Dâng hiến sáng tạo (27)

V. ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG

Sự thích ứng cá nhân được đánh giá qua những tương quan liên vị. Việc nhận thức về chính mình tăng trưởng và tự điều chỉnh sau một thời gian; sự tiến triển của nó trong chiều hướng hội nhập cá vị đương nhiên cũng kéo theo một sự nhạy cảm lớn hơn đối với kẻ khác và một ý thức sắc bén hơn về các thực tại của đời sống cộng đồng Ở đây, “đời sống cộng đồng” được hiểu theo nghĩa: “đời sống chung, đời sống cộng đoàn” trong đời tu, cùng với kẻ khác. Ngày nào mà một cá thể biết thích ứng đầy đủ nơi chính mình, thì nó cũng có khả năng thích nghi nhiều hơn đối với kẻ khác và với các nhóm. Chúng ta giúp nhau đạt đến trưởng thành trên phương diện xã hội, khi chúng ta hiểu biết các yếu tố của sự thích nghi xã hội.

Từ đâu có sự áy náy trong đời sống tập thể? Rất cần nên tự hỏi mình điều đó, mặc dầu sự khám phá này không bảo đảm về thành quả của sự chọn lựa của chúng ta. Sự hiểu biết về năng động thích nghi xã hội có một giá trị giới hạn, nhưng nó cho phép chúng ta đặt kiểm soát nhiều hơn trên các năng động nội tại của mình. Bao lâu chúng ta còn thiếu hiểu biết về nguồn gốc của các sự áy náy, xung đột và bất thích ứng của mình, thì chúng ta không thể làm gì để giảm bớt các khó khăn này. Biết được nguồn mạch của chúng là đưa chúng vào ý thức và từ đó, một cách trực tiếp hơn, đặt chúng dưới sự kiểm soát ý thức của chúng ta.

Các thái độ và thể thức tư duy của chúng ta có những liên hệ chặt chẽ với sự thích nghi xã hội của chúng ta, và có nhiều thứ tương quan giữa các sự thích ứng cá nhân nội tại và khả năng đóng góp vào sinh hoạt xã hội

Thiện cảm

Các quan niệm xã hội của chúng ta, các tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào đó để đánh giá các hoàn cảnh xã hội, là những chỉ dẫn rất ý nghĩa về những tâm tình mà chúng ta có đối với kẻ khác. Tu sĩ nhất là người trẻ phải biết rõ điều đó; mặc dầu tính cách vô lý của những ý kiến và quan điểm của một vài đồng bạn hay của các tu sĩ lớn tuổi hơn, người trẻ không vì thế mà có quyền chỉ trích, và càng không được lên án những kẻ ấy. Sự nể trọng mà họ phải có đối với kẻ khác, đòi buộc một sự kính trọng nào đó đối với ý kiến và quan điểm của các kẻ ấy, dầu các điều này có chấp nhận được hay không. Sự nể trọng không có nghĩa là đồng tình với các điều vô lý, nhưng là kính trọng tư cách làm người của những kẻ ấy, cũng thế, thực tình biểu lộ sự niềm nở đối với các tu sĩ khó tính là một công việc của trưởng thành cũng như của bác ái. Phương châm: “Mắt thế mắt, răng đền răng” là của Cựu Ước và của các tòa án; đó không phải là một yếu tố của trưởng thành, xuất phát từ tình yêu chân chính, vốn vượt trên sự công bình.

Không nên cười đùa trên nỗi bất hạnh của kẻ khác. Một vài thứ hài hước trái mùa làm cho mình mất phán đoán và cũng phá hoại đời sống xã hội. Giữa tu sĩ luôn có người lệch hướng, mặc dầu họ luôn được nhắc bảo về những sự mù quáng hay thiếu thiện chí nào đó, hay một sự rối loạn xuất phát từ các xung đột nội tại làm cho họ vấp phạm luôn mãi. Bề trên hay bạn hữu không thể chấp nhận lầm lỗi của họ. Điều này không có gì là mâu thuẫn. Chỉ cần phân biệt giữa con người và hành vi của nó. Chỉ với điều kiện duy nhất này, người ta mới có thể giúp đỡ những con người đáng thương hiểu được nguồn gốc các vấn đề của họ. Sự thiếu thiện cảm chung quanh họ chỉ tổ làm cho họ xa đời sống cộng đồng hơn thôi. Thiện cảm mà chúng ta biểu lộ đối với các vấn đề của họ, cả khi chúng ta không đồng tình với tác phong của họ, sẽ giúp họ hiểu rằng cách thức hành động của họ làm giảm uy tín cho chính mình.

Cũng vì những lý do đó mà chúng ta phải tỏ ra lịch sự với những người khiếm nhã; cách cư xử vô lễ của họ không cho phép chúng ta hành động giống như họ. Điều đó chỉ là một cách chứng tỏ sự thiếu trưởng thành của chúng ta và còn rơi vào khuyết điểm mà chúng ta chê trách. Chính những khiếm khuyết cá nhân của ta làm ta chú ý đến khuyết điểm của kẻ khác. Cứ thế mà đi, những kẻ khiếm nhã càng trở nên khả ố.

Sự kính trọng của chúng ta đối với kẻ khác, không thể xây dựng trước tiên trên điều họ có, họ làm hoặc họ nói, nhưng trên thực tế của họ như những ngôi vị toàn thể. Không một nét đặc thù nào có thể đủ để diễn tả con người toàn diện và càng học biết và thấu hiểu kẻ khác – nhất là các tu sĩ gương mẫu – chúng ta càng nhận ra những đức tính lớn lao của họ, những nét huy hoàng hiện thực của nội tâm họ, mặc dầu mọi khuyết điểm của họ. Chúng ta không thể thực sự đánh giá một tu sĩ, dựa vào tài sản của gia đình họ hoặc uy tín mà họ có, cả những thành quả họ đạt được. Tất cả những cái đó chỉ là phụ thuộc so với cái tôi hiện thực của họ. Sự kính trọng của chúng ta đối với một tu sĩ khác phải phù hợp với thực tại của họ như là một tu sĩ, với mọi sự cao cả ẩn kín nơi con người nội tâm của họ, nghĩa là nơi con người thật của họ. Sự kính trọng đích thực phải được xây dựng trước tiên trên chính họ, trên tư cách làm người và là hữu thể nhân linh độc nhất dưới cái nhìn Đấng Tạo Dựng, và kế đó, trên cá tính riêng biệt mà thiên nhiên phú bẩm cho họ.

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *