Chúa Giê-su – Người Bạn Đồng Hành và là Đấng An Ủi (“THÁNH THỂ TRONG ĐỜI TÔI”, kỳ 6)

Cmẹ ngắm thánh thểHÚA GIÊ-SU – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ LÀ ĐẤNG AN ỦI

Một loại kinh nghiệm khác về Thánh Thể cho ta nhận ra giá trị mà Thánh Thể sẽ mang lại. Đó là khi chúng ta kết hợp mật thiết và trong một thời gian dài với Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng ta sẽ đau khổ khi không được rước Ngài. Khi đó, chúng ta sẽ thấy được chỗ nhất mà Chúa Giê-su – Người Bạn, Người Đồng Hành và Đấng An Ủi – chiếm cứ trong cuộc sống chúng ta, một cuộc sống thường xuyên nuôi dưỡng bằng Thánh Thể.

Tôi nhớ đến một thiếu nữ công giáo Nhật Bản mười tám tuổi. Tôi đã rửa tội cho cô ta ba hoặc bốn năm trước. Cô đã trở thành một tín hữu nhiệt thành. Cô rước lễ hằng ngày, khi tham dự thánh lễ vào 6 giờ rưỡi sáng. Chưa bao giờ cô bỏ rước lễ cả.

Sau vụ nổ bom nguyên tử, một ngày kia, tôi rảo qua các đường phố đổ nát. Chỗ nhà cô ở xưa, tôi nhìn thấy một lều tạm lợp bằng tôn, có những cây cột chống đỡ. Tôi tiến lại gần. Một bức vách cao khoảng 50 phân, vây quanh một phần đất. Tôi thử tiến vào, nhưng một mùi hôi kinh khủng xông ra buộc tôi phải trở lui. Người thiếu nữ trẻ ấy tên là Nakamura.

Cô nằm trên một khoảng đất gồ ghề đắp hơi cao, tay chân dang ra, quần áo rách rưới và cháy xém… Tứ chi chỉ còn là một vết thương không hơn kém, đầy mủ chảy ra thấm đẫm xuống đất. Thịt cô bị cháy, đầy thương tích và hở toát xương ra. Cô ở trong tình trạng này đã mười lăm ngày, không được săn sóc, không được rửa lau, cực nhọc lắm mới ăn được chút cơm do cha cô đem tới, chính ông cũng bị thương nặng. Lưng chỉ còn là một vết thương đã bị hư hoại, nên cô không thể đổi thế nằm. Khi đã cố gắng lau chùi vết bỏng của cô, tôi khám phá ra một khối thịt đã thành mủ. Nó tạo ra một lỗ hổng lớn mà nắm tay tôi có thể đặt vào trong. Ở đáy lỗ, sâu bọ đang rúc rỉa!

Bàng hoàng trước cảnh tượng hãi hùng này, tôi không thể thốt ra được lời nào. Một lát sau, Nakamura mở mắt ra. Thấy tôi đang đứng bên cạnh và mỉm cười, Nakamura nhìn tôi, mắt đầy lệ và cố gắng chìa bàn tay cụt đầy mủ cho tôi. Cô nói với tôi bằng một giọng mà không bao giờ tôi quên được: “Thưa Cha, Cha có mang Thánh Thể cho con rước lễ không?” Một hiệp lễ sốt sắng dường nào, thật khác với những lần hiệp lễ khác mà trongVictim_of_Atomic_Bomb_003 nhiều năm, ngày nào tôi cũng trao cho cô! Khi quên đi mọi khổ đau, mọi ước muốn được an ủi thể xác, Nakamura đã xin tôi điều cô liên tục khao khát suốt hai tuần lễ qua (kể từ ngày bom nguyên tử nổ) là Thánh Thể, Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng An Ủi vĩ đại. Vì Ngài, nhiều tháng nay cô đã dâng hiến xác hồn để tận hiến cho những người nghèo khổ như một nữ tu. Tôi đổi bất cứ sự gì để được nghe cô chia sẻ về kinh nghiệm thiếu vắng Thánh Thể, về niềm vui được rước Thánh Thể sau nhiều đau khổ. Chưa bao giời tôi có kinh nghiệm trực tiếp về một lời cầu xin như thế của một người “thân tàn ma dại”, cũng như về việc đón nhận giờ chết với một lòng sốt sắng như vậy. Ít ngày sau, Nakamura chết, nhưng cô có thể đón nhận và ôm hôn Chúa Giê-su mà cô hết mực yêu mến, và chính Ngài cũng nóng lòng chờ đợi cô để tiếp nhận cô mãi mãi trên trời. 

Thiếu vắng Chúa Giê-su là cảm giác Mác-ta đã nghiệm thấy. Khi La-da-rô chết, Mác-ta nói với Chúa Giê-su: “Lạy Thầy, nếu Thầy ở đây thì em con không chết!” (Ga 11,32).

Chính lúc ấy, Chúa Giê-su đã làm một trong những phép lạ lớn nhất trong cuộc đời công khai của Ngài. Cũng như Marta, Nakamura đã nhận rằng nếu Chúa Giê-su có vắng mặt thì Ngài vẫn không bao giờ bỏ cô. Ngài sẽ trở lại với cô, đem cô đi với Ngài và cho cô được tràn đầy vui sướng mãi mãi.

 Nhiều lần tôi đã nhớ lại câu chuyện về Nakamura. Câu chuyện dạy tôi biết bao bài học. Bài học về giá trị của Thánh Thể đối với những linh hồn đã thực sự cảm nghiệm về Thánh Thể. Bài học về lòng muốn rước Thánh Thể làm cho người ta quên đi mọi đau khổ và nhu cầu. Bài học về niềm vui được rước Chúa vào lòng sẽ càng mạnh mẽ hơn nếu sau một thời gian dài người ta không đươc rước Ngài. Bài học về sức mạnh Chúa Ki-tô ban cho chúng ta qua hình bánh và rượu, khi ban cho chúng ta tình yêu và niềm vui khôn sánh của Ngài.

Một nữ tu phải ở lại Pêru giữa những người nghèo khổ để làm tông đồ, xa tất cả các nguyện đường. Sáu tuần lễ chị chỉ được tham dự thánh lễ một lần. Chị đã nói với tôi: “Chính trong hoàn cảnh này con mới hiểu rõ Thánh Thể có ý nghĩa gì với con”. Nếu chúng ta buộc phải xa Chúa để phục vụ các linh hồn, chúng ta sẽ cảm thấy Ngài hiện diện sâu xa hơn, vì mặc dầu không hiện diện cách khả giác, Ngài luôn sống trong tâm hồn chúng ta.

Chính bản thân tôi đã cảm nghiệm về sự đau khổ vì thiếu vắng Thánh Thể, cũng như cảm nhận về sự hiện diện trung thành và an ủi của Chúa, trong thời gian ở Nhật Bản, khi bị giam giữ suốt 33 ngày. Kẻ thù của Ki-tô giáo bực tức vì, dù đã mưu toan ngăn cản công cuộc Phúc Âm hóa, nhiều thanh niên đã quay trở về với Hội Thánh và lãnh nhận phép Rửa Tội. Họ buộc tội tôi hàng nghìn cách. Ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm năm 1941, chiến tranh bùng nổ ở Nhật do cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu Cảng: lập tức hiến binh giam giữ tôi trong căn phòng chỉ có bốn mét vuông. Tôi không biết tại sao họ giam giữ tôi ở đó. Trong thời gian dài tôi vẫn không được biết. Chỉ vài phút cuối cùng, tôi mới được biết lý do.

Không giường, không bàn ghế, chẳng có gì ngoài tấm chiếu để ngủ, tôi đã qua nhiều ngàyHiroshima-1945-007 nhiều đêm trong cái giá lạnh tháng 12, hoàn toàn cô độc. Tôi khổ tâm vì không biết tại sao tôi bị giam giữ, vì những hình ảnh, những ngờ vực, vì sợ đã làm điều gì hại đến người khác. Nhưng điều làm tôi khổ tâm hơn cả là không thể dâng lễ và rước Thánh Thể: cô đơn biết dường nào! Khi đó tôi mới thẩm định giá trị của điều mà Thánh Thể tỏ ra cho một linh mục, một tu sĩ dòng Tên, những người có trung tâm đời sống là Thánh Lễ và Thánh Thể. Người tôi dơ bẩn, râu không cạo, đói khát và lạnh lẽo, không thể liên lạc với ai, nhưng sự kiện các bổn đạo phải chịu đau khổ có thể là do tôi, khiến tôi khổ tâm…Khổ nhất là tôi không có Thánh Lễ. Trong giai đoạn này, tôi học hỏi được nhiều điều. Tôi tưởng đó là tháng tôi học được nhiều điều nhất trong đời: ở một mình, tôi học biết im lặng, cô tịch, nghèo khó cùng cực, đàm đạo với “Ông chủ linh hồn tôi”, Đấng chưa bao giờ lại tỏ ra hiền lành đối với tôi như lúc đó…

Trong những ngày giờ, những tuần lễ thinh lặng và suy tư ấy, tôi được Lời Chúa Ki-tô soi dẫn và ủi an: “Hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại các con” (Ga 15,20).

Người ta đã chất vấn tôi 36 giờ liên tiếp và đặt ra những vấn đề tinh tế để có thể buộc tội tôi. Chính tôi phải ngạc nhiên về lời đối đáp khôn ngoan và hợp lý của mình. Điều đó minh chứng cho lời Tin Mừng này: “Các con hãy ghi tâm rằng các con đừng lo bào chữa cho mình: vì Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và khôn ngoan mà không có kẻ thù nào có thể chống lại và cãi lại được các con” (Lc 21,14-15).

Càng đau khổ hơn, tôi càng được an ủi nhiều. Vào đêm Noel, tôi nhớ đến bao lễ Noel vui tươi. Trong những đêm ấy, bao kỷ niệm tràn về! Nhưng bây giờ thì không thể làm gì được: đơn độc một mình, không một Thánh Lễ… Thật là một lễ Noel hết sức buồn chán, cứ như ngày thứ sáu Tuần Thánh vậy!

Chính lúc lễ Giáng Sinh trở thành đêm thánh trong vườn Giết-sê-ma-ni này, tôi đã nghe thấy một âm thanh lạ phát ra từ một trong những cánh cửa sổ. Đó là tiếng thì thầm của nhiều người sợ bị chú ý. Tôi lắng nghe âm thanh lạ đó. Nếu ai trong các bạn đã từng bị ở tù, và đang chờ đợi chính quyền xét xử, hẳn đã biết mọi tiếng động đều trở nên chuỗi nghi ngại. Giữa bốn bức tường của nhà giam, người ta rất sợ hãi.

Bỗng nhiên, một bài hát Giáng Sinh quen thuộc, ngọt ngào, chậm rãi và đầy xúc cảm, vang lên át hẳn tiếng thì thầm bên tai tôi: đó là một trong những bài hát chính tôi đã tập cho các tín hữu. Không thể cầm mình được, tôi đã nghẹn ngào nức nở: họ là các tín hữu của tôi, những người đã coi thường nguy hiểm vì chính họ cũng đã bị tù đày để đến đây an ủi tôi, an ủi Shimpu Sama của họ (linh mục của họ). Bởi đêm Giáng Sinh đó Ngài không có ở nhà, đêm mà chúng tôi thường hân hoan cử hành Thánh Lễ. Thật là sự tương phản giữa sự chân tình của họ và sự bất công trong việc giam giữ vô căn cứ này.

Bài hát chỉ kéo dài dăm ba phút nhưng âm thanh và tiết tấu của nó không thể tự học hay tự luyện được vì xuất phát từ một đức ái tinh tế, một tình cảm chân thành… rồi yên lặng một lần nữa lại ập đến. Họ đã ra đi… an ủi dường nào! Tâm trí chúng tôi vẫn kết hợp với Chúa Giê-su ngự xuống trên bàn thờ liền sau đó… Tôi cảm thấy Ngài cũng đến trong lòng tôi như vậy… và đêm hôm ấy, tôi đã rước lễ thiêng liêng sốt sắng trong đời.

Từ đó, Thánh Thể trở nên mới mẻ và khác hẳn đối với tôi: tôi cố gắng để không bao giờ xa rời Thánh Thể. Khi ta mất một vật gì đó, ta mới khám phá ra giá trị của nó. Thật vậy, các bạn thân mến, Thánh Thể là kho tàng vĩ đại mà Chúa Giê-su có thể yêu thương và ban cho loài người.

Một giai đoạn khác trong đời đã dạy tôi nhiều và giúp tôi hiểu rõ hơn phải làm sao để kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su trong Thánh Thể, phải cầu nguyện đơn sơ và sâu sắc như thế nào.

Tôi từng ở Yamaguchi với một nhóm thanh niên nam nữ. Trong số họ có một thiếu nữ khoảng 20 tuổi. Cô âm thầm đến nhà thờ, và đôi khi quỳ lại trước nhà tạm hàng giờ. Cô quỳ bất động như thể ngất trí vậy. Tôi rất cảm kích vì cô, cũng trẻ đẹp và vui vẻ như những người khác, lại siêng năng đi nhà thờ đang khi chung sống với bạn bè, những người mà cô đã chiếm được nhiều cảm tình. Một ngày nọ, tôi gặp cô, đúng hơn cố ý gặp cô ngay khi cô ra khỏi nhà nguyện. Chúng tôi nói chuyện như mọi lần và nói về những cuộc viếng Thánh Thể thường xuyên và lâu giờ của cô. Khi thuận tiện, tôi liền hỏi:

“Con đã làm những gì trong suốt thời gian quỳ trước nhà tạm?”Japan Nagasaki Anniversary

Như thể đã chuẩn bị từ trước, cô trả lời không do dự:

“Thưa cha, con chẳng làm gì cả!”

“Chẳng làm gì, nghĩa là thế nào? Con nghĩ người ta có thể ở lại lâu giờ như vậy mà chẳng làm gì ư?” Tôi hỏi dồn.

Cô có vẻ hơi ngạc nhiên, vì câu hỏi của tôi buộc cô phải mất nhiều giờ hơn để trả lời. Sau cùng cô nói:

“Con đã làm gì trước nhà tạm ư? … Thưa cha, con ở lại bên nhà tạm, thế thôi!”

Rồi cô lại im lặng. Và chúng tôi tiếp tục câu chuyện bình thường.

Chúng ta có thể tin rằng cô đã chẳng nói gì, hay ít nữa chẳng nói điều gì đặc biệt cả. Cô đã không giấu diếm chi và đã nói tất cả. Chỉ trong hai tiếng “ở lại”, cô đã cô đọng tất cả ý nghĩa sự hiện diện trước Thánh Thể. “Ở lại”, Ma-ri-a, chị của La-da-rô đã ở lại dưới chân Chúa (Lc 19, 39), hay như Mẹ Ma-ri-a dưới chân thánh giá. Họ đã ở lại. Hằng giờ thân mật, hằng giờ kết hợp, với Chúa trong Thánh Thể, những giờ phút ấy chúng ta không mất chi và cũng có cảm tưởng là không cho gì… Vì cho đi chính bản thân là cho đi tất cả. Buồn thay, ít người hiểu được tầm quan trọng của việc ở lại dưới chân Thầy Chí Thánh trong Thánh Thể, và giá trị của việc “mất giờ” với Chúa Giê-su.THÁNH THỂ -PST

Nếu các bạn muốn xin một lời khuyên hữu ích thì tôi khuyên các bạn hãy trở nên người bạn thân và tri kỷ của Chúa Giê-su: hãy thăm viếng Ngài, gặp gỡ Ngài, “ở lại” với Ngài, rồi bạn sẽ thấy tất cả những gì bạn cần phải học hỏi. Đó là sự khôn ngoan mà chỉ Ngài mới có thể ban cho bạn. Một thứ khoa học đích thực làm cho bạn được khôn ngoan, thánh thiện và hạnh phúc. Nhờ trao đổi tâm tình với Chúa Giê-su, dần dần chúng ta nhận được mọi điều cần thiết trong cuộc sống. “Hãy nói cho tôi biết bạn thường quan hệ với ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai”: nếu bạn thường đến với Chúa Giê-su, nếu bạn ở lại với Ngài, chắc chắn bạn sẽ trở nên một Giê-su khác. Những nguyên tắc của phong trào của các bạn không bảo bạn trở nên bạn thân của Đức Giê-su và trò chuyện với Ngài đó sao?

Mời quý vị đón xem kỳ 7:

(“CHÚA GIÊ-SU THÍCH NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HƠN”)

Phụ trách,

Augustine Nguyễn Thái Hiệp, S.J.

Kiểm tra tương tự

Facebook năm thứ 20: Tình Bạn đang thay đổi thế nào?

  Giống như khi một người hàng xóm lâu năm làm ta ngạc nhiên, chúng …

Sống mùa Vọng cùng “cậu bé trong Tám Mối Phúc”

Sách đề cập trong bài: Một phần tiểu sử và lòng mộ đạo giúp ta …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *