IV. TÍN NGƯỠNG[15]
1. Thờ thổ công
“ (…) Sự Thổ công, thì thờ ngoài vườn, vì xưa có một người ở bên Ngô ở Xư Hồ quảng hay đi săn chơi trên rừng, ngày ấy thấy một trứng bỏ giữa đàng thì người ấy lấy về mà để chơi, ngày sau trứng ấy nở ra được cái rắn liền cho nó ở nhà thì nó đi bắt gà lợn người ta mà ăn thịt, hết nhiều của người ta lắm thì người ta kêu, ông ấy liền đem nó lên trên rừng là nơi trứng cũ ngày xưa, mà rằng con ở đây chớ về nhà làm chi, con sẽ kiếm ăn rừng nầy vậy, nó liền ở đấy, có gặp ai thì bắt ăn thịt dù mà trâu bò hay là ngựa cũng vậy, thiên hạ sợ chẳng có ai dám đi lại đấy nữa, thì kêu cùng vua rằng đất ấy có cái rắn dữ chẳng có ai đánh được nó, mà vua có sai ai đi thì nó cắn chết, thì chẳng còn ai dám đi, vua liền rao thiên hạ rằng ai mà đánh được rắn ấy, thì vua cho làm quan, thấy vậy người nuôi nó ngày trước liền chịu lệnh vua mà đi đến nơi nó ở nó liền ra toan cắn ông ấy thì ông ấy rằng, con cắn ông ru, này là ông nuôi con ngày xưa, mà con chẳng biết ơn ru, nó liền đến chân ông ấy, như lậy người vậy. Ông ấy liền chém một nhát nó liền chết, ông ấy về tâu vua thì phán cho làm quan thì ông ấy rằng tâu vua tôi chẳng đáng làm quan, vua phán rằng mày muốn đí gì thì tao cho ông ấy rằng tôi muốn ăn cho đủ, thì vua cho hễ là trong xứ ấy có của gì mới thì cho ông ấy ăn trọn đời. Vì vua để cho coi đất ấy, đến này sau ông ấy chết, thì Xứ ấy còn thờ ông ấy như xưa gọi là chúa đất, đến ngày sau có người Annam đến đấy thấy liền bắt chước mà về nhà làm nơi thờ mà nói rằng chúa đất cho nên người ta bắt chước người ấy cho đến nay….”
2. Chùa, nhà thờ thần
“Chùa thờ Bụt thì một làng là một chủa, nhà thờ thần thì cũng vậy chẳng kể được cho hết”.
3. Nhà thờ Công giáo
“Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”.
Tập Lịch sử nước Annam tuy vắn nhưng tác giả đã trình bày nhiều điểm quan trọng của xã hội Việt Nam thời đó. Theo tài liệu này, chúng ta thấy được, Biển Đức Thiện viết chữ quốc ngữ mới và lối hành văn hay hơn Văn Tín; hơn nữa tác giả phải là một nhà học thức khá, bằng chứng là ông rất rành về thể lệ thi cử, các cấp quan văn võ và về địa dư hành chính. Thiết tưởng tập lịch sử này giúp cho chúng ta hiểu rộng hơn xã hội Việt Nam giữa thế kỷ 17.
Sao không có nút share nhi?