Cách tiếp cận sinh thái đúng luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội

ĐỌC

Chương 1, phần 5: Sự bất bình đẳng toàn cầu

Trong phần nói về sự bất bình đẳng toàn cầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra khoảng cách giữa “các chuyên gia, các nhà ý kiến, các phương tiện truyền thông và các trung tâm quyền lực” với những vấn đề mà người nghèo trên thế giới đang phải đối mặt, là những người chiếm phần đông dân số trên thế giới nhưng lại không có tiếng nói trong các cuộc thảo luận kinh tế và chính trị quốc tế. “Việc thiếu tiếp xúc và gặp gỡ diện đối diện… có thể dẫn tới tình trạng tê liệt lương tâm, và đưa đến những phân tích có dụng ý vốn bỏ qua các phần thực tế.” Ngay cả khi thái độ này liên quan đến các vấn đề môi trường, “chúng ta phải nhận thức rằng cách tiếp cận sinh thái đúng đắn luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội, nó đòi phải hội nhất các vấn nạn về công bình trong các cuộc tranh luận về môi trường, để có thể nghe thấy cả tiếng kêu của Trái Đất và tiếng khóc của người nghèo” (49).

Sau đó, Đức Thánh Cha đưa ra khái niệm về món nợ sinh thái. Ngài diễn tả làm thế nào mà những người “đổ lỗi cho sự gia tăng dân số thay vì chủ nghĩa tiêu dùng quá mức và có chọn lọc của một số người”, cũng chính là những người từ chối thực hiện các công việc “giải quyết những vấn đề của người nghèo và nghĩ cách làm cho thế giới có thể trở nên khác đi.” Quả thật, não trạng này “là một sự cố gắng để hợp pháp hóa mô hình phân phối hiện tại, nơi một bộ phận thiểu số nghĩ rằng họ được quyền tiêu thụ theo cách riêng vốn không thể trở thành cách phổ biến cho tất cả mọi người, vì hành tinh thậm chí không thể chứa các phế thải của lối tiêu thụ như thế” (50).

PHẢN TỈNH

Hãy suy xét món nợ sinh thái tồn tại “giữa hai phần Nam Bắc địa cầu, liên quan tới sự bất cân bằng thương mại với các tác động ảnh hưởng đến môi trường và sự bất cân đối trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của một số quốc gia trong thời gian dài” (51). Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra một số ví dụ về hiện tượng này. Có lẽ, vấn đề lớn nhất thực tế nằm ở các nước giàu có, các quốc gia công nghiệp hóa đã góp phần lớn trong việc biến đổi khí hậu. Nhưng các nước nghèo vốn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển GDP lại trở nên nghèo hơn nữa khi nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển tăng.

HÀNH ĐỘNG

Có thể xảy ra tình trạng quá tải đối với việc khắc phục những tác động của chủ nghĩa tự do mới (neoliberal) ngày nay vốn khiến cho các nước giàu mang nợ về mặt sinh thái với những nước nghèo hơn theo cách thức không bao giờ có thể trả được.

Bất cứ khi nào bị mắc kẹt bởi những vấn đề hiện sinh thế này, tôi thích dựa vào lối tư duy “suy nghĩ trên bình diện toàn cầu, hành động phù hợp theo địa phương” (think global, act local). Một hành động đơn giản mà người Mỹ có thể làm tại nhà để khắc phục tình trạng bất bình đẳng là điền vào bản điều tra dân số. Điều tra dân số là một cách để thống kê số lượng người Mỹ sống ở đâu. Điều này mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cả việc đảm bảo cộng đồng của bạn có được sự đại diện thích hợp trong các cơ quan lập pháp liên bang và tiểu bang, cũng như việc lập quỹ cho các chương trình và dịch vụ xã hội.

—————————————————————————————

Đi sâu vào thông điệp Laudato Si’

Hãy cùng EarthBeat khám phá thông điệp Laudato Si’ qua góc nhìn về xã hội, chính trị và tâm linh. Một tuần ba lần, chúng ta sẽ đi sâu vào những phần mới của Tông huấn của Đức Thánh Cha thông qua một nghiên cứu không chính thức về lời kêu gọi quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta, trong 5 năm sau.

Nguồn: https://www.ncronline.org/news/earthbeat/true-ecological-approach-always-becomes-social-approach
Tác giả: Samantha Panchèvre
Chuyển ngữ: Linh Linh Phan
Hiệu đính: Minh Vương

Kiểm tra tương tự

Bức tượng cổ: giai thoại và tên gọi

Trong nhà thờ Neumünster ở thành phố Würzburg thuộc miền Bavaria, Nam Đức, có một …

Thập giá ngất cao

Bạn thân mến, Chúng ta đã bước vào Tuần Thánh, cũng là cao điểm của …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *