Lịch Sử Dòng Tên (5): Dòng Tên Thế Kỷ XVII (1615-1687)

  1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT – Quản trị – chính trị:

Châu Âu nửa đầu thế kỷ XVII như một chảo lửa: cuộc chiến tranh 30 năm lôi kéo hầu như toàn bộ Châu Âu vào vòng chiến, cuối cùng là hiệp ước Wesphalen (1648)[1] – hòa bình tôn giáo được xác lập. Cách mạng Tư sản Anh thành công (1640-42).

1615, Aquaviva mất, Muzio Vitelleschi (51 tuổi, người Ý) được bầu vào chức vụ Tổng Quản. Ngài lãnh đạo Dòng trong 30 năm. Tiếp sau đó, 6 vị tổng quản lãnh đạo Dòng trong khoảng thời gian còn lại của giai đoạn này, trung bình mỗi vị khoảng 6,5 năm. Trong thời kỳ của Vitelleschi, Dòng vẫn phát triển ổn định và ít gặp khó khăn từ phía giáo triều.

Đại Hội VIII (11/1645 – 4/1646), ĐGH Innocent 10 can thiệp với những yêu cầu (18 câu hỏi), trong đó những vấn đề cũ từ thời Aquaviva lại được khơi mào. Các yêu cầu đáng lưu ý:

  • triệu tập tổng hội 9 năm 1 lần (các đại biểu bị buộc phải đồng ý)
  • việc chỉ định giám tỉnh do công hội tỉnh chứ không do Tổng quản,
  • những cuộc viếng thăm riêng của Tổng quản đối với các tỉnh.
  • Nhiệm kỳ các bề trên chỉ được ba năm, để được chỉ định lại, phải trải qua 1,5 năm trống.

Các đời tổng quản sau Vitelleschi ít làm được điều gì quan trọng ngoại trừ nhiệm kỳ gần 20 năm của Oliva (1661-1668): ổn định cơ cấu quản trị của Dòng (bỏ đi những giới hạn của ĐGH Innocent 10 về việc chọn lựa và nhiệm kỳ của các bề trên).

Danh sách các Bề Trên Tổng Quản trong giai đoạn này:

1. Muzio Vitelleschi, Nov 15, 1615 – Feb 9, 1645

2. Vincenzo Carafa, Jan 7, 1646 – June 8, 1649

3. Francesco Piccolomini, Dec 21, 1649 – June 17, 1651

4. Luigi Gottifredi, Jan 21,1652 – March 12, 1652

5. Goswin Nickel, Mar 17, 1652 – July 31, 1664

6. Giovanni Paolo Oliva, July 31, 1664 – Nov 26, 1681

7. Charles de Noyelle, July 5, 1682 – Dec 12, 1686

Nhiệm kỳ Tổng Quản cuối cùng trong giai đoạn này đối mặt nhiều sóng gió : Noyelle phải chịu sự giằng co giữa hai thế lực Tây Ban Nha và Pháp (triều Hapsburgs và Bourbons).

Vấn đề : Tỉnh Bỉ nói tiếng Pháp (vùng đất vốn trước đây bị cai quản bởi TBN, nay bị Pháp chiếm lại) trước đây thuộc vùng (Assistancy) Đức, nay bị Pháp tạo áp lực phải sáp nhập vào vùng Pháp. Vì thế, TBN cũng vì sự việc này cũng tạo áp lực để các tỉnh Dòng Naples, Sicily và Milan (vốn đang chịu ảnh hưởng bởi TBN) chuyển từ vùng Ý sang Tây Ban Nha.

Dòng tiếp tục phát triển, nhưng tốc độ đã chậm lại rất nhiều : 1626-1679 chỉ tăng khoảng 2000 (15544 lên 17655). Con số này chỉ bằng 10 năm đầu nhiệm kỳ của Vitelleschi và thua xa 15 năm cuối nhiệm kỳ của Aquaviva (1600-1615 : tăng 5000).

Nguyên nhân

Tình trạng kiệt quệ tài chính ở các tỉnh Dòng, nhất là ở các tỉnh Dòng lập các trường ít có lợi tức (vì thỉnh nguyện của những người bản xứ vốn không mạnh về tài chính).

Chiến tranh, kinh tế bị đình trệ, nguồn học bổng cho các học viên bị cắt giảm đáng kể, vì vậy việc thu nhận vào Dòng phải cân nhắc (Chiến tranh 30 năm ở Châu Âu : cuộc chiến tranh tôn giáo, kéo dài từ 1618 đến 1648, ban đầu khởi phát ở Đức, sau đó lan ra cả Châu Âu).

Hệ quả

Dòng giải tán một số học viện (kể từ sau Tổng hội năm 1645).

Hạn chế việc thu nhận Tập sinh : 1646, Tổng Quản Carafa yêu cầu các tỉnh không được nhận Tập sinh cho đến khi có lệnh mới ; 1664, Tổng Quản Oliva chỉ cho phép nhận Tập sinh trong điều kiện có thể chăm sóc họ được tốt

Một luận giải : Sự phát triển dường như phải có một chu kỳ, Dòng đã phát triển như vũ bão từ thời cha Inha đến thời Vitelleschi, và hẳn sự phát triển nào cũng sẽ có những phút chùng, đúng hơn là sẽ đến một lúc sự khủng hoảng sẽ xảy đến, vấn đề tài chính đã làm bộc lộ những khủng hoảng này của Dòng.

2. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT – Văn hóa:

a. Phương pháp suy lý mới – Triết học suy lý

Song song với những nỗi lo về tài chính, Dòng còn đối mặt với một tình huống mới trên lĩnh vực trí thức (văn hoá) : một trào lưu triết học mới – đúng hơn là một lối suy tư triết học mới, khởi sự là Descartes – triết học duy lý.

Nền triết học này là một sự đối kháng với nền triết học kinh viện vốn dựa trên nền tảng Aristotle. Triết học Duy lý dựa trên nền tảng các khoa học thực nghiệm : toán, vật lý, thiên văn, sử dụng công cụ suy lý để truy tầm chân lý (khác với triết học Kinh viện thường quy hướng về Thiên Chúa với những mô thức suy luận sẵn có).

Triết học Duy lý cũng làm phát sinh một phương pháp, sau đó hình thành một trường phái triết học khác : phương pháp hoài nghi àchủ nghĩa hoài nghi.

Dòng cũng bắt đầu tìm cách thích nghi trước trào lưu này : từ năm 1650, các sách khoa học được đưa vào các khoá giảng nhiều hơn, ngoại trừ thiên văn học (vấn đề Galile vẫn còn nóng bỏng), giáo trình các môn như vật lý, địa lý, thực vật học, cổ sinh vật học… được soạn thảo và đưa vào trường học của GSH.

Sự thay đổi trong lĩnh vực tri thức đã được Dòng chú ý, và mối lưu tâm này được thể hiện trong những bàn thảo của các Tổng Hôi. Tại TH 1946, các GSH Đức đã nêu lên hai đặc tính cần loại bỏ trong cung cách hành xử của GSH (xét trong lĩnh vực hoạt động tri thức ) : trốn chạy khỏi thực tại và thiếu óc phê bình. Chính Tổng Quản Piccolomini tại Tổng hội năm 1649 đã đưa ra danh sách 60 luận điểm triết học và 30 luận điểm thần học mà các GSH cần loại bỏ trong khi giảng thuyết.

Việc thích nghi phương ngữ vào trong các hoạt động tông đồ của mình. Latinh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong trường học, nhưng ở những mảng khác như kịch nghệ, xuất bản, các hoạt động trí thức ngoài trường học thì phương ngữ được sử dụng rộng rãi.

b. Vấn nạn thần học của Pascal

Pascal kết án các GSH (từ giữa TK XVII) là những người khiến cho Giáo Hội bị băng hoại vì chủ trương một thứ luân lý lỏng lẻo. Theo Pascal và những người chống đối, Các GSH là những người chủ xướng của Thuyết Cái Nhiên (Probabilism) : Khi có sự nghi ngờ trong việc áp dụng luật luân lý cho một tình huống cụ thể, người ta được phép hành động theo ý kiến cái nhiên (chắc chắn đủ) dựa trên tính tự quyết của lương tâm mặc cho có những ý kiến chống đối có vẻ chắc chắn hơn. àTôn trọng tự do lương tâm của mỗi người. Các cha Dòng Đaminh là những người biến những tư tưởng rời rạc thành một học thuyết cái nhiên hoàn chỉnh (cuối thế kỷ XVII) và các tu sĩ Dòng Tên là những người phát triển nó. Vấn đề này đã làm bận tâm nhiều Tổng Quản.

c. Vấn đề thích nghi với nền văn hoá Trung Quốc

Vấn đề khởi phát không phải là vấn đề thích nghi văn hoá cho bằng việc xung đột quyền tài phán giữa hai lực lượng : Chế độ bảo trợ truyền giáo của TBN và BĐN và Bộ Truyền Giáo của Toà Thánh (lập năm 1622).

Khi ra đời, Thánh Bộ truyền giáo đã lấy lại quyền truyền giáo từ tay BĐN ở Viễn Đông, tuy nhiên, trên thực tế Toà Thánh vẫn chưa đủ sức, vì thế diễn ra sự tranh giành, đúng hơn là sự giằng co nơi các thừa sai ở vùng Viễn Đông. Các Giám mục Đại diện Tông Toà đến viễn Đông nhận nhiệm sở với sắc lệnh của Toà Thánh nhưng các sắc lệnh ấy không huỷ đi thẩm quyền của các Toà Giám Mục Áo Môn, Malacca, Goa (vốn trong quyền tài thẩm của BĐN) nên các GSH không vâng phục các GM đại diện Tông Toà. Và do thế họ bị quy kết là những kẻ gây rối, gây chia rẽ ở Viễn Đông. Năm 1680, 4 GSH bị triệu hồi Về Roma.

Kế tiếp vấn đề quyền tài thẩm là vấn đề về nghi lễ Trung Hoa : đầu thế kỷ XVI, các thừa sai Dòng Đaminh vào Phúc Kiến thấy các tín hữu của (do Dòng Tên rửa tội) vẫn được phép cúng Khổng Tử và kính thờ Tổ tiên), vấn đề thích nghi văn hoá bản địa được thổi bùng lên, Dòng Tên bị kết án là sai quấy qua hai sắc lệnh : 1704 và 1712. Những kẻ chống đối càng vin vào đó để phá Dòng.

Kiểm tra tương tự

Giáo xứ Ngọc Mạch: Hạ giải và khởi công xây dựng nhà thờ

“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv …

Lễ khấn đầu tiên của Dòng Tên tại Pakistan

Thứ 7, ngày 24/2/2024 là một ngày đặc biệt với các Giêsu hữu của Pakistan, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *