Một không gian mở cho Lời Chúa lan tràn

BibleMM Tân, S.J

Năm tân phúc âm hóa gia đình đã qua nửa chặng đường, câu hỏi đặt ra lúc này là lời Chúa đã thấm nhập trong lòng người tín hữu ra sao? Thử cùng nhau góp lửa cho lời Chúa lan tràn, cho bước đường sứ vụ LBTM của Hội Thánh VN hôm nay vươn tới mọi lãnh vực, trên mọi mặt bằng, để nhà nhà được tân phúc âm hóa, người người chuyên cần lắng nghe lời Chúa và loan báo lời Chúa mọi lúc mọi nơi.

Kinh nghiệm của Hội Thánh sơ khai tường thuật trong CVTĐ, thì việc LBTM được mở đầu bằng việc rao giảng lời Chúa : “các tín hữu chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy (Cv 2,42). Dĩ nhiên, có người nghe thì cũng phải có người miệt mài rao giảng, nhờ vậy, “lời Chúa cứ thế lan tràn” (Cv 6,7) giữa cộng đoàn các tín hữu, và khi cơn bách hại xảy ra, “các tín hữu phải tản mác đi khắp nơi loan báo lời Chúa” (Cv 8,4), từ các vùng quê miền Giuđê, Samaria cho tới tận Antiôkia.

Hội Thánh sơ khai gây ngỡ ngàng cho các thế hệ hôm nay, nhưng điều gây ngạc nhiên cho người tín hữu Kitô chúng ta, khi thử làm một chút so sánh giữa chữ “DUYÊN” nơi cửa PHẬT và “TIẾNG CHÚA I” nơi GIÁO ĐƯỜNG, chắc phải thầm cảm phục khi nhìn Đức Phật Thích Ca hồn nhiên bước vào từng nhà và thậm chí có thể đi vào lòng của mọi người thành tâm thiện chí của con dân VN, trong khi Đấng được Chúa Cha sai đến trong Thánh Thần, nhập thể và nhập thế, thì cứ mãi yên vị trong ngôi giáo đường, các tu viện, và trong nhà của người tín hữu Kitô.

Có gì cuốn hút nơi bóng dáng từ bi hỷ xả đang lộ ra từ những tấm thân mang áo cà sa kia, và đối lại, bóng dáng hiền lành và khiêm tốn, êm ái và nhẹ nhàng nơi người môn đệ của thầy Giêsu cũng dễ thương lắm chứ. Hay tại chữ CHÙA nghe nó rộng mở, nhìn ngôi chùa với những đường nét Á Đông mềm mại dễ gần, trong khi hai tiếng NHÀ THỜ gây cho người ta cái cảm giác khép kín.

Ngoài ra, còn một việc gây tranh cãi từ lâu đó là chữ HIẾU.

Công giáo thì nói chúng tôi luôn nhớ và cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, Giaó Hội dành trọn cả tháng 11 để nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Bước vào nhà chúng tôi hôm nay, nhà nào cũng có bàn thờ ông bà tổ tiên, và dĩ nhiên cũng có nhang đèn, hoa trái, nhưng mà…Chữ “nhưng mà” chính là nét khác biệt lớn với đạo Hiếu.

Nơi tâm thức VIỆT thì đời người SỐNG GỬI THÁC VỀ.

Về đâu, lá rụng về cội. Về với TRỜI ĐẤT, TRONG CÕI VĨNH HẰNG giữa đất trời này, ông bà tổ tiên gần gũi và có thể phù hộ độ trì cho con cháu, vì thế khi con cháu thắp nén nhang, hay dâng cúng hoa trái, là dâng với cả tấm lòng thành hiếu thảo.

Công giáo tuy không khác là mấy, cũng lá rụng về cội, nhưng phải đi qua ít là luyện ngục, người sống chẳng ai biết khi nào người chết mới được ra khỏi chốn này để về hưởng nhan thánh CHÚA, và vì thế ơn nghĩa với thảo hiếu là nhớ và cầu nguyện mà thôi.

Những so sánh trên đây xuất phát từ cái nhìn thực tế, và nếu quả là như vậy thì phải làm sao đây? Đơn giản thôi, chỉ cần đi lại điểm xuất phát của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai đó là LẮNG NGHE VÀ RAO GIẢNG LỜI CHÚA:

CHUYÊN CẦN LẮNG NGHE, MIỆT MÀI RAO GIẢNG, để nơi lòng của từng người tín hữu đầy tràn lời Chúa và lan tràn tới những vùng đất xung quanh.

Hiện nay trong các sinh hoạt mục vụ giáo xứ cũng đã gây dựng các nhóm chia sẻ, nhưng phải chăng lời Chúa mới chỉ tạm đủ nuôi sống nhóm của mình chứ chưa tràn lan qua những người xung quanh. Cũng có thể đôi khi bàn tiệc lời Chúa được dọn ra không đúng khẩu vị người nhận, hoặc quá ít ỏi bữa đói bữa no, chứ no đủ như cộng đoàn tín hữu sơ khai thì chính lời Chúa đẩy người tín hữu lao mình về trước, lên đường. Đức giáo hoàng Phanxicô trong tông huấn niềm vui của tin mừng quả quyết :”một khi đã nhận được tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc đời mình, làm sao chúng ta có thể không chia sẻ tình yêu ấy với người khác? (E.G. số 8).

Một khi lòng tràn đầy niềm vui của Tin Mừng thì không thể ngồi yên, nhưng khao khát “muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người khác tới dự một bữa tiệc ngon. Hội Thánh phát triển không phải bằng việc chiêu dụ, nhưng “bằng sức thu hút” (E.G. số 14).

Cuộc sống của dân chúng hôm nay tất bật với công việc làm ăn sinh sống thật đấy, thế nhưng, hàng tháng bà con vần kéo nhau về nhà thờ HÀ NỘI, HỐ NAI để học hỏi và lắng nghe lời CHÚA suốt 2 tuần lễ, hoặc ít là 1 tuần rồi đợt kế tiếp một tuần nữa cho đủ giáo trình, xem thế cơn khát LỜI CHÚA của cộng đoàn dân CHÚA rất lớn.

HÀNH HƯƠNG, vâng khắp nơi tổ chức hành hương tới các đền ĐỨC MẸ, cha BỬU DIỆP…, xa thì cả tuần, gần thì cũng phải 2,3 ngày. Đi tìm kiếm ƠN THIÊNG thì chẳng ai quản ngại đường xa tốn kém. Tương tự khi Hội Thánh “chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi tới dự một bữa tiệc ngon” thì mấy ai từ chối.

Vậy thì tại sao chúng ta lại không thử đưa ra những phương án gợi hứng ngay trong cộng đoàn các giáo xứ, chẳng hạn như mở ra một không gian cho lời Chúa, tạm gọi là KHU VƯỜN LỜI HẰNG SỐNG, với những bàn tiệc ngon, qua tranh ảnh, video, nhạc, những tấm bảng để tô vẽ…bàn tiệc lời Chúa với những món ăn hợp khẩu vị và được thay đổi hàng tuần, đặc biệt một khu vườn dành riêng cho các em thiếu nhi vui chơi và sáng tạo, một khu vườn mở cho tất cả những ai tò mò “để xem cho biết Đức Giêsu là ai” (Lc 19,3).

Cũng có thể gợi hứng cho các gia đình thiết lập MẢNH VƯỜN LỜI HẰNG SỐNG ngay trong gian chính giữa nhà, để cha mẹ vợ chồng con cái đều luôn dựa cậy và bước đi trong quyền năng LỜI HẰNG SỐNG..

Tương tự các nhóm sinh viên và công nhân, từ trước tới nay nếu chỉ là những nhóm đóng kín, không cần một không gian riêng, thì nay thiết tưởng giáo xứ cũng cần đầu tư, để các em có được những không gian riêng mở rộng cho các bạn khác đến với khu vườn LỜI HẰNG SỐNG của mình, chẳng hạn như cho dựng lên những mái vòm tiền chế, mang tính tạm thời, để khi cần mặt bằng xây dựng thì có thể hoán chuyển.

Một khi những khu vườn LỜI HẰNG SỐNG được mở ra, thì đây sẽ là điểm dừng ấm áp, chứa đầy LỜI MỜI GỌI và CHAN HÒA SỨC SỐNG, ở đó những tâm hồn trống vắng, trơ trụi sẽ uống no thỏa nước hằng sống –

Và vùng đất này, cuộc sống hôm nay đầy thử thách, Thiên Chúa cứ như thể ẩn mình đi, nhưng một khi không gian nội tâm của mỗi con người được gợi mở từ khu vườn Lời Hằng Sống, Thiên Chúa có thể lên tiếng thật mạnh mẽ, nhờ Thần Khí của Đấng có LỜI BAN SỰ SỐNG.

 

 

Kiểm tra tương tự

Cuộc đời Thánh Anê dạy chúng ta biết coi trọng con trẻ

  Là người lớn, chúng ta luôn có những điều cần phải học hỏi từ …

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *