10 câu hỏi liên quan đến mùa Chay

    1. Mùa chay có từ bao giờ?

Hầu như là mùa chay đã tồn tại ngay từ những thời khắc đầu tiên của Kitô giáo. Thời đó, có những khoảng thời gian được xem là chuẩn bị để mừng Mầu Nhiệm Phục Sinh, cũng là thời kỳ chuẩn bị của các tân tòng, những người muốn chịu phép Rửa vào đêm Phục Sinh.

 

  1. Tại sao lại là 40 ngày?

Bởi vì theo Kinh Thánh, con số 40 muốn ám chỉ đến thời gian chuẩn bị, như chúng ta có thể thấy ở một vài câu chuyện như: 40 ngày lụt hồng thuỷ (St 6,5-7); 40 ngày Môsê ở trên núi Xinai và 40 năm của dân Israel trong sa mạc tiến về đất hứa (Dnl 9,9-11); 40 ngày Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc (Mc 1,13). Như thế con số 40 gợi nhắc chúng ta về thời gian chuẩn bị cho điều gì đó rất quan trọng.

 

  1. Tại sao mùa chay không có ngày cố định nhưng thay đổi từng năm?

Có thể nói rằng cả mùa chay lẫn ngày Phục Sinh đều không có ngày cố định. Ngày lễ Phục sinh được tính bằng lịch liên quan đến nông nghiệp. Theo đó, Chúa Nhật phục sinh sẽ là Chúa Nhật đầu tiên sau khi mặt trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Từ đó, người ta tính ngược về trước 40 ngày (không tính ngày Chúa Nhật) để tìm ra thứ tư lễ Tro.

 

  1. Có phải chỉ cần xức tro trên đầu là đã xong mùa Chay?

Không phải. Tro chỉ là một biểu tượng gợi nhắc ta về thân phận tro bụi, đồng thời phải gợi lên trong chúng ta lòng quyết tâm sẽ sống tốt hơn và từ bỏ tà thần.

 

  1. Kinh Thánh nói gì về “tro”?

Trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy một vài trích đoạn nói về tro, trong đó sách Giona được xem là nổi tiếng hơn cả. Sách Giona tường thuật việc người ta ăn năn sám hối về tội lỗi của mình, cúi đầu xuống đất, xức tro trên đầu, mặc áo nhậm. Như thế, việc xức tro gợi nhắc chúng ta về việc mình phải thống hối tội lỗi, và cũng là một dấu chỉ tỏ quyết tâm thay đổi cuộc sống.

 

  1. Tro xức trên đầu từ đâu mà có?

Không ai sản xuất tro cũng không thể tìm thấy nó trong các cửa hàng. Tro có được là do đốt những chiếc lá đã được làm phép trong Thánh Lễ Lá của năm trước.

 

  1. Màu sắc nào tượng trưng cho mùa chay?

Màu tím, vì đây cũng là màu tượng trưng cho sự chuẩn bị, sự biến đổi và ăn năn thống hối. Bởi thế, các linh mục trong thánh lễ phải mặc áo lễ màu tím. Kinh Thánh cũng nhắc đến áo tím: tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông (Is 1,18). Màu tím được sử dụng trong mùa Chay là để nhắc nhở các tín hữu ăn năn sám hối, thanh luyện và biến cuộc sống từ “thẫm tựa vải điều” sang màu trắng tinh.

 

  1. Trong mùa Chay, chúng ta bỏ bớt một vài bài hát?

Đúng vậy, chúng ta bỏ Kinh Vinh Danh và Alleluia trong thánh lễ. Chúng ta sẽ hát lại hai bài này trong đêm Phục Sinh.

 

  1. Có được trang trí bàn thờ trong mùa Chay?

Trong mùa Chay, không dùng hoa để trang trí bàn thờ. Cần có một sự đơn sơ trong cử hành phụng vụ mùa Chay để nhắc nhớ rằng đây là thời gian chuẩn bị, chứ không phải thời gian lễ hội. Nếu phải cử hành một biến cố gì đó cần trang trí, thì có thể làm, nhưng sau đó, phải cất hết hoa và những vật trang trí, trả lại cho nhà thờ một khung cảnh giản dị.

 

  1. Có buộc phải che tất cả các ảnh tượng trong nhà thờ bằng vải tím?

Ảnh tượng có thể giúp chúng ta hướng tâm tình lên Chúa. Nhưng trong mùa Chay, người ta thường dùng vải tím để che các ảnh tượng, nhằm giúp chúng ta chỉ tập trung vào ý nghĩa của mùa Chay. Vào thứ 6 Tuần Thánh, Thánh Giá Chúa sẽ được rước vào nhà thờ trong tư thế được mở ra từ từ để khơi lên lòng tôn kính.

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

(chuyển ý từ: https://www.youtube.com/watch?v=JmwZC9WwMa4)

Kiểm tra tương tự

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *