Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (tt) – II. Lạc Việt

Sau khi Triệu Đà chết hơn hai chục năm, tằng tôn của Đà là Triệu Hưng nối ngôi, thái hậu là người Trung Quốc, tư thông với sứ giả nhà Hán, bèn mưu đem nước Nam Việt nội thuộc Trung Quốc. Nhưng thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia âm kết với các đại thần để phản đối.

Nghe tin Lữ Gia phản dối, vua Hán phát mười vạn binh, chia làm bốn đạo đi đánh Nam Việt. Cuối năm thứ sáu hiệu Nguyên Đinh (111 tcn), Phục Ba tướng quân là Lỗ Bác Đức và lân thuyền tướng quân là Dương  Bộc chiếm được Phiên Ngung. Lữ Gia và vua nam Việt là Triệu Hưng (Kiến Đức) đều bị bắt. Bấy giờ Thương Ngô Vương là Phụ Dung của Nam Việt cùng các huyện lệnh khác đều xin hàng.

Tây vu vương ở đất Âu lạc cũng là phụ dung của Nam Việt, toan thừa cơ Nam Việt suy vong mà quật khởi, nhưng bị ngay Hoàng Đồng là tả tướng nhà Triệu đặt ở quận Giao Chỉ giết. Các lạc tướng khác ở Âu Lạc đều phải đầu hàng, tuy quân Hán chưa vào cõi. Hai quan điển sứ Giao Chỉ và Cửu Chân thì nghe lời dụ của quan giám quận Quế Lâm là Cư Ông cũng đến dinh Lộ Bác Đức đầu hàng và nộp sổ đinh của hơn bốn mươi vạn dân Âu Lạc. Thế là nước Nam Việt cùng với nước phụ dung của Nam Việt là Âu Lạc cũ đều bị gồm vào bản đồ nhà Hán từ đó.

Nhà Hán chia đất Âu Lạc cũ làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Giao Chỉ: Theo sách Hán thư địa lý chí thì quận Giao chỉ gồm 92440 nhà. 746217 người, có 10 huyện là Liên Lâu, An Đinh, Câu Lậu, Mê Linh, Khú Lương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên và Châu Diên, mỗi huyện ấy là mỗi thái ấp của quý tộc cũ. Xét theo vị trí của mỗi huyện ấy, chúng ta thấy rằng đại khái địa bàn của quận Giao Chỉ bấy giờ là vùng các tỉnh hạ du và trung du Băc bộ, ở lưu vực sông Nhị Hà và sông Thái Bình. Theo sự suy cứu của chúng tôi thì trụ sở quận Giao Chỉ  buổi đầu là thành Mê Linh, là nơi mà sử cũ gọi là Phong Châu, trung tâm điểm của các Lạc vương xưa[1]. Quận Giao Chỉ của nhà Hán có lẽ chỉ ở trong vùng Lạc Việt của nước Âu Lạc, còn vùng Tây Âu  cõ lẽ nhà Hán tách ra mà tháp vào quận Uât Lâm ở miền Quảng Tây.

Cửu Chân: Quận Cửu Chân, theo sách Hán thư thì gồm 35.743 nhà, 166.013 người, có 7 huyện là Tư Phố, Cư Phong, Đế Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Võ Thiết, đại khái tương đương với miền Thanh Hóa – lưu vực sông Mã và sông Chu và miền Nghệ Tĩnh. Trị sở Cửu Chân theo chúng tôi suy đoán là Tư Phố, tức là nơi làng Đông Sơn gần Hàm Rồng, nơi viện Viễn Đông Bác Cổ đã phá quật được di tích về thời đại đồ đồng. Quận này cũng thuộc về địa bàn của người Lạc Việt.

Nhật Nam: Nhà Hán lại đặt thêm một quận Nhật Nam phía nam Cửu Chân, đại khái tương đương với miền đất từ phía nam đèo Ngang đến miền nam đèo Hải Vân, là miền trung xứ Trung Bộ. Theo sách Hán thư thì quận này gồm có 15.460 nhà, 69.485 người, có 5 huyện là Chu Ngô, Tù Cảnh, Lô Dung, Tây Quyển và Tượng Lâm. Theo chúng tôi suy đoán thì buổi đầu nhà Hán đặt trị sở Nhật Nam ở Tây Quyển tại nơi mà người Chiêm Thành sau này sẽ đạt thành Khu Túc để giữ biên giới của họ ở phía Bắc, tức ở làng Cao Lao Han, huyện Bố Trạch, gàn cửa sông Gianh tỉnh Quảng Bình. Cư dân ở quận ấy đại khái là các bộ lạc thuộc giống Indonesien, rải rác trong rừng rậm và trên bờ sông bờ biển – di duệ các bộ lạc ấy hiện nay là người Mọi. Nhưng trên bờ sông Gianh và sông Nhật Lệ đã có ít nhiều người Lạc Việt ở rồi, chứng cứ  là những đồ đồng đào được ở đó giống hệt những đồ đồng đào được ở Đông Sơn.

Nhà Hán hợp ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam vào với sáu quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Đam Nhĩ, Châu Nhai đặt ở địa bàn của nước Nam Việt cũ làm Giao chỉ bộ, cũng gọi là Giao Châu. Có lẽ trị sở của Giao Châu buổi đầu là Mê Linh cùng một nơi với quận trị Giao Chỉ.

Trong hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán vẫn giữ hai quan điển sứ của nhà Triệu cho làm thái thủ để trông nom các lạc tướng mà việc trị dân thì vẫn để cho Lạc tướng như cũ: ý nhà Hán cũng muốn bắt chước chính sách nhu viễn của nhà Triệu, chưa muốn đụng chạm gì đến nội bộ tổ chức của người Lạc Việt (ở quận Nhật Nam, có lẽ nhà Hán cũng đặt một quan thái thú để cầm chừng chứ dân bản xứ vẫn được tự do như trước) các lạc tướng chỉ phải mỗi năm nộp thuế công cho Thái Thú, còn lạc dân thì cũng như xưa: vẫn làm ruộng cho các lạc tướng và đong lúa cho họ. Nhưng mỗi khi quan thái thú cần dân phu để xây thành, đắp đường, dựng nhà cửa, lâu đài thì có lẽ các lạc tướng phải đốc xuất lạc dân đi làm lực dịch. Nhưng đại khái buổi đầu thì chức vụ của quan thái thú chỉ là thu thuế  cống và kiểm soát qua loa những hành vi của các lạc tướng, các lạc tướng vẫn hoàn toàn tự chủ trong các thái ấp của mình. Bên cạnh quan thái thú thì nhà Hán đặt thêm quan đô úy cầm ít  nhiều quân đồn trú để giữ gìn trật tự. Chúng ta có thể nói rằng trong suốt đời Tiền Hán, chính trị nhà Hán đối với dân Lạc Việt trong các quận mới mở là Giao Chỉ, Cửa Chân rất là thả lỏng.

 


[1] Mê Linh, thái ấp của thân phụ Trưng Trắc, là trung tâm điểm của miền đất trực tiếp thống thuộc Lạc vương xưa. Sau khi An Dương Vương chiếm đất Lạc Việt thì con cháu Lạc Vương phải hạ xuống làm bồi thần – lạc tướng quản lãnh một thái ấp nhỏ là miền Mê Linh, cũng như các lạc tướng khác. An Dương Vương tự lãnh miền đất rộng nhất trong nước Âu Lạc là đất Tây Vu. Khi nhà Triệu thần phục nước Âu Lạc, con cháu An Dương Vương hẳn được biệt đãi mà không bị truất xuống hàng lạc tướng, vẫn còn được xưng vương mà quản lãnh đất Tây Vu – Tây Vu Vương. Có lẽ Triệu Đà tìm chỗ thủ đô cũ của Lạc vương ở Mê Linh mà đặt trị sở của quận Giao Chỉ.

Kiểm tra tương tự

3 bước cho cuộc trò chuyện thú vị cùng các cô gái

  Nếu bạn sắp có một buổi tối dành riêng cho các cô gái và …

Hành hương Kansas: 5 địa điểm không thể bỏ qua

  Nếu bạn tình cờ ghé thăm Wheat State hoặc định cư tại tiểu bang …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *