Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo phận Firenze

OSSROM87056FIRENZE. Khoảng 9 giờ 20 phút sáng hôm nay ngày 10.11, sau khi viếng thăm Giáo phận Prato, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp trực thăng đến thành phố Firenze cách đó 30 cây số để tiếp tục chuyến viếng thăm của ngài. Tổng Giáo Phận Firenze hiện do Đức Hồng Y Giuseppe Bertori cai quản và có 850 ngàn tín hữu Công giáo. Khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã thăm giếng rửa tội rất nổi tiếng nơi đây. Sau đó, ngài tiến vào Nhà thờ Chính Tòa Đức Mẹ Bông Hoa ngay bên cạnh. Tại đây, các Giám mục và 2500 đại biểu của 220 Giáo phận Italia đã tiếp đón Đức Thánh Cha cách hết sức nồng nhiệt. Từ chiều hôm qua ngày 9.11, Đại hội Công giáo toàn quốc Italia lần thứ 5 với chủ đề “Trong Chúa Kitô, một thuyết nhân bản mới” đang diễn ra tại Firenze.đại hội

Trong dịp này, Đức Thánh Cha cũng gởi đến các đại biểu của Đại hội Công giáo toàn quốc Italia một bài huấn dụ ngắn. Cuộc gặp gỡ kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha.

Giã từ Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Firenze, Đức Thánh Cha đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Truyền Tin gần đó để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin và viếng thăm các bệnh nhân.

OSSROM87060Sau đó, ngài tiến sang quán ăn ngay bên cạnh thánh đường có tên gọi là quán “Thánh Phanxicô người nghèo” do Caristas Firenze đảm trách. Tại đây Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa thân mật với  60 người nghèo thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.

Sau khi nghỉ trưa tại tòa Tòa giám mục Firenze, vào lúc 15 giờ 15 phút chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại sân vận động Artemio Franchi. Ngài đã tiến qua các lối đi của sân vận động để chào thăm khoảng 52 ngàn tín hữu đang ngồi chật kín cả thao trường. Đồng tế với ngài có các Giám mục của 220 giáo phận Italia và hơn 300 linh mục. Lễ đài tại sân vận động do chính các tù nhân tự nguyện làm để tặng Đức Thánh Cha.images

Trong bài giảng thánh lễ tại sân vận động, khởi đi từ hai câu hỏi mà Đức Giêsu dành cho các môn đệ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội không tách rời khỏi con người nhưng luôn đồng hành với họ trong mọi trạng huống của cuộc sống. Đồng hành để Giáo hội có thể hiểu và có thể nói với con người trong thời đại ngày hôm nay về Đức Giêsu thực sự là ai. Nhưng để có thể làm được điều đó, trước hết chính Giáo hội phải có một niềm tin cá vị vào Đức Giêsu.

Câu hỏi thứ nhất: “Người ta nói Con Người là ai?” Đức Giêsu muốn biết dân chúng nghĩ gì về mình không phải vì điều ấy làm Ngài vui lòng thỏa mãn, nhưng là để Ngài có thể hiểu được dân chúng và có thể trò truyện với họ. Thật vậy, khi Thiên Chúa muốn nói với chúng ta, Ngài đã nhập thể, trở nên người phàm và ở giữa chúng ta. Thế nên, các môn đệ của Chúa không bao giờ được quên mình đã được chọn từ đâu, tức là giữa dân chúng, và không bao giờ được rơi vào cám dỗ có một thái độ xa cách, như thể những điều dân chúng nghĩ và sống chẳng liên hệ gì đến mình.

Câu hỏi thứ hai: “Còn anh em, anh em bảo thầy là ai?” Chúng ta cần phải có một niềm tin cá vị vào Đức Kitô. Nhờ đó, chúng ta có thể giúp người khác nhận biết Đức Kitô, và nhận biết như chính Đức Kitô là, chứ không phải nhận biết Ngài như một hình ảnh bị bóp méo bởi các các triết thuyết hay ý thức hệ của thời đại. Câu hỏi ‘Đức Kitô là ai?” cũng chính là mấu chốt cho căn tính và sứ mạng của Kitô hữu. Chỉ khi chúng ta nhận biết  Đức Giêsu trong sự thật, chúng ta mới có thể nhìn thấy chân lý trong thân phận con người của mình và mới có thể góp phần nhân bản hóa trọn vẹn xã hội. Gìn giữ và loan truyền niềm tin đích thực vào Đức Giêsu chính là trọng tâm căn tính Kitô hữu, vì khi nhận biết mầu nhiệm con Thiên Chúa làm người, chúng ta có thể đi vào mầu nhiệm của Thiên Chúa và mầu nhiệm của con người.

Trước câu hỏi của Đức Giêsu, ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống.” Câu trả lời này cũng phải là xác tín của chúng ta. Niềm vui của chúng ta là dám đi ngược lại và vượt lên trên dư luận thông thường. Dư luận này, ngày nay cũng như thời xưa, không nhìn thấy nơi Chúa Giêsu một Đấng siêu vượt hơn một ngôn sứ hay một thầy dạy. Bởi thế, niềm vui của chúng ta là nhận ra nơi Chúa Giêsu chính sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự tuyên xưng đức tin mà Si-môn Phê-rô xướng lên vẫn có giá trị đối với chúng ta. Sự tuyên xưng ấy không phải chỉ là nền tảng ơn cứu độ nhưng còn là con đường qua đó ơn cứu độ được thể hiện.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về Vatican lúc 6 giờ 30 chiều, kết thúc chuyến viếng thăm trong ngày tại hai giáo phận Prato và Firenze.

Tổng hợp và biên tập: Vũ Đức Anh Phương, SJ

Kiểm tra tương tự

Trong Chúa, chúng ta là những người bạn đích thực

Trong tâm tình chờ đón Đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, Học Viện Thánh Giuse …

Các sự kiện quan trọng trong Năm Thánh 2025

  Năm Thánh diễn ra 25 năm một lần, sẽ được đánh dấu bằng một …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *