trên với đường kẻ từ trên xuống dưới. Và trong hầu hết các trường hợp thì nhà lãnh đạo và các vị trí quản lý cấp cao đều đòi hỏi sự phục tục nơi người khác.

Chúa Giê-su đã đến và đảo ngược hướng phục vụ mà không đánh mất đi vai trò lãnh đạo của Ngài. Ngài bảo các môn đệ của mình: “Nhưng Ðức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. (Mt 20: 25-28).

Những huấn giáo của Đức Kitô là một cách mạng và là điều xa lạ với những người nghe thời của Ngài. Giáo huấn của Ngài về lãnh đạo tiếp tục là một điều không quen thuộc trong thời đại mà người ta phải nỗ lực để leo lên bậc thang danh vọng. Kinh Thánh dạy rằng lãnh đạo là phục vụ. Trong những khoảng khắc thiêng liêng hơn chúng ta nhận ra sự thật về khái niệm này và đáp trả với một thái độ tích cực và dấn thân. Tuy nhiên thách đố xảy đến khi áp dụng điều này trong đời sống hàng ngày. Thật dễ dàng để nói ai đó đem cho bạn một ly trà đá trong ngày nắng oi bức. Nhưng đã bao lâu rồi kể từ lần chúng ta đánh bóng giày cho ai đó, chứ chưa nói tới việc rửa chân cho người đó!

Một tối nọ vợ chồng chúng tôi phục vụ bữa cơm cá cho khoảng hai mươi đàn ông. Vài người trong số đó đi câu ở hồ và đem về bốn mươi con cá hồi. Chúng tôi phục vụ tráng miệng bằng món kem nhà làm. Sau bữa ăn, một người trong số họ đề nghị để họ giúp phần dọn dẹp. Thật tuyệt!

Khi các ông ấy đang chia ra lo việc sắp xếp lại đồ nội thất, lau sàn nhà, đổ rác, rửa chén bác, thì tôi thấy một cảnh tượng khó mà tin nỗi. Một người trong số họ là người ăn nhiều nhất, thưởng thức bữa ăn nhất, đứng dậy rời khỏi chiếc ghế, tiến tới cửa sổ và dấu mình sau rèm cửa. Thật vậy! Ông ấy dấu mình sau rèm cửa!

 Sau khi việc dọn dẹp hoàn tất và mọi việc đâu vào đấy thì ông ta bước ra, đi đến chiếc ghế, ngồi xuống và bắt đầu đọc báo. Hãy nhớ lời nói của Chúa Giê-su, “Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22:27). Còn ông bạn này thì làm ngược lại.

Công việc phục vụ thì cần thiết ở khắp nơi. Một vị trí nhỏ dưới ánh đèn sân khấu thì có vẻ hơi chật chội, nhưng trong những nơi khuất luôn có chỗ cho những ai mong muốn phục vụ.

Stephen là người có đức tin vững vàng và đầy uy quyền, kẻ thù của Đức Kitô không thể kháng lại sự khôn ngoan và thần khí mà dựa vào đó ông phát biểu. Ông ấy rất am hiểu Lời Chúa và có dũng khí khi giảng dạy với tính thuyết phục cao. Một ngày nọ các đồ đệ đến hỏi ông có thể phục vụ bàn ăn cho những bà quá người Hy lạp, những người bị lãng quên, không được phát thức ăn không.

Stephen có thể đã nói, “Tôi ư? Phục vụ bàn ăn ư? Rõ ràng là các anh không biết về sự khôn ngoan, uy quyền. đức tin và khả năng giảng thuyết của tôi. Hãy yêu cầu ai khác bình thường mà phục vụ. Tôi tin chắc rằng các anh có thể nhận thấy tôi phù hợp đứng dưới ánh đèn giữa sân khấu hơn.

Nhưng không, tạ ơn Chúa, đó không phải là phản ứng của Stephen. Ông ta hăm hở đứng vào vị trí với sáu người phục vụ khác và phục vụ bàn ăn. Tôi tin chắc đó là lý do chính giúp ông ấy đứng ở vị trí dưới ánh đèn của Chúa qua nhiều thập kỷ. Stephen có thể là một trong những người tử đạo vì Đức Kitô. Không ai thay thế được ông ta.

Kinh Thánh dạy rằng con đường thăng tiến chính là tự hạ “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” (Mt 23:11-12)

 

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *