TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM BÁCH VIỆT
Những sự phát quật cổ tích ở miền này rất hiếm hoi, người ta chưa có những sử liệu trực tiếp để nghiên cứu văn hóa của người Bách Việt, chỉ có thể căn cứ vào những tài liệu gián tiếp rải rác trong sách xưa, như sách sử ký, sách Hán thư và nhất là tác phẩm của Hoài Nam vương Lưu An là người đời Hán sơ, vì ở miền tiếp cánh với đất Bách Việt nên rất am hiểu sự tình đất ấy.
Lưu An nói rằng: “người Việt không có thành quách, thôn ấp; họ ở trong những khoảng khe hang, trong vùng lau trúc. Họ quen thủy chiến mà giỏi dùng thuyền”. (Thư của lưu An gửi cho Hán Vũ Đế), lại nói rằng họ “làm việc trên cạn ít dưới nước nhiều, cho nên họ cạo tóc, xăm mình… đóng khố ngắn, không mặc quần để tiện bơi lội, tay áo ngắn mà xăn lên để tiện chèo thuyền”. Xem thế thì chúng ta thấy rằng sinh hoạt vật chất của ngừi Bách Việt cũng không khác sinh hoạt của người nước Việt mấy. Cũng như người Việt, họ lấy nghề chài lưới làm nghề chủ yếu. Trong các thung lũng trên bờ sông bờ biển và ở giữa hồ đầm,người Bách Việt hẳn cũng làm nhà sàn , nhà gác bằng tre và gỗ. Quần áo của họ có lẽ cũng giống quần áo của người Mường người mọi ngày nay, và làm bằng vải đay hay vải gai. Ở đảo HảiNamcũng là nơi thuộc trong địa bàn của người Bách Việt, sách Hán thư chép rằng đàn ông thì cày ruộng trồng lúa nếp, lúa tẻ, cây đay, cây gai, đàn bà thì trồng dâu nuôi tằm. Có lẽ ở miền đồng bằng trong lưu vực Tây Giang, Quảng Đông và Quảng Tây, người Bách Việt cũng đã làm ruộng theo kỹ thuật thô sơ như ở Hải Nam.
Về kỹ thuật thì người Bách Việt hẳn cũng đã biết kỹ thuật đồ đồng như người Ngô Việt nhưng ở miền Bách Việt này chắc là kỹ thuật đồ đồng và gốm còn kém kỹ thuật miền trên.
Bách Việt, miền này rất giàu sản vật quý báu vốn làm mồi nhử lòng tham vọng của người Trung Quốc. Những sản vạt quý báu ấy đại khái là: sừng tê, ngà voi, đồi mồi, chân trâu ngọc cơ bạc, đồng, trái cây (quả nhãn và quả vải), vải gai. Người Bách Việt đã biết nuôi ngũ súc là bò, dê, lợn, gà, chó; vì ít giao thông bừng đường bộ nên họ không dùng ngựa.
Họ không thạo nghề thương mại, song người Trung Quốc đem thuyền buôn đến mua vật thổ sản, nhất là miền Quảng Đông, cho nên Phiên Nghung là một nơi đô hội lớn. Những thị trấn khác nhơ Hợp Phố,TừVăn Vùng là nơi thuyền buôn Trung Hoa hay lui tới.
Về kiến trúc, chúng ta không rõ người Bách Việ đã biết làm gì. Lưu An nói họ không có thành ấp, tất cả họ không có thành trì như người nước Việt trong thời cường thịnh, mà chỉ nhờ địa bàn thể hiểm trở mà phòng địch thôi.
Về vă hóa tinh thần, hẳn người Bách Việt cũng không khác người nước Việt mấy. Người Hán tộc cũng cho họ là khinh bạc và hiếu chiến.
Về chế độ xã hội thì có lẽ phần nhiều các nhóm Bách Việt vẫn còn ở giai đoạn thị tộc, nhưng trình độ của chế độ ấy thì tùy từng nhóm mà khác nhau. Có lẽ ở các nhóm Đông Âu và Mân Việt, là những nhóm tiến bộ hơn hết, thì chế độ thị tộc đã tiến trạng thái gia tộc rồi. Song tại các bộ lạc nhỏ hơn ở các miền rừng núi thì chế độ thị tộc đương còn lạc hậu ở thế kỷ mẫu hệ.
Về tổ chức chính trị thì ở đời Tần, chúng ta đã thấy các nhóm Đông Âu, Mân Miệt muốn đạt đến hình thái quốc gia, song chưa đạt đến tình trạng thịnh trị như nước Việt ở đời Xuân Thu Chiến Quốc. Có lẽ lại miền Bách Việt, chế độ chính trị hãy còn giở nữa chừng giữa chế độ bộ lạc và chế độ quốc gia phong kiến.