Lịch sử Dòng Tên (4) – Những sứ mạng mới – cuối TK XVI đầu TK XVII

II. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA CÁC GSH
Một trong những bận tâm của Aquaviva là hệ thống giáo dục của Dòng.Rất nhiều nơi xin ngài lập trường, nhưng ngài liên tục từ chối (từ chối 150 đề nghị tính tới 1593).Cuối thế kỷ XVI, Dòng có 244 trường, cuối đời Aquaviva có 372 trường.
Song song với việc thành lập các trường, việc xây dựng học quy cũng dần hoàn thiện:
1584, ngài chủ trì một ủy ban soạn thảo “Plan and Arrangement of Studies” trên cơ sở những khảo cứu của Ledesma và Nadal. Nội dung chính nắm đến các phương diện triết học và thần học trong huấn luyện.
1586, gửi bản thảo này đến các tỉnh để lấy ý kiến, các tỉnh cho ý kiến và tổng hợp gửi lại BTC.
1591, một bản đúc kết mới được BTC gửi đến các trường để thí điểm trong vòng 3 năm.
1599, bản học quy ra đời: Ratio Studiorum. Có thể nói, đây là công trình tim óc của hiều thế hệ trong Dòng: những chất liệu khởi đầu mà Thánh Inhã cung cấp trong phần 4 của Hiến Chương, những bản thảo của Nadal ở Messina, của Ledesma ở Roman College, và cuối cùng của Aquaviva và các cộng sự.
Một ảnh hưởng khác cũng quan trọng không kém trường học của Dòng là Hiệp Hội Thánh Mẫu (Sodality of the Blessed Virgin Mary), thành lập năm 1584 tại Roman College. Tính đến 1773, Hiệp hội bao gồm 2500 hiệp hội thành viên, trong đó, Hiệp hội tại Roman College được xem như Hiệp Hội Mẹ. Đây là một dạng hiệp hội liên kết mọi người trong một phong trào đạo đức bình dân, tổ chức theo các giới, nhóm nghề…

III. TRÊN NHỮNG MIỀN SỨ MẠNG
1. Italy
1593 đánh dấu sự cắt đứt giữa thế hệ thứ nhất của Dòng với các thế hệ sau sau cái chết của Bobadilla.
Tại Ý, ơn gọi đông đảo, vì thế, trong suốt triều đại của Aquaviva, số GSH đã tăng từ 1689 lên 2763 người. Các nhà và trường tăng từ 42 lên 75.
Tuy nhiên, Dòng cũng đối mặt không ít khó khăn ở đây. Do sự đụng độ giữa Venetian Rebublic và Vatican, Dòng buộc phải rời khỏi Venice năm 1607. Lúc này, quan niệm “phá đổ Dòng sẽ khiến Rome sụp đổ” bắt đầu hình thành, khẩu hiệu này sẽ mạnh hơn, trở thành một chương trình hành động vào thời triết học ánh sáng với Volter. Mãi 50 năm sau, Dòng mới được trở lại Venice.
Đại học Roma vẫn là một điểm sáng nhất trong hệ thống giáo dục của Ý. Bên cạnh Christoph Klau, hai nhà thiên văn khác cũng đến làm việc ở đây: Greinberger và Scheiner. Cũng trong thời gian này, xảy ra vụ án Gallile (1656 – 1642).
Vụ án Galile
Trong vụ án này, chính yếu là sự khác biệt giữa quan niệm của Aristotle và Copernicus, Galile về trật tự vũ trụ. Aristitle cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, quan điểm này vốn được các nhà thiên văn Dòng Tên lĩnh hội, tất nhiên họ đang trên đường tìm kiếm cái mới, trong khi Gallile hay Copernicus quan niệm ngược lại. Ban đầu, các nhà thiên văn Dòng Tên có cái nhìn khá cởi mở và đánh giá cao những khảo sát của Gallile, tuy nhiên, họ vẫn phải tìm kiềm một sự chắc chắn mang tính khách quan cho quan điểm Nhật tâm.
Vì những quan điểm của Galile ngược với Kinh Thánh, nên những nhà thần học vào cuộc, và hẳn nhiên Belarmine được mời tham vấn. Belarmine (chỉ là một thần học gia chứ không là một nhà thiên văn) đã tham khảo ý kiến của các GSH khác tại đài thiên văn Roma, và cuối cùng kết luận quan điểm của Galileo không có bằng chứng rõ ràng. Trước khi Tòa Thánh phán quyết lần I vào năm 1616, Bellarmine đã thuyết phục Galile từ bỏ quan điểm của mình.
Ngày 24/2/1616, Tòa Thánh kết án học thuyết của Galile (vốn dựa trên Copernicus). Gallile sau đó lui vào hoạt động lặng lẽ. Trong khi đó, năm 1621, Bellarmine đã qua đời.
Phán quyết lần II về vụ Galile xảy ra vào năm 1633 sau khi ông xuất bản quyển sách nhan đề: Dialogue Concerning the Two Chief World Systems (1632): Galile bị kết án lạc giáo, bị quản thúc đến trọn đời (1642), và tác phẩm của ông bị cấm .
Cũng trong giai đoạn này, Dòng Tên Ý đón một vị thánh khác: Alysius Gonzaga (chết năm 1591) và Bellarmine là cha giải tội của vị thánh trẻ. Bên cạnh đó còn có Bernadino Realino. Bellarmine sống những năm cuối đời tại Tập viện Saint Andrew ở Rome.
Dòng Tên Ý cũng có nhiều vị tử đạo trong giai đoạn này: Azevedo và các bạn tử đạo trên Đại Tây Dương, Rodolfo Aquaviva và các bạn tử đạo ở Ấn Độ, 3 tử đạo ở Nhật, Edmund Campion và các bạn tử đạo tại Anh Quốc…
2. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Một nhóm GSH chống đối xuất hiện ở TBN, số lương họ tuy nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn trên chính quyền, vì thế hiểm họa họ mang lại không nhỏ. Đứng đầu là Dionisio Vazquez, Francisco Abreo, Gonalez, và Enriquez.
Lợi dụng Toà Truy Tà, những GSH này tìm cách làm khó dễ Dòng. Bởi cách trình bày sai lạc, họ vẽ nên một Tổng Quản của Dòng đầy quyền lực (qua việc chỉ định giám tỉnh và viện trưởng) như là một thực thể nguy hại cho giáo hội. Do thế, giải pháp nên theo là tước quyền chỉ định này của Tổng Quản và trao nó vào tay nhà cầm quyền. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng các bậc sống trong Dòng là biểu thị của sự phân biệt đối xử; học quy của Dòng là sự chống đối học thuyết thánh Tô ma. Vì vậy, Toà Truy Tà đòi Dòng trao Hiến Chương để xem xét.
Giải pháp của Aquaviva:
Kiến nghị trực tiếp đến Toà Thánh, thẩm quyền phán quyết do thế không nằm trong tay Toà Truy Tà ở Tây Ban Nha.
Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi một nhóm tu sĩ Dòng Đa Minh cũng vào cuộc phê phán Hiến Chương Dòng (trong suốt 10 năm từ 1582 đến 1592), tập trung chủ yếu vào phê phán các bậc sống trong Dòng (thệ sĩ mới là tu sĩ thực, còn các bậc còn lại thì chưa phải là tu sĩ đúng nghĩa). Lời khấn đơn cuối kỳ tập bị chỉ trích… Vấn nạn đến tai Gregory XIII, ngài ban trọng sắc Ascendente Domino (Chúa lên thuyền) ngày 25/5/1584 để chuẩn nhận thể chế Dòng.
Những xáo trộn này không làm giảm đi những ánh sáng rực rỡ của Dòng ở Tây Ban Nha, vì suy cho cùng, những người chống đối chỉ là một bộ phận nhỏ mà thôi.
Thành tựu tại Tây Ban Nha:
Tinh thần tông đồ sáng tạo, mạnh mẽ.
Suốt thời kỳ của Aquaviva, Dòng ở TBN mở thêm 31 nhà mới (hầu hết là trường). Đến 1615, TBN gồm 4 tỉnh với 2000 GSH trong 87 cộng đoàn.
Giảng thuyết là một việc tông đồ được chú trọng: tổ chức các nhóm nhỏ đi về miền quê (khuôn mẫu của Inhã và các bạn ngày xưa) để giảng dạy, nhất là giáo lý. Diego Ledesma đã xuất bản Christian Doctrine vì mục đích này.
Dòng cũng dấn thân mạnh mẽ trong lĩnh vực triết và thần học với những tên tuổi chói sáng như Suarez, Sanchez, Francisco de Toledo, Gregorio de Valencia, Gabriel Vazquez, Luis de Molina. Với những suy tư mang tính thực chứng và siêu hình, các GSH này đã mang đến nhiều đóng góp quan trọng cho lối suy tư vốn mang tính kinh viện trước đây .Có thể nói, công trình của các GSH ấy đã làm mới cách hiểu về các tác phẩm kinh điển của thánh Tô ma, của các giáo phụ…, mang đến một sự hoà hợp giữa các lĩnh vực siêu hình, lịch sử, kinh thánh và giáo phụ học. Đây có thể coi là khởi đầu cho sự phục hung triết và thần học ở Châu Âu vào thế kỷ XVII.
Đi cùng với những đóng góp to lớn về thần học và triết học của các GSH trên, một khuôn mặt khác của GSH ở TBN cũng được tỏ lộ: sự thánh thiện với những khuôn mặt như Alonso Rodriguez, Pedro Claver. Chính Rodriguez đã để lại tác phẩm nhiều ảnh hưởng trên đời sống thiêng liêng: The Practice of Perfection and Christian Virtues.
Riêng tỉnh BĐN, vì đang trong thời kỳ bị xâm lược bởi TBN nên hoạt động của các GSH tương đối lắng dịu, họ hết sức tránh những hình thức thể hiện một thứ chủ nghĩa yêu nước khiến có thể khuấy động một cuộc chiến. Vương triều TBN cũng dành cho Dòng ở BĐN một sự tôn trọng nào đó, nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là những cử chỉ ngoại giao chứ không hẳn là một tình thân thật sự.
Dòng tại BĐN vẫn tăng tiến đều: từ 484 người năm 1580 đã tăng lên 570 vào năm 1594 và 665 vào năm 1615. 1610 có 17 nhà, đại học ở Lisboa có khoảng 2000 sinh viên

Kiểm tra tương tự

Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ

Tính đến nay, chữ Quốc ngữ đã có một lịch sử hình thành và phát …

Hồi sinh

  Cụ Tổ của chúng tôi đã tắt thở cách đây trên 300 năm rồi, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *