Khoa học có thể giải thích mọi khía cạnh của cầu nguyện không? 

Trong khi khoa học có thể giải thích nhiều bí ẩn của vũ trụ thì việc cầu nguyện lại là điều vượt ra khỏi ranh giới của các phương pháp khoa học. 

 

Khoa học không thể lý giải hết mọi khía cạnh của cầu nguyện. Ảnh: Canva

 

Cầu nguyện là một hoạt động mà con người trên khắp thế giới thực hiện hàng ngày. Vì vậy, nếu như các nhà khoa học quan tâm và cố gắng phân tích việc này cũng là điều hợp lý. 

 

Vấn đề ở đây là việc cầu nguyện vượt ra ngoài phạm vi của khoa học và không thể được giải thích hoàn toàn bằng những lý luận tự nhiên. 

 

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo đã chỉ ra sai lầm này trong phần nói về việc cầu nguyện như sau: Chúng ta cũng phải đối diện với thực tế là một số quan điểm xuất phát từ não trạng “thế giới hiện đại” có thể xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta không cảnh giác. Ví dụ như một số người có thể cho rằng chỉ có những điều được chứng minh bởi lý trí và khoa học mới là đúng đắn; tuy nhiên cầu nguyện là một mầu nhiệm tràn ngập cả đời sống ý thức lẫn vô thức của chúng ta.” (GL HTCG, số 2727)

 

Cầu nguyện không phù hợp với khuôn mẫu của nghiên cứu khoa học hiện đại. Hoạt động này không thể được nắm bắt hoặc xem xét dưới ống kính hiển vi, càng không thể được chụp X-quang hoặc trở thành đối tượng của các xét nghiệm y khoa. 

 

Nếu như cầu nguyện chỉ được xem là một hoạt động của con người thì khi đó Chúa chưa hiện diện. 

 

Đức tin và khoa học 

 

Để chống lại những quan điểm như thế của thời đại này, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra lời cảnh báo trong một bài diễn văn trước các nhà khoa học vào năm 2000 như sau: “Trong những thế kỷ trước, với những khám phá hết sức thú vị, khoa học đã chiếm vị trí thống trị và đôi khi được coi là tiêu chuẩn duy nhất của sự thật hoặc là con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc. Quan sát chỉ dựa vào các yếu tố khoa học đã khiến cho chúng ta quen với một nền văn hóa đầy sự hoài nghi và ngờ vực. Nó từ chối xem xét sự tồn tại của Thiên Chúa hoặc không nhìn con người trong huyền nhiệm về sự khởi đầu và cùng tận của nó. Chính lối nhìn đó khiến chúng ta phải đặt lại vấn đề về chính khoa học. Trong não trạng đó, Chúa đôi khi chỉ được xem là một điều do tâm lý con người dựng nên và không thể đứng vững trước kiến thức khoa học. Những thái độ như thế đã tách khoa học ra khỏi con người và khỏi nhiệm vụ mà khoa học phải thực hiện cho con người”. 

 

 

Thay vào đó, Đức Thánh Cha đã mời gọi các nhà khoa học hãy mở ra với công trình kỳ diệu của Thiên Chúa trong vũ trụ: “Hãy cống hiến hết năng lực của quý vị để phát triển một nền văn hóa và một cách tiếp cận khoa học mà trong đó luôn cho thấy sự hiện diện và can thiệp của Thiên Chúa quan phòng.”

 

Nếu chúng ta hy vọng khoa học có thể giải thích mọi điều về cầu nguyện thì chúng ta sẽ chỉ thất vọng thôi. 

 

Cầu nguyện chắc chắn là hoạt động thể xác nhưng nó cũng là hoạt động tinh thần, là một phần của con người mà chỉ duy khoa học thì không thể xem xét hết được. 

 

Cầu nguyện luôn có sự huyền nhiệm trong đó và là nơi đức tin được thể hiện. Nếu chúng ta muốn cầu nguyện, chúng ta cần có niềm tin rằng Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta và đang mời gọi chúng ta trở về với Ngài.

 

Tác giả: Philip Kosloski

Người dịch: Thy Quyên

Nguồn: Aleteia

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: Trí tuệ nhân tạo phải luôn hướng đến lợi ích con người

Chiều ngày 14/6/2024, phát biểu trong phiên họp chung hội nghị thượng đỉnh G7 về …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 16-06-2024

  TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 16/06/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​Sự lớn mạnh …