8. Viễn Đông
Số lượng các thừa sai chi viện cho phương Đông ngày càng tăng, họ đi theo nhóm các quốc gia. Riêng trong 15 năm đầu của thế kỷ 17, có 130 GSH đã đến các vùng truyền giáo ở phương Đông.
Tại Ấn Độ
Goa vẫn là cứ điểm truyền giáo chính, 3 điểm khác đang phát triển manh: vương quốc Mogul ở phía Bắc, vùng Malabar và vùng Mandurai. Thất bại trong sứ vụ đối thoại tại vương triều Mogul, Rodolfo Aquaviva trở lại hoạt động tại Salsette (gần Goa) và tử đạo 7/1583.
Thomas Stephens (từ 1579) hoạt động mạnh ở vùng bán đảo Salsette và có ảnh hưởng lớn trên quần chúng nhờ tài văn chương của mình. Ông sáng tác văn chương bằng ngôn ngữ Ấn (tác phẩm Purana, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng ở đây. Tại thời điểm ông chết (1619) đã có khoảng 80.000 người bản địa là Công Giáo.
Các thừa sai tiếp tục tiếp cận vùng phía Bắc Ấn với nỗ lực của Jeronimo Xavier (cháu của FX) nhưng không thành công. Cũng tại vùng này, từ năm 1608, các GSH còn phải đối mặt với nạn Tin Lành vì họ theo tàu buôn của anh đến.
Sứ vụ cũng khai mở ở Malabar (nơi có khoảng 200.000 giáo dân Công Giáo chịu ảnh hưởng của phụng vụ Syro-Chaldean. Năm 1599, Tổng Giám Mục Goa (Aleixo Menezes) triệu tập một hội nghị áp đặt nghi lễ Latin lên phụng vụ Malabar, sự rạn nứt trong giáo hội Malabar bắt đầu từ đây.
Tại miền Mandurai, tình hình cũng tương tự, người phương Tây không có ý hướng thích nghi (cả về phương diện tôn giáo lẫn văn hóa, cơ cấu xã hội). Tình hình khả quan hơn khi Alberto de Nobili vào cuộc từ năm 1606). Công cuộc hội nhập văn hóa bắt đầu: Nobili học tiếng Talmi, tự lượng mình thuộc tầng lớp quý tộc (Rajahs) trong chế độ đẳng cấp Ấn Độ. Ông học tiếng Sanskrit và kinh thư Ấn Độ (Veda), bước vào con đường tu tập để trở thành một Sannyasis. Bằng con đường này, Nobili từ năm 1609 đã bắt đầu rửa tội cho 50 người, 1611 rửa tội cho 150 người. Tuy nhiên, từ đây cũng bắt đầu diễn ra sự chống đối, ban đầu là trong nội bộ Dòng Tên, sau đó là giữa giám mục giáo phận và Dòng. Nobili phải nhiều lần giải trình, và công việc của Nobili bị đình trệ hơn 10 năm trước khi có phán quyết cuối cùng của Tòa Thánh.
Tại Nhật Bản
Đang trong thời kỳ thống nhất quốc gia.
Hành động dính bén đến chính trị của bề trên phó giám tỉnh Coelho đã khiến cho triều đình nghi ngờ, dẫn đến sắc chỉ trục xuất năm 1587. Tuy nhiên, sau những chuyến kinh lược của mình, Valignano đã làm cho triều đình chấp nhận Dòng hoạt động âm thầm.
Tuy nhiên, mâu thuẫn về cách thức truyền giáo của Dòng Tên và Dòng Phanxico đã khiến cho nhà cầm quyền thêm nghi ngại, ngày 5/2/1597, sắc lệnh cấm đạo: 26 chứng nhân đức tin ngã xuống trong đó có 6 DHM và 3 SJ.
Công cuộc truyền giáo phục hồi trong hai năm sau, nhưng kể từ 1600, cơn bách hại trở nên dữ dội, cuốn sạch GH Nhật, nhất là khi người Tin Lành vào Nhật và gieo vào đầu óc nhà cầm quyền những điều không tốt về Giáo Hội.
27/1/1614, sắc lệnh trục xuất tất cả thừa sai. Những ai ở lại sẽ phải sống chui rúc và lần lượt tử đạo sau đó, GH Nhật đi vào một giai đoạn âm thầm hơn 200 năm.
Trung Quốc
Ricci (1552-1610) hiện thực hóa chủ trương hội nhập văn hóa của Vaglinano: học và sử dụng lưu loát tiếng Trung Quốc, tiếp cận tầng lớp trí thức, trao đổi văn hóa trên các bình diện tư tưởng, khoa học… Đặc biệt ngài viết khoảng 20 tác phẩm thuộc các lĩnh vực toán, thiên văn.
Vào Trung Quốc năm 1582 nhưng mãi đến 1601 Ricci mới được phép lập một nhà cho GSH tại Bắc Kinh. Khi ngài mất (1610), đã có 2.500 tín hữu, trong đó 400 người ở Bắc Kinh.
9. Châu Phi
Các sứ mạng vẫn không nhiều kết quả ngoại trừ Angola (1590 có 20.000 tín hữu).
Khó khăn đối mặt: chiến tranh và nô lệ.
10. Brasil, Châu Mỹ thuộc TBN, Philippines
1580, BĐN bắt đầu bị TBN xâm lược và đô hộ trong 60 năm, vùng Brasil vì thế thuộc quyền của TBN cho đến 1640.
Tỉnh Dòng Brasil dấn thân mạnh mẽ vào phong trào định cư cho người bản địa, đồng thời phải đối mặt với nạn buôn bán nô lệ đang thịnh hành thời bấy giờ.
Từ năm 1586 – 1588, các GSH bắt đầu « tây tiến » đến các vùng đất mới : Buenos Aires, Cordoba, Ascuncion.
Tại Mehico, 1600 Dòng mở 7 học viện, định cư cho người thổ dân Chichimeco trong các làng.
Từ Châu Mỹ, các Giê-su hữu TBN đã vượt TBD đến Philippines và thiết lập cộng đoàn đầu tiên năm 1581 với vai trò lãnh đạo của Antonio Sedeno – người thiết lập sứ mạng Mehico. Năm 1595, thiết lập ĐH Manila, và đến 1601 thiết lập chủng viện San Jose – lâu đời nhất Châu Á.
11. Những vấn nạn trong công cuộc truyền giáo
Cản trở lớn đối với việc truyền giáo không đến từ người bản xứ nhưng đến từ Châu Âu, hai vấn nạn lớn: chế độ bảo trợ truyền giáo và tương quan giữa các thừa sai với giám mục sở tại.
Vấn nạn I: Chế độ bảo trợ
Thế kỷ XVI, các vị Giáo Hoàng lưu tâm hơn đến việc duy trì cán cân cân bằng giữa Công Giáo phía Tây và Hồi Giáo phía Đông nên đã ủy thác việc bảo trợ truyền giáo cho hai quốc gia Iberia: TBN và BĐN. Quyền này hệ ở chỗ: hai vương triều này được phép gửi giám mục đến những tòa mới lập, điều hành hệ thống thuế của GH và giám sát các tu sĩ. Đổi lại, hai quốc gia này phải chịu mọi phí tổn trong việc gửi thừa sai đi sứ mạng, cấp dưỡng cho họ và xây dựng các thánh đường.
Nhập nhằng việc chính quyền dân sự can thiệp vào việc thuyên chuyển tu sĩ của các Dòng.
Vấn nạn II: Tương quan giám mục sở tại với các Dòng tu:
Các thừa sai bị kẹt giữa Giám mục (vị cha của một địa hạt) và bề trên Dòng mình, phải vâng phục như thế nào?
Vấn nạn khác: Có nên nhận người bản xứ vào Dòng hay không?
Ở vùng bán cầu Tầy: Thí điểm tại Mexico bất thành khiến Dòng do dự. Công nghị 1555 tại Mexico từ chối phong chức cho người bản địa và con lai. Công nghị Lima 1591 chỉ từ chối người bản địa. Quan điểm của Dòng Tên(Acosta – 1588): có thể phong chức nếu người bản địa đủ phẩm chất. Trước đó, tổng quản Borja cũng có cùng suy nghĩ này.
Ở bán cầu Đông, việc bản địa hóa hàng giáo sĩ được khuyến khích, đặc biệt là Valignano. Do thế, năm 1602 đã có 2 GSH người Nhật được lãnh nhận chức linh mục. Hai năm sau có linh mục triều đầu tiên.
12. Tổng kết:
Dòng đã cho thấy có một khuôn mặt lưỡng diện thể hiện sức mạnh sự phục hồi: cuộc khủng hoảng trong nội bộ và sự mở ra với những giá trị nhân văn khác phương Tây.
So sánh thế hệ thần học gia lỗi lạc thứ nhất của Dòng (TK XVI) với thế hệ thần học gia TK XX.
Sự năng động, sức mạnh của Dòng thể hiện trong những phương diện khác:
Cuộc hội nhập vào văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ.
Truyền thống thánh thiện của những Gonzaga, Kostka, Rodrigez kế tiếp thế hệ thứ nhất: Inha, Xavier, Borja, Canisius, Favre.
Truyền thống anh hùng tử đạo: Azevedo ở Đại Tây Dương, Gioan, Phaolo ở Nhật, Campion, Southwell ở Anh.