Lịch sử Dòng Tên (4) – Những sứ mạng mới – cuối TK XVI đầu TK XVII

3. Pháp
Trong suốt 30 năm này, Dòng bị giằng co giữa hai thế lực: vua Henry III và công tước xứ Guise, với cả hai bên, Dòng đều có liên hệ mật thiết, khó khăn chính yếu từ đó nảy sinh.
Chính sách của Aquaviva: giữ Dòng ở thế trung lập, nghiêm cấm các GSH ở Pháp dính bén đến chính trị…, và đồng thời rút hai GSH đang làm tham vấn cho công tước và Hoàng đế ra khỏi Pháp, cử đến đó một vị kinh lược sứ để ứng biến tình hình.
Thử thách lớn xảy ra vào năm 1588-1590, cả công tước Guise và hoàng đế Henry III đều bị ám sát, các GSH bị cho là chủ mưu. Khi vua mới lên ngôi (Henry Navarre), các GSH bị buộc phải tuyên thệ trung thành (1593) trong khi 9 năm trước ông đã bị Toà Thánh rút phép thông công. Vì thế, Aquaviva cấm các GSH thề trung thành với vua.Tuy nhiên, vị Giám Tỉnh ở đây đã cho phép các GSH thề, và thế là bị khiển trách.
Cuối năm 1594, lại thêm một vụ ám sát (hụt) hướng đến vua Henry IV (Henry Navara), lần này là Jean Chastel. Vì sinh viên này đã từng có thời gian học tại học viện Clermont, do thế học viện bị lục soát. Trong phòng của viên thủ thư, người ta tìm thấy quyển sách bàn về chủ đề “giết bạo chúa” (Tyrannicide), thế là viên thủ thư bị thiêu. Và 1/7/1595, Dòng Tên bị buộc phải rời Paris.
Tuy đối mặt với những khó khăn khắc nghiệt như vậy, Dòng ở Pháp vẫn bám trụ vì chính sách ở các tỉnh không như ở Paris.Các trường ở Bourges, Nevers phát triển mạnh, triết và thần học được đưa vào giảng khoá ở các trường tại Rodez và Billom.
Tại Paris tám năm sau vụ mưu sát hụt của một sinh viên mà Dòng đã mang hoạ, Dòng bắt đầu quay trở lại. Tương quan giữa vua với Dòng bắt đầu hoà hảo hơn, đặc biệt với vai trò của Pierre Conton (một GSH Pháp). Đồng thời, Toà Thánh cũng giải vạ tuyệt thông cho Henry IV (17/9/1595).
1/9/1603, Henry ban hành Sắc lệnh Tái Thiết Lập (Edict Teestablishment), Dòng được công nhận ở Pháp, trở lại Paris.
Với sắc lệnh này, những ngày tháng huy hoàng của Dòng bắt đầu: chỉ 5 tháng sau đã có 32 thị trấn yêu cầu Dòng đến mở trường, và nhà vua đã chọn 18 địa điểm để thiết lập trường từ Caen và Rouen ở phía bắc đến Aix ở phía nam, từ Troyes ở phía đông đến Rennes ở phía Tây. Tuy nhiên, học viện Clermont vẫn chưa được phép mở trở lại (vì sự ảnh hưởng của Nghị viện Paris và Tin lành).Trong số những trường này, Henry ưu ái đầu tư cho trường ở La Fleche (gần Anger). Chỉ một năm sau (1604), trường đã thu nhận trên 1000 sinh viên, trong đó có Rene Descartes.
Dòng cũng phát triển mạnh về nhân số: năm 1605 mở thêm 2 nhà tập ở Lyons và Rouen. Năm 1608, vùng Pháp được thiết lập.Năm 1610 tổng cộng có 1300 GSH ở Pháp và phân bổ trong 45 cộng đoàn.
Dòng cũng dấn thân mạnh mẽ vào cuộc chiến chống Tin lành.Bên cạnh xuất bản sách, luận chiến, các GSH còn chú trọng mảng tông đồ mục vụ người nghèo – những người rất dễ trở thành mồi cho Tin Lành vì sự thiếu hiểu biết của họ. Vì thế, các GSH đã đi từ làng này sang làng khác để giúp những người bình dân: nâng đỡ họ về đức tin và giáo thuyết.
Các GSH cũng dấn thân mạnh mẽ trong công tác linh hướng, giúp nâng đỡ đời sống thiêng liên cho các cá nhân, hội đoàn cũng như Dòng tu: Linh hướng cho Dòng Ursuline , tương tự đối với Dòng Thăm viếng, Dòng Đức Bà Truyền Giáo
14/5/1610, Henry IV bị ám sát, Dòng không bị kết án là hung thủ nhưng sự kiện này đem đến không ít chống đối cho Dòng. Người ta vẫn cho rằng Dòng chịu ảnh hưởng của tác phẩm “Giết bạo chúa” Juan Mariana – một tác phẩm rất có ảnh hưởng ở TBN…
Trong hoàn cảnh khó khăn này, các GSH ở Paris đã làm một việc sai lầm: xin mở lại học viện Clermont. Điều này khuấy động sự chú ý của Nghị viện Paris. Hẳn nhiên, nghị viện từ chối, hơn thế nữa, họ xem đó là một cơ hội để tấn công Dòng: ép Dòng phải theo giáo thuyết của đại học Sorbonne, đồng thời chấp nhận quyền tối thượng của vua Pháp (chỉ sau Chúa), không lệ quyền ĐGH.
Các GSH Pháp phải sống giữa áp lực: tuyên thệ trung thành với vua và phục quyền ĐGH. Sức ép luôn đến từ hai phía: nghị viện Paris, đầu óc quốc gia Pháp – Dòng và Toà Thánh. Một số GSH Pháp đã dần dần xa học thuyết của Bellarmine (vốn bảo vệ quyền tối thượng của ĐTC). Trong tình huống này, bên trong Pháp thì anh em GSH bàn luận về hai thái cực trung thành, tuân phục, bên ngoài Pháp thì GSH ở các tỉnh khác viết các sách bảo vệ quyền tối thượng Toà Thánh (Bellarmine, Suarez) trước phong trào Tin Lành, Anh Giáo anh đầu óc quốc gia Pháp, và những sách này lại càng gây khó cho anh em GSH ở Pháp.
Cuộc tranh luận trở thành trong nội bộ Dòng, chất vấn học thuyết của Bellarmine về quyền tối thượng gián tiếp của ĐGH trên những vấn đề thế tục. Đây là một cuộc tranh luận dài hơi, có thể nói phần nào Bellarmine chưa hoàn toàn đúng trong học thuyết của mình, vì thời đại của ngài, tình thế chính trị đang dần khác đi: đó không còn là thời kỳ của một châu Âu thuần nhất một đức tin, một thể chế chính trị, nhưng đang trên đà phân mảnh và chuyển đổi về cơ chế chính trị. Về khía cạnh này, những GSH Pháp là những người đi trước Bellarmine.
4. Đức và Trung Âu
Ba sứ mạng chính làm nên dấu son của Dòng ở đây: Nghiên cứu, giảng thuyết và dạy giáo lý.
Về nhân sự, Dòng cũng phát triển hết sức mạnh: 1581 có khoảng 700 GSH ngụ trong 19 trường và nhiều nhà khác. Đến 1615, số GSH tăng lên 1700, số trường tăng gấp đôi (khoảng 40), số sinh viên thâu nhận vào các trường ngày một đông hơn.
Kịch nghệ, ca nhạc cũng phát triển và chuyên nghiệp hơn với những dàn hợp xướng, đồ đạo cụ, những nhà hát, đặc biệt các sinh viên đã dàn dựng một vở nhạc kịch hết sức hoành tráng với dàn nhạc 900 người và hàng trăm người khác tham gia dựng cảnh.
Trường học là cứ điểm đầu tiên để từ đó Dòng tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hoá, xã hội và học thuật của đế quốc Đức.
Trong lĩnh vực triết và thần học: Diễn ra một cuộc phục hưng thần học với những tên tuổi như Gregorio de Valencia, Rodolfo de Arriage, Martin Van der Beeck. Những vị này đã đưa nền thần học Đức bắt kịp phong trào tri thức của các quốc gia khác trong vùng.Đây cũng là tiền đề để hoạt động chống Tin Lành được khởi sắc trong lĩnh vực tri thức, luận chiến. Những tác phẩm quan trọng được viết vì mục đích này: Chú giải bộ Tổng Luận của thánh Tô ma, Tổng luận thần học kinh viện.
Cũng như ở Pháp, các GSH ở Đức cũng chia nhóm đi về các miền quê để hướng dẫn người bình dân, đặc biệt chú trọng việc dạy giáo lý. Vd: năm 1590 một bản báo cáo từ học viện Heiligenstadt cho biết các lớp giáo lý được tổ chức trong 15 làng vào ngày chúa nhật và các ngày lễ, và hai lần một tuần trong mùa chay.. Bản báo cáo năm 1594 của Melchior Torites cho biết các GSH đã đến được 40 làng để dạy giáo lý.
Chính những cuộc luận chiến cũng như những hoạt động khác không mệt mỏi của các GSH (giảng thuyết, dạy giáo lý) đã đưa nhiều người Tin Lành trở về với Công Giáo. Tại Augsburg trong khoảng từ 1590 đến 1600, mỗi năm cải hoá được từ 29 đến 59 người, có nơi như Vienna, mỗi năm có hàng trăm người từ Tin Lành trở lại với Công Giáo.
Vị tông đồ nổi bật của nước Đức trong giai đoạn trước và cả giai đoạn này không ai khác là Canisius, ngài đã sống qua 5 đời Tổng Quản, lưu tại Đức để tái gieo hạt giống đức tin, và có thể nói những mầm non ấy đã trở thành rừng vào cuối đời của ngài (21/12/1597).
Trong diễn trình này, đất nước Hungary cũng sản sinh ra một vị tông đồ cho quê hương mình: Peter Pazmany (vốn là một người Tin Lành, được rửa tội vào năm 13 tuổi). Có thể nói, sứ mạng của ngài chính yếu bắt đầu từ 1601, và những bài giảng, công trình ngài viết đã trở nên một cột mốc mới cho lịch sử văn chương của Hungary, và cũng nhờ hoạt động của ngài, nhiều nhà quý tộc trở về với Công Giáo.

Kiểm tra tương tự

Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ

Tính đến nay, chữ Quốc ngữ đã có một lịch sử hình thành và phát …

Hồi sinh

  Cụ Tổ của chúng tôi đã tắt thở cách đây trên 300 năm rồi, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *