5. Balan
Dòng gặp thuận lợi vì sự tử tế của nhà cầm quyền (đứng đầu là vua Sigismund III).
1599, cha Aquaviva thiết lập tỉnh Balan gồm 11 trường, 2 nhà tập với tổng nhân số 432 người.
Hoạt động nổi bật là giảng thuyết – đi nghe các GSH giảng thuyết là một thứ mốt đối với người Balan thời ấy.
Cũng từ Balan, sứ mạng lan sang Nga – sứ mạng hoà giải Nga Chính Thống với Hội Thánh.
Nguyên cớ vì trong thời gian này, chiến trang Nga – Balan nổ ra, và nước Nga thất bại. Vì thế Nga Hoàng (Ivan) đã cử một phái đoàn đến Toà Thánh xin can thiệp để Balan rút quân với điều kiện Nga sẽ mở cửa đối với Tây Âu. ĐGH Gregory XIII xem đây là một cơ hội để bang giao với Nga, nhân đó tiến tới thành lập một liên minh đủ mạnh để chống Hồi Giáo. Vậy, sứ mạng hoà giải Balan – Nga giao cho các GSH, và Possevino là người chịu trách nhiệm thực thi, trong đó, Possevino đóng vai là sứ giả của Nga hoàng Ivan.
Sứ mạng bắt đầu không mấy thuận lợi, sau khi Possevino đạt được thoả thuận ngừng chiến trong 10 năm giữa Nga và Balan thì thái độ của Ivan thay đổi, ông chưa muốn đề cập đến vấn đề giao hảo tôn giáo. Giai đoạnt thứ hai gắn với tên của Piotr Skarga, cuối cùng đạt được một yêu cầu chính thức từ thượng phụ giáo chủ của giáo hội Nga tiến tới hợp nhất với Rome. Ngày 23/12/1595, ĐGH Clement VIII tuyên bố Rome và giáo Hội Nga hiệp nhất qua thoả ước Union of Brest. Tuy nhiên, ngay sau đó, niềm vui đã tắt khi trong chính giáo hội Nga xảy ra phân rẽ – chống chủ trương hiệp nhất, họ chủ trương Orthodox.GSH thứ ba vào cuộc – Gaspar Sawicki. Tự nhận mình là con của Sa Hoàng và đã biến mất năm 1584 sau cái chết của cha, năm 1604, Dmitri được sự hậu thuẫn của vua Balan quay trở lại Nga và tuyên bố mình là người thừa kế ngai vàng. Trước đó, Dmitri đã được Gaspar Sawicki rửa tội.
Dmitri vào Nga thành công nhờ chiến thắng quân sự và được sự ủng hộ của dân Nga. Tưởng như việc hiệp nhất Nga – Rome trong tầm tay, tuy nhiên, ngày 27/5/1606, Dmitri bị ám sát, ông mang theo xuống mồ hi vọng hợp nhất giữa hai giáo hội. Cũng sau sự kiện này, một quyển sách mang tựa đề The Jesuit’s Secret Instruction được xuất bản để bôi nhọ Dòng Tên.
6. Vùng Trũng, Anh và các nước lân cận
Tại Hà Lan và các nước vùng Trũng
Dưới sự lãnh đạo tài tình, nhiều sáng kiến của Olivier Mannaerts, Dòng phục hồi sau cuộc lưu đày (1576). Đến 1612, tại Hà Lan đã có 730 GSH điều khiển 28 trường, vì thế Aquaviva đã tách tỉnh dòng làm đôi.
Dòng dấn thân mạnh mẽ trong lĩnh vực tông đồ trí thức.Về thần học, nổi tiếng nhất là Leonard Leys với những công trình thuộc lĩnh vực thần học luân lý, trên nền tảng đó chống lại thuyết Jansen. Về Kinh Thánh thì có Cornelissen van den Steen, Giáo phụ học thì có Andre Schott, về linh đạo thì có Frans de Costere và Jan David với nhiều tác phẩm để lại: A Candlesnuffcr for the Extinction of the Torches in Holland (ca. 1607), The Christian Housekeeper with a Sponge to Wipe Away Bad Habits (1607), T h e Christian Beehive (1600), T he Flower Garden of the Church’s Ceremonies (1607).
Bên cạnh đó, giảng thuyết cho đại chúng, hướng dẫn các hội đoàn tôn giáo cũng được các GSH hết sức chú trọng.
Từ năm 1587, Dòng bắt đầu nhận thêm nhiệm vụ tuyên uý cho quân đội Bỉ. Cũng vì sứ mạng này mà một số trong các ngài đã ngã xuống.
Năm 1592, ĐGH Clement VIII đã uỷ thác sứ mạng Hà Lan (7 tỉnh độc lập ở phía Bắc đã ngã theo Tin lành Calvin) cho Dòng. Các GSH bắt đầu nguỵ trang để xâm nhập vào vùng đất này.
Tại Anh
Sứ mạng Anh được thiết lập dưới thời Tổng Quản Mecurian (sau năm 1578) và bắt đầu đi vào vận hành vào năm sau đó (1580)– trước khi Aquaviva làm tổng quản, với Cha Admund Campion, Robert Pensons và tu huynh Ralph Emerson. Nhân sự sau đó được tăng cường đều đều: 1593 có 7 người, 1598 có 16 người, 1610 có 52 người. Cùng lao tác trên cánh đồng này là hàng trăm linh mục triều được đào tạo từ ngoài Anh và gửi vào.
Chính yếu các GSH nhắm vào việc nâng đỡ đời sống thiêng liêng của người Công Giáo bằng việc đi từ vùng này sang vùng kia để cử hành bí tích, dâng lễ… hết sức bí mật. Tuy nhiên, vì bị phản bội, Campion đã bị bắt, chịu tra tấn và cuối cùng bị phân thây vào 1/12/1581.Cũng dưới thời Elisabeth, 10 GSH khác cũng chịu tử đạo.
Giữa hai nhóm – các GSH và các linh mục triều có chút xích mích trong sứ mạng, đường lối khác nhau, và Toà Thánh đã đặt thêm một chức vụ: linh mục tổng đại diện (archpriest) người sẽ lãnh đạo các linh mục triều ở đây, và trong mọi sứ mạng, vị linh mục này phải tham vấn các GSH (theo chỉ thị của ĐGH). Điều này gây ra sự khó chịu nơi các linh mục triều.
Dòng Tên chịu tổn thất nặng sau âm mưu ám sát vua James I của một nhóm người. Hẳn nhiên, các GSH không bao giờ chủ trương như thế, nhưng một trong những người chủ mưu đã đến xưng tội và cha Henry Garnet – bề trên của các GSH tại Anh biết nhưng không thể tiết lộ. Khi âm mưu của nhóm người này bất thành, cha Garnet bị bắt, bị kết tội phản quốc và bị đưa lên giá treo cổ vào 3/3/1603. Ba GSH khác cũng tử đạo trong sự kiện này.
Máu của các GSH cũng đổ xuống trên vùng đất Scotland và Irland vì chính sách của Nữ hoàng Anh và James I: Ogilvie, O’cullanne.
Có thể nói, hoạt động của các GSH trên vùng đất thuộc Vương quốc Anh khá hạn chế vì chính sách hà khắc của chính quyền, tuy nhiên, sứ mạng Anh luôn là một bận tâm của Dòng. Vì thế, Dòng đã dốc sức để thành lập và điều hành các chủng viện để đào tạo giáo sĩ cho giáo hội Anh tại Rome, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và pháp. Những giáo sĩ này trở về quê nhà, nhiều trong số đó đã tử đạo trên chính quê hương mình.
7. Cận Đông
Một nỗ lực lớn lao để hiệp nhất với các giáo hội chính thống Đông Phương đã mở ra dưới triều đại của Gregory XIII: tiến hành các cuộc đối thoại đại kết, trong đó các GSH đóng vai trò là những tham vấn. Đối thoại đại kết đã diễn ra từ năm 1583 trở đi, tại nhiều nơi với nhiều Giáo Hội như Orthodox, Nestorians, Monophysites, Jacobites. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại.
Nhóm Nestorius (tại Lavant) vẫn giữ nguyên lập trường Nestorius.
Nhóm Jacobite chấp nhận quyền tối thượng của Giáo Hoàng nhưng không chấp nhận công đồng Chalcedon.
Cuộc đối thoại với nhóm Melkit trắc trở do áp lực của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Các thượng phụ tại Giê-ru-sa-lem và Chaldean từ chối đổi thay.
Kiểm tra tương tự
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ
Tính đến nay, chữ Quốc ngữ đã có một lịch sử hình thành và phát …