Cột đồng Mã Viện

Vả lại, sử Trung Hoa thường chép những sự việc dựng cột để kỉ công những cuộc viễn chinh. Sau Mã Viện có nhiều tướng Trung Hoa như Hà Lí Trinh, Trương Chu và Mã Tổng đời Đường, Mã Hi đời Hậu Tấn, đã dựng cột đồng ở mấy xứ phương Nam, theo gương viên danh tướng nhà Hán nọ.

Chúng tôi thiết tưởng dù ta không có bằng cớ đích xác không thể chối cãi được về việc Mã Viện dựng cột đồng thì ta cũng vẫn không có lí lẽ chắc chắn để quyết đoán phủ nhận việc ấy. Vậy, chừng nào chưa tìm ra được chứng cứ trái ngược, ta hãy chấp nhận đã có việc dựng cột đồng, và ta thử tìm hiểu xem những cột ấy có thể được dựng ở nơi nào[7].

Thế thì cột đồng dựng ở đâu? Ngày nay còn có vết tích gì không? Về điểm này thì những kiến giải của các nhà trước thuật Trung Hoa và Việt Nam cũng như những truyền thuyết ở Trung Hoa và ở Việt nam đều bất nhất, chẳng tương đồng, hoặc cho rằng cột đồng dựng ở đất Quảng Đông thuộc Trung Hoa, Hoặc cho rằng dựng ở tỉnh Phú Yên thuộc lãnh thổ Chăm Pa xưa. Theo sách Lĩnh Ngoại đại đáp (đời Đường) và sách An Nam Chí Lược kể trên, thì những cột đồng đã được dựng ở Khâm Châu trong vùng động Cổ Sâm. Thực là khó mà dựa vào thuyết này được vì bờ cõi Hán bao gồm cả Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam, ắt phải rộng xuống nhiều hơn về phí nam. Đó chỉ là chuyện vu vơ, nguyên do vì thời Nguyên Hòa (806-820) đời Đường viên đô hộ sứ Mã Tổng  có dựng ở núi Phân Mao đất Khâm Châu những cột đồng, noi gương tiền nhân (Mã Viện) mà Tổng nhận là dòng dõi. Truyền thuyết này được thêu dệt thêm ra, đã làm cho người ta lầm tưởng những cột đồng này là ở nơi Mã Viện  đã dựng cột từ xưa. Trái lại, sách Tân Đường Thư cũng như dã sử của ta có chép rằng cột Mã Viện dựng ở trên một trái núi tục gọi là núi Đà Bia[8], còn có tên chữ ngà Ngũ đồng trụ sơn, ở phía nam sông Đà Lang (Đà Rằng) tỉnh Phú Yên[9]. Ức thuyết này cũng không thể chấp nhận được, vì cái cột ở đây chỉ là một phiến đá thiên nhiên ở trên núi.

Sách Lĩnh biểu lục dị nói cột đồng Mã Viện dựng ở nơi khác. Sách này chép: Vi Công Cán khi làm thứ sử Ái Châu thấy trong hạt mình cai trị có những cột đồng sinh lòng tham muốn mưu bán. Dân không chịu, đem việc tố cáo với viên đô đốc Hàn Ước. Ông này gửi văn thư khiển trách Công Cán mới tử bỏ ý định[10]. Nói như vậy là cột đồng Mã Viện ở trong khu vực Ái Châu, thì ra điều này cũng ám hợp với những suy luận của H. Maspero về lộ trình của Mã Viện. Dù H. Maspero có nghi hoặc về những cột đồng kia nhưng ông cũng đã biện bạch rằng nơi cuối cùng Mã Viện đã mang quân đến là huyện Cư Phong, ông đã nói rõ vị trí huyện này ở phía nam tỉnh Thanh hóa ngày nay, tức là Ái Châu đời Đường (huyện Cơ Phong thời Tiền Hán và Hậu Hán thuộc Cửu Chân, đất Cửu Chân Thời Lương, Tùy và Đường đổi tên là Ái Châu). Ông còn nói chắc rằng huyện Dư Phong sang thế kỷ III đổi tên là Di Phong, sau thành ra lị sở của Cửu Chân ở trên Lương Giang (tức sông Chu, tỉnh Thanh Hóa ngày nay).

Nếu coi Cư Phong là nơi cuối cùng Mã Viện đem quân đến thì ta chỉ có thể chấp nhận hai định kiến sau đây về vấn đề đồng trụ:

Một là thừa nhận có đồng trụ. Trong trường hợp này thì phải cho là đồng trụ được dựng ở Lương Giang, nhưng ở miền này tuyệt nhiên không có di tích gì, cũng không có truyền thuyết gì về đồng trụ.

Hai là không nhận có đồng trụ như  Henri Maspero đã quyết đoán. Nhưng ta đã nhận thấy, như đã nói ở trên, không có đủ lí lẽ để chối cãi cho rằng không có đồng trụ.

Nhưng ta có thể coi Cư Phong là điểm chót của cuộc viễn chinh Mã Viện chăng? Theo cổ sử thì Mã Viện đuổi đánh quân bà Trưng Trắc, như tì tướng Đô Dương, đến Cư Phong, tại đây quân Bà thua phải hàng. Mã Viện bèn sai dựng cột đồng để đáng dấu ranh giới cùng kiệt lãnh thổ Hán[11]. Nếu hiểu rộng nghĩa câu vừa kể thì ta thấy rằng Cư Phong chỉ là nơi Đô Dương và quân lính ta ra hàng, nhưng có gì cấm đoán ta không được nghĩ rằng Mã Viện đã chẳng tiến quân xuống quá đấy sao? Mà chính thế, sách Thủy Kinh Chú chép rằng sau khi quân bà Trưng ra hang ở Cửu Chân, Mã Viện chia quân của ông ra làm hai đạo, một đạo tiến đến châu Vô Biên, một đạo tiến đến châu Cư Phong[12]. Thời Tiền Hán, Vô Biên là một phần đất Cửu Chân, thời Vương Mãng (9 – 23) gọi là Cửu Chân đình, tức là lị sở của Cửu Chân; thời Đường, Vô Biên là một phần lãnh thổ Long Trì[13] (Phủ Diễn Châu ngày nay). Như vậy là quân Mã Viện đã tiến xuống đến đất Nghệ An ngày nay.

Kiểm tra tương tự

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *