Thích ứng những hình thức thực nghiệm mới trong môi trường Dòng Tên Việt Nam
Theo Tổng hội 31, nghị quyết 8, số 14 đề ra “ngày nay, phải khôn ngoan và mạnh dạn đi tìm những thực nghiệm mới mẻ, đáp ứng được mục đích nói trên trong những tình huống hiện thực”[21]. Khôn ngoan tức là “không nên tìm những điều họa hiếm hoặc ngoại thường nhưng cần thế nào để các Tập viên hiểu và nghiệm được đời sống thực tế của Dòng mà họ sắp bước vào với tư cách là Giêsu Hữu”[22]. Từ nguyên tắc chỉ đạo này, ta đi vào bối cảnh Tập viện ở Việt Nam để tìm ra những thực nghiệm thích hợp.
Trong bối cảnh ở Việt Nam, việc áp dụng những thực nghiệm như trong Hiến Chương đề ra, phần nào đó rất am hợp với đích nhắm của thực nghiêm như: làm Linh Thao; phục vụ trong bệnh viên; làm những việc thấp hèn trong nhà; dạy giáo lý cho trẻ em và người ít học. Còn đối với thực nghiệm thứ ba là đi hành hương một tháng, cần thay thế bằng thực nghiệm khác. Bởi vì, nền chính trị Việt Nam rất nhạy cảm với những hoạt động Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt là những Dòng Tu. Do đó, Tập sinh đi hành hương theo lối của Inhã, “xin ăn từ nhà này đến nhà khác”[23] dễ gây nên những hiểu lầm dẫn đến hậu quả làm mất đi ý nghĩa của thực nghiệm. Cho nên, thực nghiệm hành hương có thể thay thế bằng việc đi làm việc với người nghèo vùng sâu vùng xa, phụ hồ hoặc Tập sinh tự đi kiếm sống bằng những nghề như bán rong; phụ giúp quán cơm…để anh có thể cảm nghiệm được phần nào sự bất lực nơi con người của anh để anh biết đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngoài ra, thực nghiệm thứ sáu là diễn giải và giải tội cần thay thế bằng thực nghiệm việc học. Bởi vì, những người muốn gia nhập Dòng thường là những người trẻ, chưa có chức thánh, họ chỉ mới hoàn thành xong việc học phổ thông. Do đó, thực nghiệm việc học đối với họ là cần thiết, để xem khả năng học của họ thế nào để phân định bậc sống trong Dòng tương hợp với lòng muốn của họ.
Tóm lại, tại Việt Nam việc tìm kiếm những thực nghiệm am hợp với đích nhắm huấn luyện của Dòng thì rất phong phú. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến thời điểm làm những thực nghiệm đó, để tương hợp giữa chương trình huấn luyện và hoàn cảnh thực tế bên ngoài.
Kết luận
Việc huấn luyện đòi hỏi lâu dài và liên tục. Do đó, mục đích các thực nghiệm là bước khởi đầu giúp cho Tập viên biết xây dựng nền móng “ngôi nhà đời sống nội tâm” và thấm nhuần hai đặc tính của Dòng: đặc tính tu trì và đặc tính tông đồ. Đồng thời, những thực nghiệm còn giúp cho tập viên nhận ra đúng ơn gọi của mình, sau khi có dịp cảm nếm phần nào những thiếu thốn của Đức Kitô nghèo khó.
Tôi thiết nghĩ rằng, để tháp nhập vào sứ mạng của Dòng một cách có hiệu quả, thì cần cho Tập sinh trải qua những thực nghiệm mang tính thách đố, để họ có được những đức tính cần thiết của người tông đồ theo đặc sủng Dòng Tên: tình yêu cá vị với Đức Kitô, sẵn sàng, ứng trực…Vì thế, Giám Tập phải biết định hướng cho từng Tập sinh ngay từ thời điểm nhà tập ngang qua việc chọn lựa những thực nghiệm am hợp với họ; “đừng ngại đặt Tập viên vào những kinh nghiệm ngược lại với những xu hướng và những sở thích riêng của anh”[24], để nhờ vượt qua, Tập sinh biết cách đảm nhận sứ mạng trong tương lai.
Ta có thể nói, thực nghiệm là một “giáo trình” tốt cho Tập sinh, nhưng để sử dụng giáo trình ấy cho hiệu quả và đúng mục đích đề ra thì cần đến sự hướng dẫn của Giám Tập. Vị Giám tập này không chỉ là người hiểu biết sâu về đặc sủng và sứ mạng Dòng Tên mà còn có khả năng sư phạm về huấn luyện. Vì vậy, việc chọn một Giám Tập vừa có khả năng huấn luyện và có phẩm chất của một Giêsu thực thụ cũng là một trong yếu tố rất quan trọng trong việc huấn luyện Tập viên.
Hiến Chương Dòng Tên Và Qui Luật Bổ Sung, Sài Gòn, 2009.
ALDAMA, Antonio M. de SJ, An introductory commentary of the constitutions, trans. Aloysius J. Owen SJ, Centrum Ignatianum Spiritualitis, St. Louis The Institute of Jesuit Sources, 1989.
KOLVENBACH, Peter-Hans SJ, Formation of Jesuits, General Curia of The Society of Jesus, Roma, 2003.
CHARMOT, F SJ, Kết Hợp Với Chúa Trong Hoạt Động Theo Inhã.
RAVIER, Andre SJ, Thánh Inhã Con người Và Sứ điệp.
GAM-BA-RI, Ê-li-ô S.M.M, J.C.D, Đời Tu Ánh Sáng Công Đồng Vaticanô II & Giáo Luật, Mathia M. Ngọc Đích chuyển dịch, 2000.
HOÀNG SÓC SƠN, Thánh Inhã Tự Do Để Yêu Mến Và Phục Vụ, Tập Viện Thánh Tâm, 2006.
IGNATIUS OF LOYOLA, Autobiogaphy, Lê Quang Chủng chuyển dịch, Nhà Tập Thánh Tâm, 2008.
IGNATIUS OF LOYOLA, Spiritial Exercises, Lê Quang Chủng chuyển dịch, Nhà Tập Thánh Tâm, 2008.
Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng Giám Mục, Tp. Hồ Chí Minh, 1995.
[1] Inhã dùng từ experiencia, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa những kinh nghiệm vốn mang tới sự hiểu biết cho ứng sinh và cũng là những thử luyện về sự thích hợp đời sống của anh ta trong Dòng. Dịch Hiến chương sang tiếng La tinh năm 1558, từ experiencia được dịch thành experimenta, vốn cũng mang nghĩa “những kinh nghiệm”. Nhưng trong nhiều khu vực nói tiếng Anh, từ La tinh này hướng tới những kinh nghiệm thử luyện của Inhã mà được gọi là “những thực nghiệm”, – một sự chuyển dịch thích hợp hơn bởi một số lý do đưa từ tới nghĩa gì đó giống như những thủ tục thăm dò. Xem Antonio M. de ALDAMA SJ, An introductory commentary of the constitutions (trans. Aloysius J. Owen SJ, Centrum Ignatianum Spiritualitis, St. Louis The Institute of Jesuit Sources, 1989), p. 50.
[2] Gerald COLEMAN SJ, Theo Bước Chân Inĩgo, Tập sinh khóa 2005-2007 chuyển dịch (Tập Viện Thánh Tâm, 2008), P. 71.
[3] Hoàng Sóc Sơn SJ, Thánh Inhã – Tự Do Để Yêu Mến Và Phục Vụ (Tập Viện Thánh Tâm, 2006), p. 157
[4] Xem IGNATIUS OF LOYOLA, Autobiogaphy, Lê Quang Chủng chuyển dịch (Nhà Tập Thánh Tâm, 2008), p. 25, no.35.
[5] COLEMAN, op.cit., p. 72.
[6] ibid., p. 238.
[7] Xem Hiến Chương Dòng Tên Và Qui Luật Bổ Sung (Sài Gòn, 2009), p.46, no. 61.
[8] Xem Andre RAVIER SJ, Thánh Inhã Con người và Sứ điệp, p.97.
[9] Xem Hiến Chương, p.339, no. 45, §1.
[10] Xem IGNATIUS OF LOYOLA, Spiritual Exercises – Version A, Lê Quang Chủng chuyển dịch (Nhà Tập Thánh Tâm, 2008), p. 34-35, no.95.
[11] Xem Hiến Chương, p. 51, no.77.
[12] Ê-li-ô GAM-BA-RI, S.M.M, J.C.D, Đời Tu Ánh sáng Công Đồng Vaticanô II & Giáo Luật, Mathia M. Ngọc Đích chuyển dịch (2000), p. 308.
[13] Xem Hiến Chương, p. 339, no.46, §1.
[14] Xem ibid., P.48, no. 66.
[15] Xem Peter-Hans KOLVENBACH SJ, Formation of Jesuits, General Curia of The Society of Jesus (Roma, 2003), p. 19-22.
[16] ibid., p. 13.
[17] Xem Ga 17.
[18] Xem Pl 2, 6-8.
[19] Xem Mt 7, 28-29.
[20] Xem KOLVENBACH, op.cit., p. 20.
[21]Xem Hiến Chương, p. 339, no.46, §1.
[22] Xem KOLVENBACH, op.cit., p. 20.
[23]Xem Hiến Chương, p. 48, no.67.
[24] Xem KOLVENBACH, op.cit., p.22.