[Bí tích thống hối hòa giải – Xưng tội tiến đức]: IV. Phần kết: Những sự kiện cần đặc biệt lưu ý

Tác giả: Antôn Ngô Văn Vững, S.J.

1. Một vài nguyên nhân về sự thất bại của bí tích cáo giải

1/ Trong thế giới tục hóa: phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. Mà không có Thiên Chúa thì cũng không có vấn đề tội lỗi.
2/ Đối với một số tín hữu, việc bắt buộc phải xưng tội với những chi tiết chính xác làm cho họ xa lìa bí tích giải tội.
3 /Không có (mất) ý niệm đúng đắn về ân sủng và tội lỗi, do thiếu học hỏi và lương tâm chai lì. Quan niệm pháp lý, ngoại diện, vật chất về tội.
Ví dụ: Tôi không ăn trộm, ăn cướp, giết người. Như thế tôi không có tội gì cả. Nhưng, người ta không biết là càng xa Chúa thì càng mất ý niệm tội.
Người khác nghĩ rằng tội là những gì làm phiền lòng tôi (tâm lý) nên đến tòa giải tội để nói ra hết cho hả dạ (ví dụ các bà lão kể lể chuyện buồn trong gia đình).
Hoặc tội là vi phạm luật của xã hội, như luật đi đường, mà khi không có người quan sát, thì tôi tha hồ vượt rào.
4/ Không có lòng thống hối đích thực: nghi thức có tính cách xã hội không đem lại sự hoán cải đích thực.
Xưng tội tùy theo tương quan với cha giải tội, sợ “mất mặt” với cha giải tội. tìm cách quanh co, giấu giếm, không muốn thay đổi con tim.
5/ Không biết mình cho đủ
– Cứ lặp đi lặp lại một điều như một đĩa hát cũ.
– Không có lương tâm trong sạch, quen sống chung với tội.

 

2. Hậu quả của tội

“Những ai phạm tội, ăn ở bất công là kẻ thù của chính mình’” (Tobia 12,10)

HẬU QUẢ CỦA TỘI TRỌNG

1. mất tình yêu Thiên Chúa
2. mất các ân huệ của ân sủng
a) nét đẹp tự nhiên của trí tuệ thông minh và tự do; nét đẹp siêu nhiên của linh hồn đầy ân sùng.
b) mất các công phúc
c) mất khả năng lập công
3. giam cầm tự do: khi sống trong ân sủng, chúng ta được tự do.

Tự do cốt ở việc thoát khỏi bất cứ ách nào khác hơn là ách của Chúa, ách mà chúng ta không thể vứt bỏ mà không hạ thấp chính mình, bởi lẽ nó không gì khác hơn là đòi buộc sống hợp lý, thánh thiện, phục tùng Đấng lập luật hoàn hảo nhất.
Ai phạm tội, tức là nô lệ (Ga 8,34)

Bạn đã để cho đam mê nào đó thắng bạn, cho phép nó phát triển. Mỗi dịp phạm lỗi nó trở nên dạn dĩ, độc đoán, ý muốn của bạn sẽ yếu hơn. Bạn đã là nô lệ.
Tự do tâm hồn là điều quý giá nhất của con cái Thiên Chúa, đặc biệt của những tâm hồn tận hiến cho Chúa. Linh đạo của các tổ phụ trong sa mạc là thủ đắc sự tự do tâm hồn, bằng khổ chế và bằng việc cầu nguyện, cach riêng là cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn .Ở đâu có Thần Khí ở đó có sự tự do!
“Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2Cr 3, 17)

Nhưng cũng đừng lợi dụng sự tự do để làm điều quấy
“anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau. Vì tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Nhưng nếu anh em cắn xé nhau, anh em hãy coi chừng, anh em tiêu diệt lẫn nhau đấy! (Gal 5,13-15)

“Nhưng hãy coi chừng kẻo sự tự do của anh em nên dịp cho những người yếu đuối sa ngã.’(1 Cr 8,9)
“ Anh em hành động như những người tự do, không phải như những người lấy sự tự do làm màn che sự gian ác, thách đố. Nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa” (1Pr 2,16)
“Tôi được phép làm mọi sự”; nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Tôi được phép làm mọi sự”; nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi” (1 Cr 6,12)

Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian,không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp. (1 Cr 6, 9-10)

 

3. Hình phạt của Thiên Chúa

Hình phạt mà Thiên Chúa dành cho tội nhân không có gì khác hơn là để cho nó đi theo ý mình. Nếu chúng ta không muốn ơn độ cứu độ của Người và chia sẽ cuộc sống của Người với anh em mình, Thiên Chúa không dùng sức mạnh để bắt buộc chúng ta làm điều đó.
Từ trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã can thiệp cách nhãn tiền và đầy quyền năng để cứu dân Người, nhưng dân cứng đầu cứng cổ, chẳng chịu nghe, vì thế Chúa bỏ mặc họ:
“Dân Ta hỡi, nghe Ta cảnh cáo, Israel này, phải chi ngươi chịu nghe Ta…
nhưng dân Ta đã chẳng nghe lời, Israel nào đâu có chịu. Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi” (Tv 81(80),9. 12-13)

Thánh Phaolô cũng nói như vậy với các tín hữu Roma, trong Tân Ước:
“ Vì thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn.Thay vì Thiên Chúa thật, họ đã theo những thần giả; họ đã tôn thờ những loài thọ tạo, thay vì chính Đấng Tạo Hoá. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình.

Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng, lòng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủ thứ; nào là ganh tị, giết người, cãi cọ, mưu mô, thâm hiểm; nào là nói hành nói xấu, vu oan giá hoạ. Họ thù ghét Thiên Chúa, ngạo ngược, kiêu căng, khoác lác, giỏi làm điều ác, không vâng lời cha mẹ, không có lương tri, không giữ lời hứa, không chút tình cảm, không chút xót thương. Họ thừa biết phán quyết của Thiên Chúa là: hễ ai làm những điều như vậy thì đáng chết. Thế mà không những họ cứ phạm những tội đó, lại còn tán thành những kẻ làm như vậy.” (Rm 1, 24-32)

Thánh Tôma Aquino viết: “Chống lại ân sủng là đặt trở ngại cho việc tiếp tục ân sùng.”
“Peccatum dicitur poena praecedentis peccati” (S. Th I-II, q.87, a.2) (Tội được coi như hình phạt của tội trước đó).

Thánh Augustinô thì đưa ra kinh nghiệm của đời sống: “Tội lỗi làm mất sư bình an trong tâm hồn.”
”In ipso homine, laetitia quaedam bonae conscientia paradisus est’ (Augustinus, De gen. ad litt. L XII, c.34.65)
(Nơi chính con người, niềm vui của một lương tâm tốt đẹp là nước thiên đàng.)
Trong Tự thuật, thánh Augustinô còn cho biết: linh hồn sống trong tội là hình phạt cho chính mình. “Jussisti enim, et sic est, ut poena sua sibi sit omnis inordinatus animus”(Confessiones, Liber I, c.12,19). (như Chúa đã ấn định thì mọi sự xảy ra như vậy: mọi linh hồn sống trong vô trật tự là hình phạt cho chính mình).

“Nhưng tôi biết rằng mọi tội đều đắng đót và mang trong chính nó hình phạt cuả nó: buồn phiền, ích kỷ bị củng cố, mù quáng, trái tim cứng cỏi, tâm lý bất ổn, dửng dưng trước Thiên Chúa, thói quen độc đoán. Đó chính là hình phạt tạm do tội của tôi. Không phải từ bên ngoài mà một Thiên Chúa nghiêm khắc phạt tôi, nhưng từ bên trong mà những sự đốn mạt của tôi đã hủy diệt tôi. Cả sau khi được xá giải và tha thứ cách nhưng không và toàn diện, cái “tôi” của tôi ở lại với tôi với những yếu đuối, hậu quả của tội lỗi’ (Th Rey-Mermet, p.138)

Kiểm tra tương tự

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các …

Khóa học: “Tìm hiểu tông huấn niềm vui tình yêu ”

Bạn thân mến! Ai trong chúng ta đều xuất thân từ một gia đình. Dù …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *