CHÚA NHẬT THỨ III MÙA CHAY
THÁNH LỄ NĂM THÁNH
Jo 4, 5-42
Câu chuyện người Phụ Nữ Samari và cuộc đàm đạo với Đức Giêsu có thể GỢI Ý CHO CHÚNG TA VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ liên quan đến CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH I-NHÃ, rất khá giống với cuộc ĐÀM ĐẠO của Đức Giêsu với NGƯỜI PHỤ NỮ NÀY. Điểm THỨ NHẤT có thể so sánh là về KHOẢNG CÁCH của Người Phụ Nữ Samari này với Đức Giêsu cũng như về KHOẢNG CÁCH giữa I-NHÃ TỘI NHÂN và I-NHÃ HOÁN CẢI, một I-Nhã SẼ LÀ HIỆP SĨ CỦA ĐỨC GIÊSU sau này.
Thật vậy, trong câu chuyện của Đức Giêsu với người phụ nữ Samari, CHÍNH BÀ đã nói lên cái KHOẢNG CÁCH đó: Ông là người Do Thái mà lại nói chuyện với TÔI, một phụ nữ Samari ? Có HAI YẾU TỐ trong lịch sử và phong hóa của thời đó là: người Do Thái không được TƯƠNG QUAN với người Samari, và người đàn ông không nên BẮT CHUYỆN với một phụ nữ lạ. Với I-Nhã trong thời gian DƯỠNG THƯƠNG ở Loyola, khi ông nhận ra các TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN CHÚA trong thâm tâm mình, ông đã thấy SỰ CAO VƯỢT CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG, trong khi ông đang có những ƯỚC MƠ TRẦN THẾ của ông muốn làm HIỆP SĨ để phục vụ cho một TRIỀU ĐÌNH THẾ TỤC, y như người phụ nữ Samari cũng đã có THÀNH KIẾN về người Do Thái và người Samari, khi thấy Đức Giêsu khai mào cuộc ĐỐI THOẠI với Bà. Giữa I-Nhã và Đức Giêsu LÚC ĐÓ cũng có một KHOẢNG CÁCH VÔ VÙNG LỚN. I-Nhã thấy cuộc đời của Chúa Cứu Thế HẤP DẪN ĐẤY, nhưng làm các CHIẾN CÔNG cho vị vua đời này, và nhất là làm RẠNG DANH MÌNH VỚI CÁC CHIẾN CÔNG để được lòng một TIỂU THƯ XINH ĐẸP, cũng thú vị lắm chứ ! Trong con người của I-Nhã với BẢN SẮC và TÂM TÍNH của mình, I-Nhã chắc cũng nhận ra cái KHOẢNG CÁCH VÔ CÙNG LỚN LAO, giữa CON NGƯỜI THẾ TỤC của ông với VỊ THIÊN CHÚA LUÔN LUÔN CAO CẢ HƠN (Deus Semper Major), như sau này ông vẫn thường nói như thế.
Thế nhưng ở yếu tố thứ HAI, Đức Giêsu cũng đã đi BƯỚC TRƯỚC với I-Nhã trong LỊCH SỬ ĐỜI ÔNG như Ngài đã PHÁ TAN NGAY CÁI KHOẢNG CÁCH kia giữa Ngài với người phụ nữ Samari khi Ngài ĐI BƯỚC TRƯỚC, lên tiếng xin Bà cho Ngài CHÚT NƯỚC. Quả vậy, trong hồi ký, chúng ta biết Đức Giêsu đã đến với I-nhã một cách CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG, khi mà trong nhà ông, không có cuốn TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP NÀO KHÁC, ngoài cuốn sách Hạnh Các Thánh và Cuộc Đời Chúa Cứu Thế. Ông bị BÓ BUỘC phải đọc những cuốn sách ĐÓ, và Thiên Chúa đã đến GẶP ÔNG TRÊN GIƯỜNG BỆNH trong lúc ông đọc những cuốn sách CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG kia. Bằng cách này, với những ƯỚC MUỐN ANH HÙNG của một HIỆP SĨ muốn dâng lên Chúa Giêsu các việc HÃM MÌNH ÉP XÁC như các Thánh, và TRỔI VƯỢT HƠN các Thánh, Đức Giêsu đã THU HẸP KHOẢNG CÁCH giữa Ngài với I-Nhã bằng cách cho I-Nhã TỪNG BƯỚC biết rằng: SỰ BÌNH AN NỘI TÂM, NIÊM VUI KÉO DÀI, là những dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang Ở GẦN. Ông chỉ cần NHẬN RA CÁC DẤU CHỈ ĐÓ, để thấy nơi ông có THẦN LÀNH và THẦN DỮ đang hoạt động.
Ở điểm THỨ BA khi biết THIÊN CHÚA ĐANG Ở GẦN, thì I-Nhã có lòng KHAO KHÁT MÃNH LIỆT muốn THEO NGÀI VÀ SỐNG NHƯ NGÀI, như ngườ phụ nữ Samari cũng đã THA THIẾT MUỐN CÓ THỨ NƯỚC của Đức Giêsu, vì Bà không muốn TRƯA NÀO cũng phải ĐỘI NẮNG đi KÍN NƯỚC. Với I-Nhã, ông nhận ra các cảm giác BÌNH AN, NIỀM VUI LÂU DÀI chính là SỰ CHÂN THẬT, còn NIÊM VUI CHÓNG QUA và sau đó là CHÁN NẢN, chỉ là sự HƯ ẢO. Khởi từ đó ông đi đến quyết định THEO CON ĐƯỜNG CỦA ĐỨC GIÊSU.
Điểm THỨ TƯ là ngay từ GIÂY PHÚT GẶP GỠ THIÊN CHÚA ĐẦU TIÊN, và muốn đi con đường của Đức Giêsu, I-Nhã đã DỨT KHOÁT BÁM CHẶT LẤY NGÀI như người phụ nữ Samari này đã nhận ra GƯƠNG MẶT NGÔN SỨ của Đức Giêsu và muốn ĐÀM ĐẠO VỚI NGÀI VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THIÊNG LÊNG. Bà có lòng KHAO KHÁT MUỐN HIỂU BIẾT HƠN vê các VẤN ĐỀ TÔN GIÁO, và SỰ THỜ PHƯỢNG. Đức Giêsu đã cho bà biết, sẽ đến giờ và là LÚC NÀY ĐÂY ai thờ phượng Thiên Chúa sẽ thờ phượng Ngài trong THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT. Với I-nhã thì trong suốt thời gian ở MANRESA, trong MẤY THÁNG TRỜI, Ngài chỉ CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA, bình thường BẢY TIẾNG ĐỒNG HỒ MỖI NGÀY, dù ban ngày Ngài đi phục vụ tại một NHÀ THƯƠNG THÍ ở gần đó, NHƯNG NGÀI ĐÃ SỐNG CHIÊM NIỆM SUỐT CẢ NĂM TRỜI, cho tới khi Ngài TRẢI QUA ĐẦY ĐỦ CÁC KINH NGHIỆM đã được viết trong SÁCH LINH THAO, và dường như Ngài đã SƠ PHÁC KHÁ ĐẦY ĐỦ các KINH NGHIỆM THIÊNG LIÊNG ẤY được ghi lại trong cuốn sách nhò LINH THAO trong thời gian MANRESA này.
Điểm THỨ NĂM và là ĐIỂM CUỐI CÙNG, khi mà người phụ nữ Samari TIN RẰNG, CHÚA CỨU THẾ sẽ GIẢI THÍCH HẾT các DỊ BIỆT QUAN ĐIỂM nơi con người, thì chính lúc đó Chủa Giêsu đã MẠC KHẢI CHÍNH THỨC CHO BÀ TA BIẾT NGÀI CHÍNH LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ TRẦN GIAN.
Linh đạo của thánh I-Nhã MẠNH MẼ ở điểm này là NHẬN BIẾT CON NGƯỜI ĐỨC GIÊSU một cách RÕ RÀNG CỤ THỂ, thì mới có thể ĐI THEO NGÀI và PHỤNG SỰ NGÀI. Nó không phài là SỰ SỐT SẮNG NHẤT THỜI. Người TÍN HỮU KITÔ thường chỉ biết ĐỨC GIÊSU MỘT CÁCH HỜI HỢT, có thể còn nằm ở BÌNH DIỆN GIÁO LÝ HAY LÝ TRÍ, và ngay cả ở bình diện ĐỨC TIN. Còn đối với I-Nhã, ông biết được THẾ NÀO LÀ CON NGƯỜI CỤ THỂ, nên Ngài đòi hỏi LINH THAO VIÊN phải hiểu biết THÂM SÂU về Chúa, nghĩa là phải biết Ngài qua các CẢM NGHIỆM THIÊNG LIÊNG nữa. Những CẢM NGHIỆM THIÊNG LIÊNG giống như cái BẢN TÍNH THỨ HAI NƠI CON NGƯỜI.
Thật vậy, đời sống Đức Tin có thể DỪNG LẠI Ở CÁC VIỆC LÀM ĐẠO ĐỨC, nhưng đời sống NHỮNG NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA, cần phải đạt đến LÒNG SỐT SẮNG, SỰ MỘ ĐẠO, là hai yếu tố thúc đẩy người TÍN HỮU KITÔ có khả năng ĐI QUÁ MỨC BÌNH THƯỜNG của lòng đạo đức, để NGỒI LÂU GIỜ TRƯỚC CHÚA, và CHIÊM NIỆM VỀ CHÚA.
Linh đạo I-Nhã không chỉ DỪNG LẠI Ở MỨC BÌNH THƯỜNG của lòng đạo đức, mà còn phải SỐT SẮNG, NHIỆT TÌNH, HĂNG HÁI, CHỊU KHÓ, XÔNG PHA, ĐI TIÊN PHONG, để CHÚA CUỐN HÚT MÌNH, đến mữc độ có thể QUÊN MÌNH, ngay cả có khi NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE, dù Thánh Nhân khuyên phải LƯU Ý ĐẾN VÂN ĐỀ NÀY. Nhưng Ngài vẫn chờ đợi chúng ta CÓ LÒNG ĐẠO ĐỨC ANH HÙNG, TRỔI VƯỢT, luôn luôn HƠN NỮA, không bao giờ HÀI LÒNG VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ trong đời sống thiêng liêng.
Để có được điều đó, như người phụ nữ Samari đã từng KHAO KHÁT NƯỚC HẰNG SỐNG, và như Đức Giêsu đã diễn tả sau đó với các Tông Đồ khi các ông mời Ngài DÙNG BỮA, Ngài đã nói “Lương thực của Thầy là làm theo Ý ĐẤNG ĐÃ SAI THẦY” ( Jo 4, 34): Ngài THA THIẾT mong muốn CÁC MÔN ĐỆ ĐI TRYỀN GIÁO, SÔI SỤC trong Ngài cái KHÁT cứu rỗi các linh hồn, khiến Ngài cảm thấy NO không muốn ăn gì nữa, chỉ nhìn thấy trước mắt ĐỒNG LÚA ĐÃ CHÍN VÀNG. Và đúng THỰC như vậy. Ngay sau đó DÂN CƯ TRONG LÀNG ĐÃ RA GẶP NGÀI, và xin Ngài ở lại với họ, và Ngài đã sẵn lòng ở lại với họ HAI NGÀY.
I-Nhã đã có được cái KHAO KHÁT NƯỚC HẰNG SỐNG của người phụ nữ Samari, đồng thời cũng có cái HƠN NỮA của Đức Giêsu khi ông dành hết TÂM LỰC của ông đề SỐNG CHO CÁC LINH HỒN, GIÚP ĐỠ CÁC LINH HỒN, là CUM TỪ ông thường dùng để nói lên cái tinh thần của ông. Và một TU SĨ DÒNG TÊN phải là người có được cái lòng KHAO KHÁT NÓNG BỎNG NÀY.
Dòng Tên ở mọi thời đại đã sống tinh thần HƠN NỮA NÀY và họ LUÔN LUÔN ĐI TÌM CÁC BIÊN CƯƠNG MỚI của NHU CẦU CON NGƯỜI, để đến PHỤC VỤ HỌ. Tôi không muốn CA TỤNG DÒNG TÊN, nhưng tôi muốn MINH HỌA để cho thấy TINH THẤN I-NHÃ là gì: phài TRỔI VƯỢT trong MỌI CÔNG TÁC PHỤC VỤ cũng như phải TRỔI VƯỢT TRONG LÒNG YÊU MẾN CHÚA, và KHÁT KHAO những gì CAO QUÍ NHẤT mà con người có thể khát khao được. Chớ gì MỖI NGƯỜI CHÚNG TA là những người SAMARI nhiệt tình kia, và chớ gì anh em dòng Tên không để MẤT NGỌN LỬA Đức Giêsu đã nói: “TÔI MANG LỬA XUỐNG TRẦN GIAN, và Tôi KHÔNG MONG ƯỚC GÌ HƠN LÀ CHO LỬA ĐÓ BÙNG CHÁY LÊN” (Lc 12, 49).
LÒNG NHIỆT TÌNH CỦA NGƯỜI THIẾU PHỤ SAMARI cũng như LÒNG NHIỆT TÌNH CỦA CHÚA GIÊSU KHAO KHÁT TRƯỚC ĐỒNG LÚA CHÍN VÀNG, là SỨ ĐIỆP CHÍNH của Chúa Nhật III mùa chay này. Thánh Thần là NƯỚC VỌT RA TỪ TẢNG ĐÁ MERIVA, sẽ nuôi dường LÒNG NHIỆT TÌNH của chúng ta, vì NƯỚC ĐÓ CHÍNH LÀ THÁNH THẦN của ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH (Jo 7, 37-39).
Người Viết
Lm Vinh Sơn Đinh Trung Nghĩa SJ