Sao thầy “rảnh” thế!

Ngày nọ, Ranh-Roimột em nam lớp 6 hỏi: thầy ơi, sao thầy “rảnh” thế, tuần nào thầy cũng tới đây? Tôi “giật mình”. Có chút kinh nghiệm, nên tôi thản nhiên đáp lại: em thích chơi hơn học phải không, thầy tới thì em phải học, không được chơi. Em cười vui hơi ngượng. Không phải là tôi không hiểu các em, nhưng ngẫm nghĩ nhiều ngày, câu hỏi hồn nhiên em đặt ra làm tôi “tỉnh ngộ” về quan niệm “rảnh hay bận” trong môi trường giáo dục và trong xã hội hiện tại.

Em nói đúng, cứ bình thường, người ta sẽ cho rằng, tôi đang rất rảnh; xa hơn, là tôi đang làm một việc “vô công rồi nghề”, “ít giá trị”. Thực lòng, tôi rất tự nguyện với cái rảnh đầy vất vả và niềm vui này.

– Nếu “đánh” học sinh thì dễ quá, vì tôi mạnh hơn các em. Nghĩ thế thôi, chứ nếu đánh thì chẳng tốt, và “cho roi cho vọt” đúng đắn với đầy tình thương cách trưởng thành, đâu có dễ.

– Nếu nịnh bợ các em thì dễ quá, vì tôi có đủ hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng về tâm lý để làm điều ấy. Nghĩ thế thôi, chứ kinh nghiệm, các học thuyết dù cao sâu đến đâu vẫn “thua” một con người; và nịnh bợ chẳng dẫn tới một giáo dục lành mạnh.

– Nếu hù dọa các em thì dễ quá, vì tôi giỏi hơn các em. Nghĩ thế thôi, chứ hơn hay kém là điều gì đó chỉ đúng trong một chừng mực nhất định.

– Nếu chỉ làm cho các em vui thì dễ quá, vì tuổi ấy, các em đã sẵn thích chơi. Nghĩ thế thôi, chứ người lớn mà vui chơi cùng trẻ nhỏ, cùng thanh thiếu niên đâu có dễ.

– Nếu muốn cho các em ăn no mặc ấm thì dễ quá, chỉ cần có tiền là giải quyết được. Nghĩ thế thôi, chứ tôi đâu có tiền, nhưng cuộc sống đâu chỉ có tiền, và tiền chẳng mua được giáo dục.

– Nếu muốn làm cho các em giỏi giang, nổi tiếng thì không khó, vì thầy chẳng cần làm điều ấy, người ta tự tranh nhau, giành giật nhau để đạt những điều ấy. Nghĩ thế thôi, chứ nếu trò giỏi cho ra giỏi thì thầy phải cực lòng cực sức nhiều lắm.

– …

Nhưng không, trước mắt tôi là những con người với tất cả tiềm năng dễ thương hay đáng ghét, cao quý hay xấu xa. Và tôi nữa, đừng quên, tôi cũng là một người cần được huấn luyện suốt đời. Con người không phải là thứ để người ta giải quyết như giải quyết bao công việc, để người ta lấy tiền cân đo, thậm chí lấy thời gian kiểu kinh tế, kiểu chính trị mà đo lường. Cám ơn những người cha, người mẹ, người thầy đã tự nguyện sống “rất rảnh” để làm trọn thiên chức của mình, để cho đời có thêm những con người.

Vinh Sơn, Vũ Tứ Quyết, S.J.

Kiểm tra tương tự

Cuộc đời Thánh Anê dạy chúng ta biết coi trọng con trẻ

  Là người lớn, chúng ta luôn có những điều cần phải học hỏi từ …

Đức Thánh Cha Phanxicô: Hy vọng là biết vui cười

“Hy vọng” – Cuốn tự truyện dày 400 trang của Đức Thánh Cha Phanxicô, được …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *