Điều thứ hai nhận thấy nơi đời sống của vua Khít-ki-gia là sự tập trung của nhà vua. Nhà vua có một công việc chính và ông tập trung vào công việc đó.
Năm thứ nhất triều đại vua Khít-ki-gia, vào tháng thứ nhất, vua đã mở các cửa Nhà Ðức Chúa và làm lại cho chắc chắn. Vua cho mời các tư tế cùng các thầy Lê-vi vào và tập hợp tất cả lại ở công trường về phía Ðông. Vua nói với họ: “Các thầy Lê-vi, xin nghe tôi đây! Bây giờ, các ông hãy thánh hiến chính mình và thánh hiến Nhà của Ðức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên các ông và hãy loại mọi điều ô uế ra khỏi Thánh Ðiện” (2 Sb 29:3-5).
Nhà vua không bị phân tâm, dù có gặp phải bất hoà trầm trọng, sự nhạo báng hay đối đầu.
Ba tác giả Thánh Kinh đều cho chúng ta biết những lý do cần phải tập trung. Phê-rô nói “Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy” (2 Pr 3:10). Tất cả mọi sự trên thế gian này là tạm thời và chóng qua. Hai điều vượt trên trần gian này và sẽ tồn tại muôn thuở: Lời Chúa và linh hồn của con người. Một khi các nhà lãnh đạo đặt mình trước hai điều này thì họ sẽ hướng trọn đến những giá trị vĩnh hắng đó. Họ sống giữa trần gian, nhưng họ chỉ nhắm đến những gì trường tồn.
Lới đề nghị của Gia-cô-bê là lý do thứ hai để tập trung: “Trong khi các người không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao. Thật vậy, các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi” (Gc 4:14). Cuộc sống thì ngắn ngủi nên không thể để hoang phí. Một khi người ta nhận ra sự thật này thì sự thật đó sẽ giúp họ khỏi bị những gì thuộc về thế gian tấn công khiến họ sa ngã và tách rời họ khỏi Chúa Giê-su. Lời Chúa hướng dẫn chúng ta:
Như thế, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Ðức Giêsu là Ðấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa. (Dt 12:1-2)
Thánh Phaolô nói đến lý do thứ ba để tập trung, “Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích” (1 Cr 15:58). Một khi chúng ta đi theo Chúa Giê-su trên con đường thẳng lối nhưng nhỏ hẹp thì chúng ta được đảm bảo rằng những gì chúng ta đang làm đều sinh hoa trái. Thật đẹp khi các nhà lãnh đạo biết rằng trong khi đa số con người ta ném đời họ vào những hoạt động vô bổ thì những gì họ phục vụ Đức Kitô lại đem lại sự sống đời đời.
Kinh Thánh chứa đựng rất nhiều mẫu gương tập trung trên con đường theo Chúa. Mô-sê là một mẫu gương điển hình.
Nhờ đức tin, ông Môsê, khi lớn lên đã từ chối không chịu cho người ta gọi là con của công chúa vua Pharaô; ông thà cùng chịu ngược đãi với Dân Thiên Chúa còn hơn là được hưởng cái sung sướng chóng qua do tội lỗi mang lại; ông coi sự ô nhục của người được xức dầu là của cải quý báu hơn các kho tàng của Người Ai cập, vì mắt ông vẫn đăm đăm nhìn phần thưởng mai sau. (Dt 11:24-26)
Thánh Phaolô tông đồ cũng nói tương tự: “Thưa anh em, tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Ðức Kitô Giêsu” (Pl 3:13-14)
Tuy vậy, gương mẫu tuyệt vời nhất chính là Đức Giê-su. “Khi đã tới ngày Ðức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9:51). Các môn đệ của Ngài chứng kiến điều này và kinh hoàng. “Ðức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10:32). Tại sao các môn đệ lại kinh hoàng? Vì Ngài biết rõ điều gì đang chờ đợi Ngài mà vẫn tiến lên không chùn bước. “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sự. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại.” (Mc 10:33)
Điều gì đó trong sự điềm tĩnh của Chúa Giê-su khiến nhóm Mười Hai cảm thấy không an lòng. Họ e ngại điều đang diễn ra trước mắt họ và họ kinh sợ trước sự điềm tĩnh của Nhà Lãnh Đạo của họ. Không một chút nao núng Chúa Giê-su bước thẳng đến thập giá. Ngài ý thức sứ mệnh của mình và Ngài được chọn để thực thi sứ mệnh đó. Chúng ta cũng phải như vậy. Thế gian khiến chúng ta bị trói buộc bởi điều này hay bị gánh nặng bởi điều kia, nhưng Lời Chúa mời gọi chúng ta buôn bỏ hết, gạt những gánh nặng sang một bên, và hướng về mục đích phía trước. Thật không dễ có được tư duy tập trung nhưng thật cần thiết để có điều đó.
Khi Billy Graham chia sẻ tại đám tang của Dawson Trotman, ông ta nói về sự tập trung của Daw. Ông ấy nói, “Anh ta không nói rằng ‘Tôi chỉ thoáng qua bốn mươi việc này,’ nhưng anh ta nói ‘Đây là một việc tôi làm’”.
Một con người có thể phá hỏng cuộc đời mình bằng ba cách. Thứ nhất là bám vào bản chất lười biếng ể oải và chẳng làm gì cả. Tôi đã từng nhìn thấy người trẻ rơi vào hoàng cảnh đó. Họ mua cây đàn guita, mặc chiếc quần ngắn, đi ra biển nắng của California, và lãng phí cuộc đời bằng cách nằm ì ra ở đó.
Cách thứ hai để phá hỏng cuộc đời bạn là đặt cho mình một mục tiêu, làm việc chăm chỉ, và cuối cùng khám phá ra là bạn đã đặt cho mình một mục tiêu sai. Tôi có biết nhiều người lâm vào cảnh như vậy. Một số họ đã kể lại câu chuyện của mình trong hối tiếc và đầy nước mắt.
Cách thứ ba là điều mà Tiến sĩ Graham nói tới. Là trở thành người ba hoa, chẳng bao giờ làm gì cho ra hồn.
Giô-suê được cảnh báo về kiểu làm qua loa: “Tuy nhiên, ngươi phải mạnh bạo và rất can đảm, để lo thi hành tất cả Lề Luật, mà Mô-sê tôi trung của Ta đã truyền dạy ngươi. Ðừng đi trệch bên phải bên trái, ngoài Lề Luật, để được thành công ở bất cứ nơi nào ngươi đi tới. (Gs 1:7). Đây không phải là lời cảnh báo việc đi sai đường, nhưng cảnh báo việc trệch bên này rồi lại bên kia.
Tôi đã từng quan sát những mẫu người như vậy. Họ khởi đầu rất tốt, nhưng trong quá trình thực thi có điều gì đó tác động đến ý muốn nhất thời của họ thế là họ bị trệch hướng. Cuối cùng họ cũng nhận ra điều dại dột khi đi theo hướng đó và quay lại con đường ban đầu, và rồi khi đi tiếp lại bị trệch hướng do một điều gì đó. Thật là đáng tiếc! Những con người tốt lành, với tấm lòng tốt đẹp mà lại chẳng đi về đâu. Tại sao vậy? Do dễ trệch hướng. Sự tập trung của Mô-sê hay Phaolô hay chính Đức Kitô không phải là một phần trong đời sống của họ.
Vài người than phiền, “Thật khó làm được như vậy.” Tất nhiên là khó rồi. Thánh Phaolô tông đồ có nói “Tôi lao mình về phía trước” chứ ngài không nói “Tôi trôi mình về phía trước, tôi trượt về phía trước, tôi trờ về phía trước, tôi bị cuốn về phía trước”. Ngài nói lao, và từ đó thể hiện sự tiên liệu việc sẽ có sự chống trả. Thế gian sẽ quyến rũ bạn và ma quỹ sẽ chiến đấu với bạn, nhưng nếu bạn hướng đến Chúa Giê-su trong cuộc chạy đua này thì Ngài sẽ giúp bạn đến đích thành công.
Lời chứng ta của Thánh Phaolô đã mô phỏng sống động điều này: “Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa”. (Cv 20:24). Ngài nói đến “chặng đường.” Niềm vui lớn lao nhất trong đời sống là biết rằng bạn đang sống trong kế hoạch của Chúa, thực thi những gì Ngài muốn bạn làm theo cách thức của Ngài.
Các chiến binh Dơ-vu-lun thách thức chúng ta thế này: “Trong chi tộc Dơ-vu-lun: năm mươi ngàn chiến binh sẵn sàng lâm trận, biết sử dụng mọi thứ vũ khí và dũng cảm chiến đấu, không sờn lòng” (1 Sb 12 :34). Đây là những người đàn ông tham gia chiến trận, được huấn luyện, trang bị, có kỹ luật và tập trung.
Mỗi người trong chúng ta đều có một chặng đường để đi, một sứ vụ để hoàn thành và một mục tiêu để đạt đến, “Xin nhắn với anh Akhíppô: “Hãy lưu tâm đến chức vụ Chúa đã giao cho anh, và lo chu toàn”. (Cl 4:7).
Tôi nhớ lại một sự việc xảy đến trong đời tôi điều mà đã định đoạt vận mệnh của tôi. Vợ chồng tôi đã gặp Chúa qua việc đọc Kinh Thánh. Xung quan chúng tôi không có nhiều người tư vấn sâu xa về thiêng liêng cho chúng tôi, nhưng cả hai chúng tôi đều nhất trí là chúng tôi theo Chúa với một mục đích duy nhất. Vị linh mục Arlan Halverson của Harlan, Iowa chia sẻ với chúng tôi về một ngôi trường ở Minneapolis, nơi chúng tôi có thể học lời Chúa. Chúng tôi là những Kitô hữu mới trở lại đạo nên chúng tôi mong được thăng tiến. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm đi học ở trường đó và dành trọn cuộc sống cho sứ vụ của Đức Kitô. Thời điểm đó tôi đang có một công việc tốt và khi tôi chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về ý định của mình thì tôi chẳng nhận góp ý nào từ họ ngoại trừ sự chỉ trích. Họ gọi ý định đó là ngu xuẩn – là cuồn tín. Bỏ một công việc tốt với mức thu nhập cao và ổn định là một sự điên rồ. Nhưng chúng tôi biết điều chúng tôi cần phải làm là gì.
Tôi nghỉ việc và chuẩn bị rời Bluffs, Iowa để đến trường Northwestern. Chúng tôi bán những gì mình có, cho hết những thứ còn lại và tự do để lên đường. Chúng tôi xếp quần áo và một ít đồ gia dụng vào vài thùng nhỏ, chất chúng lên chiếc xe kéo trẻ em và đi ra nhà ga. Virginia kéo chiếc xe còn tôi thì đẩy nó, và thế là chúng tôi tiến bước trên hành trình phiêu lưu. Chúng tôi quyết tâm không quay lại phía sau cũng như không nhìn qua phải hay sang trái. Chúng tôi chỉ ngước nhìn lên Chúa Giê-su và đi đến bất cứ nơi nào Ngài dẫn đưa chúng tôi đến. Qua nhiều năm chúng tôi đối diện với những cản trở và thử thách nhưng Ngài vẫn chỉ lối cho chúng tôi.
Ngày nay Thiên Chúa tìm kiếm những con người không quan tâm đến những lời tôn vinh trống rỗng hay những vui thú chống qua của thề gian này. Ngài tìm kiếm những ai quan tâm đến thực trạng là thế giới cần Đức Kitô, những ai khao khát đi theo Ngài với mục đích và có sự tập trung. Lời chứng của Thánh Phaolô là một khích lệ:
Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện (2 Tm 4:6-8)