Đề tài: thánh I-nhã có một tình yêu và cảm thức sâu sắc về Giáo Hội. Như thân thể Đức Ki-tô. Ngài không khi nào làm ngơ về điểm thiếu xót của các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhưng còn là người con đích thực trung thành của Giáo Hội, làm việc miệt mài để canh tân Giáo Hội trong tinh thần phúc âm.
Tiền nguyện: Lạy Chúa Giê-su, mục tử nhận lành con xin cảm tạ ngài về hông ân lớn lao Giáo Hội ngài. Xin hãy đặt chúng con vào long Giáo Hội và xin gìn giữ chúng con luôn trung thành với đường lối của Giáo Hội.
Đôi Nét Về Thánh I-Nhã
Trong thị kiến ở La Storta, thánh I-nhã nghe được lời này “Ego ero vobis Romae propitius” “Cha sẽ phù hộ cho chúng con ở Rôma”
Những lời này minh nhiên cho thấy chiều kích Giáo Hội trong việc phục vụ Đức Ki-tô vác thập giá của nhóm bạn đầu này đã được xác chuẩn và nhằm vào Giáo Hoàng Rôma, người đại diện Đức Ki-tô ở trần gian. Thánh I-nhã và các bạn của ngài muốn hành hương Jerusalem để phục vụ vì lợi ích các linh hồn nơi các làng mạc và thành thị mà xưa kia Chúa Ki-tô đã rao giảng và chịu chết. Nhưng thị kiến La Storta, Jerusalem này mang dáng dấp Rôma. Một năm sau, vào tháng 11-1538, nhóm bạn đã dâng mình cho đức thánh cha và sau đó không lâu đoàn Giê-su được phê chuẩn với tư cách là một dòng tu, có lời khấn với Thiên Chúa về việc vâng phục vị đại diện Đức Ki-tô, như là “nguyên tắc đầu tiên và nền tảng cơ bản nhất của Dòng”.
Cha Polancô, the ký của thánh I-nhã, đã nói về những người bạn đầu tiên: “tất cả họ đã xác tín rằng chính Chúa Ki-tô, qua vị đại diện trung gian, sẽ chỉ cho họ cách phục vụ ngài tốt hơn.
Điểm dừng: bạn đã diễn tả mối tương quan của bạn đối với Giáo Hội như thế nào?
Trích Lời Của Thánh I-Nhã
Vào thời Giáo Hội thể chế hoạt động xa rời khuân mẫu của tin mừng, thánh I-nhã đã ôm ấp một tình yêu sâu nặng dành cho Giáo Hội Mẹ Thánh. Đó là Giáo Hội bị chia năm sẻ bảy đã gánh chịu bởi đầy sự yếu đuối của con người và hậu quả của sự lộn xộn và rối ren của thế kỷ 16.
Thánh I-nhã đã đưa ra 18 điều hướng dẫn để giúp người ta giữ vững quân bình và có phán đoán rõ ràng. Vào thời kỳ thay đổi và canh tân trong việc giải biện về những quy tắc hướng dẫn nhằm thúc đẩy cảm thức đúng đắn mà chúng ta phải có trong Giáo Hội chiến đấu thì cho thấy giá trị trường tồn của những quy tắc đó.
- Khi đấng bản quyền hợp pháp lên tiếng trong Giáo Hội, chúng ta nên lắng nghe bằng đôi tai biết đón nhận và mau mắn đáp ứng cách nhiệt tình hơn là tỏ thái độ chỉ trích lên án.
- Luật và các huấn chỉ trong Giáo Hội là nhằm giúp cho đời sống thể chế của thân thể Đức Ki-tô, vì thế chúng ta nên có sự tôn trọng đúng mực với những luật đó và đáp trả cách nhiệt tâm vì trật tự tốt lành của toàn thân thể Đức Ki-tô.
- Chúng ta nên sẵn sàng đưa ra lời ủng hộ và tán thánh đối với các vị lãnh đạo Giáo Hội, cả trong cách hành xử riêng tư cũng như trong các chỉ thị của các ngài, hơn là lỗi lầm của các ngài. Chính việc chỉ trích và phỉ báng công khai về một các nhân nào đó chỉ làm tổ cho sự bất hòa và chia rẽ lớn hơn giữa chúng ta.
- Việc diễn tả một cách xác đáng về ý định cứu độ của Thiên Chúa vẫn luôn là điều khó. Còn người được điều được mặc khải là Thiên Chúa muốn tất cả được cứu. Niềm tin của ct6 còn mách bảo con người có tự do để khước từ Thiên Chúa theo quyết định của họ. Chúng ta nên thận trọng trong việc diễn tả của chúng ta về vấn đề này để không phủ nhận bất cứ điều nào trong hai điều 1 và 8 thiết yếu này của đức tin Ki-tô giáo chúng ta….
- Ngày nay chúng ta nhấn mạnh nhiều đến sự thức đẩy của lòng mến là tâm điểm đối với đời sống Ki-tô hữu chúng ta. Nhưng chúng ta quá nhấn mạnh đến ngôn ngữ tình yêu đến nỗi chúng ta làm ngơ giá trị của lòng kính sự của người Ki-tô hữu, niềm kính sợ khi nhận ra Chúa là Thiên Chúa và nỗi sợ của người con xúc phạm đến đấng đã yêu thương mình. Vì thế, trong đời sống thực tại của người Ki-tô hữu, chúng ta phải thừa nhận và dùng những nhân tố thúc đẩy khác nhau nhằm dẫn chúng ta đến sự trưởng thành và phát triển của đời sống chúng ta.
Suy Gẫm
Thời nay cũng như thời thánh I-nhã, Giáo Hội dường như thường là mạng lưới rối ren giữa khổ ải và uy nghi. Có lẽ bằng chứng cho thấy sứ mạng thánh của Giáo Hội là cứu vớt yếu đuối của con người nơi con cái Giáo Hội. Giáo Hội tiếp tục trở nên ánh sáng cho mọi dân nước, là sứ giả của sự thật và là dấu chỉ của niềm hy vọng và hiệp nhất.
Thần học gia Giê-su hữu nổi danh Karl Rahner đã cố gắng hình dung điều thánh I-nhã sẽ nói với các bạn của mình về Giáo Hội hiện nay. Thiết tưởng vè những lời nói ấy của thánh I-nhã, Rahner đã nói:
Tôi yêu mến Giáo Hội như là hiện thực hóa tình yêu Thiên Chúa đối với xác phàm của con mình trong lịch sử. Trong sự kết hiệp nhiệm mầu này giữa Thiên Chúa và Giáo Hội -mặc dầu Giáo Hội vẫn có sự khác nhau cơ bản- Giáo Hội tự thân là con đường đưa tôi đến với Thiên Chúa và là tiêu điểm trong mối tương quan khôn tả của tôi đối với mầu nhiệm vĩnh cửu này.
Trong Giáo Hội không có điều nào nói rằng mọi xác tín, và mọi khẳng định giữa các tín hữu và các chức sắc sẽ tự động hòa hợp mà không có sự bất đồng nào. Hội Thánh là một Giáo Hội thần linh của Thiên Chúa vô biên và không thể thấu đạt mà sự hiệp nhất trọn vẹn của Chúa chỉ có thể được soi chiếu trong thế giới này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Sự hiệp nhất trọn hảo chúng cuộc của Giáo Hội là Thiên Chúa… và không có gì khác.
Mặc dầu có những xung đột và trào lưu trong Giáo Hội nhưng Giáo Hội vẫn là điểm nối kết thiết thực với sự tốt lành và thánh ý của Thiên Chúa.
- Giáo Hội cần đến tình yêu và lòng trung thành của chúng ta. Sau khi nhìn lại lịch sử tội lỗi của Giáo Hội. Henri de Lubac, sj, người con thiêng liêng của thánh I-nhã đã đặt vấn đề “tôi phải hiểu và đón nhận Giáo Hội này như thế nào?” câu trả lời của ông là “Giáo Hội là mẹ tôi”
- Theo kinh nghiệm riêng của bạn, bạn có thấy Giáo Hội mắc lỗi lầm không? Nếu vậy thì sao?
- Bạn cảm thấy như thế nào về câu trả lời của Deluba? Bạn có thể yếu Giáo Hội như yêu Mẹ mình không?
- Ngẫm nghĩ mỗi câu sau:
- Làm thế nào để Giáo Hội không ngừng trở nên ánh sáng cho muôn dân?
- Sứ giả chân lý của Giáo Hội là ở đâu?
- Giáo Hội là dấu chỉ của niềm hy vọng và sự hiệp nhất như thế nào?
- Bằng cách nào mà Giáo Hội trở nên người đầy tớ phục vụ cho những nhu cầu về thể lý, tri thức và tâm lý của con người?
- Bức tranh lý tưởng về Giáo Hội lý tưởng của bạn là gì? Bạn phải có trách nhiệm nào để hiện thực hóa Giáo Hội lý tưởng đó?
- Bạn hãy cân nhắc xem bạn sẽ nói gì về kinh nghiệm của bạn về Giáo Hội với người hoàn toàn xa lạ và không biết gì về Giáo Hội? Đâu là điều bạn muốn nhấn mạnh về Giáo Hội?
- Bạn hãy soạn lời nguyện của mình cầu cho Giáo Hội về ơn chữa lành mà bạn muốn trong mối tương quan của bạn với Giáo Hội và cho những cuộc canh tân mà Giáo Hội cần tiến hành.
Lời Chúa
13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai? “14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.”15 Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”17 Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16, 13-19)
Kết nguyện: Lạy Thiên Chúa yêu thương, đấng ban phát mọi ơn lành, nhờ quyền năng của Chúa phục sinh, ban cho Giáo Hội Chúa sức mạnh để vượt qua những thử thách bên trong và bên ngoài Giáo Hội, trong tinh thần kiên trì và yêu mến, khó khăn và gian khổ. Tuy Giáo Hội vẫn còn tối tăm nhưng xin cho Hội Thánh Chúa mặc khải cách trung thành mầu nhiệm của Thiên Chúa trong thế giới này cho tới khi Giáo Hội được tỏ hiện trong ánh sáng viên mãn.