Từ Điển Việt – Bồ – La giúp hiểu rõ ý nghĩa Kinh cầu Ông Thánh Giuse

Thanh Giuse

Sr.Minh Thùy
Dòng Đa Minh Rosa Lima

 Kinh Cầu Ông Thánh Giuse

Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
* Thưa : Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
* Thưa : Thương Xót Chúng Con (câu nào cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Rất ThánhĐức Bà Maria
* Thưa: Cầu cho chúng con
Ông Thánh Giuse
Ông Thánh Giuse là dòng dõi sang trọng vua Đavit.
Ông Thánh Giuse là Đấng sáng láng trên hết các Thánh Tổ Tông.
Ông Thánh Giuse là bạn Đức Mẹ Chúa Trời.
Ông Thánh Giuse là Đấng Đồng Trinh gìn giữ Đức Nữ Đồng Trinh.
Ông Thánh Giuse là Cha nuôi Con Đức Chúa Trời.
Ông Thánh Giuse hằng lo lắng che chở cho Đức Chúa Giêsu
liên.
Ông Thánh Giuse làm đầu Thánh Gia.
Ông Thánh Giuse trọn tốt trọn lành.
Ông Thánh Giuse
cực thanh cực tịnh.
Ông Thánh Giuse
cực khôn cực ngoan.
Ông Thánh Giuse là Đấng kiên tâm mạnh mẽ mọi đàng.
Ông Thánh Giuse hay vâng lời chịu lụy cho trọn.
Ông Thánh Giuse là Đấng ngay chính
tận trung.
Ông Thánh Giuse là gương nhân đức nhịn nhục.
Ông Thánh Giuse yêu chuộng nhân đức khó khăn.
Ông Thánh Giuse là gương tốt lành cho các kẻ làm thợ phải soi.
Ông Thánh Giuse là mẫu mực sáng láng về cách ăn nết ở trong nhà.
Ông Thánh Giuse gìn giữ các kẻ
đồng trinh.
Ông Thánh Giuse là như cột trụ cho mọi nhà được vững.
Ông Thánh Giuse yên ủi kẻ gian nan khốn khó.
Ông Thánh Giuse làm cho kẻ bệnh tật được cậy trông.
Ông Thánh Giuse là
quanthầyphù hộ kẻ mong sinhthì.
Ông Thánh Giuse các ma quỉ kinh khiếp.
Ông Thánh Giuse là Đấng bảo hộ
cả vàHội Thánh.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa nhậm lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa thương xót chúng con.
Chúa đã đặt Ông Thánh Giuse làm chủ nhà Chúa.
Cùng cai quản gia nghiệp Chúa.

Lời Nguyện

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Giêsu bởi lòng thương vô cùng đã chọn lấy Ông Thánh Giuse làm bạn cùng Rất Thánh Đức Mẹ Chúa. Chúng con kínhchuộngÔng Thánh Giuse là quan thầyphù hộ cho chúng con ở dưới đất, thì xin Chúa ban cho chúng con được đáng ăn mày quyền thế Người cầu bầu cho chúng con ở trên Trời. AMEN.

‒   Ông Thánh Giuse hằng lo lắng che chở cho Đức Chúa Giêsu liên: Từ “liên” trong Từ điển Việt – Bồ – La nghĩa liên tục, không ngừng; “học liên” nghĩa là “học luôn luôn”. Câu này nghĩa là Thánh Giuse là người che chở Chúa Giêsu luôn luôn.

‒    Các cụm từ “cực thanh cực tịnh; “cực khôn cực ngoan: được giải thích trong Kinh Cầu Đức Bà.

‒   Ông Thánh Giuse là Đấng ngay chính tận trung: Từ ghép “tậntrunglà hai từ gốc Hán, nghĩa là “trung tín đến cùng”. “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” của Huình Tịnh Của giải thích mục từ này có nghĩa là “hết lòng trung nghĩa”.

‒    Ông Thánh Giuse gìn giữ các kẻ đồngtrinh: trong Từ điển Việt – Bồ – La “đồng trinhnghĩa là “thanh khiết”. Câu kinh này nghĩa chung là “Thánh Giuse gìn giữ những ai sống đời sống thanh khiết”.

‒   Ông Thánh Giuse là quanthầyphù hộ kẻ mong sinhthì: chúng ta gặp từ “sinh thìđã được giải thích trongKinh Cầu Trái Tim Chúa Giêsu, nghĩa là “chết, qua đời”. Từ “quanthầyTừ điển Việt – Bồ – La giải thích nghĩa là “vị quan của tôi, là người điều khiển, dẫn dắt tôi, là người mà tôi tùy thuộc”. Chúng ta rất quen với từ “Thánh quan thầy”, nghĩa của nó giống như từ “quan thầy” trong câu kinh này đây, vị thánh ấy điều khiển, dẫn dắt và phù hộ tôi; tuy nhiên, vế thứ hai của từ này nói là “tôi phải tùy thuộc” nghĩa là phải theo sự hướng dẫn của Ngài.

‒    Từ “cả và” đã giải thích trong các Kinh trước nghĩa là “tất cả, toàn thể”.

˜¤™

Tôi đã gởi đến quý vị loạt bài về “Từ điển Việt – Bồ – La giúp hiểu rõ ý nghĩa một số kinh đọc thường ngày, Chúa Nhật và lễ trọng, các Kinh Cầu”. Ước mong sao mọi người hiểu được lời mình đọc mà nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa.

Bốn thế kỉ trôi qua, hiện nay không một người dân Việt nào lại phủ nhận vai trò và những đóng góp của các Giáo Sĩ thừa sai ban đầu nói riêng, của Giáo Hội Việt Nam nói chung cho đất nước Việt Nam. Công trình “Chữ Quốc Ngữ” xem ra giản đơn, nhưng nó ngầm chứa cả sự phát triển văn minh văn hóa cho dân tộc Việt Nam.

Rất nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đồng ý với ý kiến của Gs Dương Quảng Hàm rằng: Việc sáng tác ra Chữ Quốc Ngữ là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả các Giáo Sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp… Nhưng người có công nhất trong việc ấy là Cha Alexandre de Rhodes, bởi vì chính Cha là người đầu tiên đem in những sách bằng Chữ Quốc Ngữ, thứ nhất là một cuốn từ điển khiến cho người đời sau có tài liệu mà nghiên cứu học hỏi…

Chính nhờ sự in ấn các công trình mà Cha A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã đánh dấu lần đầu tiên Chữ Quốc Ngữ xuất hiện như một loại văn tự đích thực của tiếng Việt. Nói một cách khoa học, người ta chỉ có quyền lấy thời gian xuất hiện công trình của Cha làm điểm mốc để ghi nhận sự xuất hiện một kiểu văn tự mới trong lịch sử tiếng Việt, đó là Chữ Quốc Ngữ. Bởi vì chỉ làm như vậy chúng ta mới có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định điều đó. Ở đây, rõ rằng công lao cho ra đời các công trình Chữ Quốc Ngữ đã làm cho Cha A. de Rhodes có vai trò quan trọng nhất của hiện tượng văn tự này trong tiếng Việt.[1]

Gs Trần Trí Dõi còn nói thêm rằng: “Nói về sự xuất hiện và hoàn thiện Chữ Quốc Ngữ, rõ ràng, chúng ta đều nhất trí ghi nhận vai trò quan trọng của những vị như A. de Rhodes, P. de Béhaine,… Nhưng chúng tôi muốn xin nhấn mạnh rằng, trong số những vị quan trọng ấy, cộng đồng giáo dân người Việt Nam thời bấy giờ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng. Người ta có thể dẫn ra rất nhiều lý do để có thể dành cho họ một nhận xét như vậy. Thứ nhất, ở bình diện lý thuyết chúng ta đều nhận biết rằng, một sự kiện ngôn ngữ bao giờ cũng là kết quả của một hoạt động có tính xã hội, do đó sự xuất hiệncủa Chữ Quốc Ngữ chắc chắn sẽ là thành quả của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, mà ở đây là cộng đồng giáo dân người Việt Nam thời bấy giờ. Thứ hai, đi vào chi tiết, cộng đồng giáo dân người Việt Nam thời bấy giờ sẽ là những người chủ yếu “cung cấp tư liệu tiếng Việt” để cho những người như A. de Rhodes, P. de Béhaine,… xử lý khi xây dựng và hoàn thiện Chữ Quốc Ngữ. Thêm vào đó, cũng chính cộng đồng này là lực lượng duy nhất trong một thời gian khá dài sử dụng thành quả của các nhà xây dựng và hoàn thiện Chữ Quốc Ngữ, do đó chính họ là những người “thẩm định” và bổ túc cho sự hoàn thiện như chúng ta có ngày nay. Mặc dù tên tuổi cụ thể của những giáo dân Việt Nam không được ghi chép một cách rõ ràng, nhưng với những lý do như vừa phân tích ở trên, chúng ta có quyền nói rằng, họ đã có vai trò quan trọng trong sự kiện ngôn ngữ quan trọng này của dân tộc Việt Nam”[2].

Những ý kiến trên là nhìn trên tầm nhìn của những nhà lịch sử Việt ngữ học. Về phía chúng ta, chúng ta tự hào vì mình là con cháu, là thế hệ nối dài của cộng đồng giáo hữu lúc bấy giờ. Phải nói rằng hầu hết những cứ liệu nghiên cứu lịch sử tiếng Việt vào giai đoạn Chữ Quốc Ngữ đầu tiên ấy là của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Những bản Kinh, những sách Giáo Lý, những sách Truyện Các Thánh,… tất cả là những cứ liệu rất quý mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam để lại cho đất nước Việt Nam. Bằng chứng là nếu muốn khảo cứu “từ cổ” trong tiếng Việt thì các Sách Kinh của chúng ta là một nguồn cứ liệu phong phú mà tôi đã gởi đến quý vị trong thời gian qua.

Ước gì chúng ta biết bảo tồn và ứng dụng hợp lý hợp tình những gia sản quý giá mà cha ông ta để lại, trước là mưu ích cho chính mình, sau là mưu ích cho anh chị em và tất nhiên là luôn làm “cả sáng” danh Thiên Chúa.

 

Đã đoạn


[1] Trần Trí Dõi, “Giáo trình lịch sử tiếng Việt”, Nxb GDVN, 2011. Trang 254 – 255.

[2] Sđd  255-256.

Kiểm tra tương tự

Cuộc phỏng vấn về Sứ mạng Truyền giáo

Trong bối cảnh của Năm Sứ Vụ – “Cùng Nhau Loan Báo Tin Mừng”, chúng …

Đại kết và hòa giải dân tộc

    Trong sắc lệnh mới nhất về Năm Thánh 2025, Hy vọng không làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *