Dâng hiến sáng tạo (42)

Con người thiên bẩm

Ít có sáng tạo tính theo nghĩa đặc loại, vốn bao hàm khả năng tìm tòi, khám phá và phối hợp hai sự vật khác biệt để được một kết quả mới mẻ. Người có trí tuệ minh mẫn thì nhiều nhưng chỉ có một phần trăm dân chúng thuộc vào loại những bậc siêu nhân mà người ta gọi là “thiên tài”. Sự phân loại này không tất yếu trùng hợp với sáng tạo tính; nhưng sáng tạo tính đơn thuần có lẽ cũng hiếm có như thiên tài, hoặc trên thế giới cách chung hay trong một cộng đoàn tu sĩ.

Các công trình nghiên cứu trong tâm lý hiện đại và trong giáo dục đã đóng góp rất nhiều vào việc nhận ra cũng như hiểu biết bậc thiên tài để hướng dẫn họ theo đúng khả năng. Người ta sử dụng những phương tiện mới mẻ để loại dần các ý kiến sai lầm từ trước. Ví dụ một thiên tài thường không phải như quần chúng tưởng tượng: một kẻ ẩn dật lạ đời hay một con mọt sách. Trái lại họ thường có xã hội tính, cởi mở hơn và năng động hơn nhiều người khác. Tuy nhiên họ có khuynh hướng nhận thức sự vật và hoàn cảnh thông thường cách phi thường, bởi vì họ có khả năng thấu triệt xuyên qua lớp vỏ của sự vật và phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn. Điều này cũng giúp hiểu được tinh thần khôi hài vượt bực của họ, sự khéo léo tìm thấy cái mới lạ trong cái rất tầm thường và phân biệt điều cốt yếu với thứ yếu. Các lược đồ tư tưởng của họ thật phức tạp nhưng ăn khớp với nhau và cũng rộng rãi hơn người thường, nên chúng giúp đồng hóa nhiều dữ kiện hơn và cũng dễ dàng hơn.

Khi họ dự tính thông chia trực giác của mình, thì thường gặp phải sự bực bội và khước từ của những người không có khả năng thấu hiểu dự định của họ. Các tư tưởng sáng tạo thường gợi lên ác cảm nơi những con người tầm thường, vì lúc đó họ nghĩ mình bị đe dọa, bị lạc hướng vì các tư tưởng nhanh nhẹn hay trí khôn sắc sảo của thiên tài: trong khi người xuất sắc thì cứ ngây thơ cho rằng tài ba thiên phú của mình cũng giống như kẻ khác. Các phản ứng đối với nghệ thuật tân thời cho chúng ta một dẫn chứng về hiện tượng này: người ta tức giận, khinh miệt điều mình không thể hiểu. Trong đời sống chung cũng như ở nơi khác, người thiên tài gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn kẻ khác. Tuy nhiên không vì thế mà ơn gọi của họ ít vững chắc hơn. Đời sống cộng đồng và đời sống thiêng liêng không được phép thất bại khi có nhiều tài năng. Một nhân tài thường không cho mình có công gì trong giá trị xuất sắc và cũng không dành độc quyền cho mình.

Bề trên càng hiểu biết những người tài giỏi thì càng có thể giúp họ sử dụng ân huệ của mình đến độ viên mãn trong Đức Kitô. Một người tài giỏi càng hiểu biết chính mình thì càng có thể thăng tiến để phục vụ cộng đoàn. Cũng như bậc thiên tài có trách nhiệm đặc biệt đối với nhân loại, thì một tu sĩ có khả năng cũng có bổn phận đặc biệt đối với cộng đoàn. Những người khác cần tìm hiểu và chấp nhận những sự khác biệt mà người ấy đem đến; còn người ấy cũng phải biết quý trọng sự chấp nhận này, cả khi bị trêu chọc vì một vài nét lạ kỳ nơi con người của họ.

Trách nhiệm của bề trên

Phải trau dồi sáng tạo tính ở mức tối đa, bất kể số lượng. Đó là sứ điệp của Chúa Kitô trong dụ ngôn nén bạc. Trách nhiệm phát triển tài ba trước tiên tùy thuộc cá nhân, nhưng công việc được thực hiện trong đời sống chung cuối cùng là trách nhiệm của cộng đoàn. Các bậc bề trên nên chú ý để không phí phạm năng lực. Tu sĩ lệ thuộc bề trên để phát triển tài năng và thường được khuyến cáo là chờ đề nghị của bề trên trước khi có sáng kiến. Trong hoàn cảnh đó, trách nhiệm hoàn toàn ở trên vai bề trên. Chúng ta có thể khiếp sợ khi nghĩ đến gánh nặng của những nhà lãnh đạo chính trị có trách nhiệm điều chỉnh việc sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân. Nhưng các quyết định của bề trên về cách sử dụng và phát triển năng lực nội tại của con người càng quan trọng hơn.

Đối với tu sĩ, trách vụ thật đơn giản: chăm chú làm công việc của mình và phát huy chính mình trong mức độ có thể và trong giới hạn của bổn phận. Bề trên còn có nhiệm vụ nhìn thấy lợi ích của toàn thể cộng đoàn. Họ phải tiên liệu chương trình cách nào để giúp anh chị em đạt đến sự toàn thiện cao nhất, nếu họ giới hạn cách diễn tả sáng tạo của bề dưới, thì phải vì lợi ích của cộng đoàn. Chính họ phải quyết định xem bề dưới có thể phát triển tài năng nào, tất cả vì lợi ích tối hảo của cộng đoàn. Rồi từ đó cộng đoàn sẽ tham dự vào tiến bộ hay khiếm khuyết xuất phát từ sáng tạo tính của một người, nhưng khởi điểm vẫn là từ bề trên.

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *