Phẩm chất quan trọng thứ ba trong đời sống nội tâm của nhà lãnh đạo là đức tin. Kinh Thánh nói: “Mà không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa vì ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Ðấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người.” (Dt 11:6). Vì vậy chúng ta thường nghe rằng Thiên Chúa tìm kiếm đức tin như đức tin của trẻ nhỏ nơi các môn đệ của mình. Nhưng đức tin là gì? Đức tin liên quan đến điều gì? Chúng ta sẽ trao đổi bốn phạm trù sau.
Thứ nhất, đức tin nghĩa là chúng ta tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. “Thiên Chúa của tôi sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Ðức Kitô Giêsu.” (Pl 4:19). Tôi nhận công việc tông đồ đầu tiên tại Pittsburgh. Tôi đến nơi chỉ với một chiếc áo sơ mi trên vai và tất cả chỉ có thế. Nguồn tài chính thì hạn hẹp mà nhu cầu của tôi thì vô vàng.
Nhà chúng tôi thì được sử dụng triệt để cho việc tông đồ, nhưng phòng khách thì trống không ngoại trừ một chiếc ghế bành nằm sát cửa sổ. Vì vậy vợ tôi là Ken Smith, cũng là một người dấn thân, đã quyết định cầu nguyện cho nhu cầu cụ thể để trang bị cho phòng khách của chúng tôi. Chúng tôi cầu xin hai chiếc bàn dài, một bàn cà phê và một chiếc ghế để gốc tường.
Ngày hôm sau chuông điện thoại reo. Một người đàn ông tìm hỏi Ken và nói: “Ông Smith quý mến, tôi không biết ông có nhớ tôi không, nhưng ông đã chia sẻ cho chúng tôi ngay trung tâm ngày hôm trước. À, tôi chuyển đến Buffalo, New York, ở đó tôi sẽ làm công việc phun cát áp lực cao. Tôi đã thu xếp hầu hết đồ nội thất của nhà tôi, nhưng còn vài thứ tôi chẳng biết giải quyết thế nào. Hy vọng là tôi không làm phiền ông, nhưng tôi chợt có suy nghĩ không biết ông có cần dùng những đồ dùng đó không. Ông xem thử ông có cần hai cái bàn dài, một bàn cà phê và một ghế gốc tường không?
Ken đánh rơi chiếc điện thoại. Anh nhặt điện thoại lên và trả lời cho người đàn ông đó là chúng tôi sẽ đến ngay. Chúng tôi thuê một cái rờ mọoc và thế là chiều hôm đó căn phòng được trang bị đầy đủ.
Chúng tôi sống ở phía bắc thành phố, nê việc đi đến đại học ở phía đông thì cũng rất khó khăn. Tôi làm việc tám tiếng ở trường để chia sẻ với sinh viên và thật sự cần một chiếc xe. Một chủng sinh trẻ tên là Ray Joseph có hẹn định kỳ với tôi mỗi 5h sáng thứ tư để cầu nguyện cho cuộc sống và sứ vụ của chúng tôi. Một buổi sáng nọ chúng tôi cầu nguyện một cách rất cụ thể là xin Chúa ban cho một chiếc xe để đi làm việc.
Tối thứ tư sau đó điện thoại reo. Đó là người phụ nữ từ nhà thờ First Presbyterian, người dạy lớp người lớn. Bà ấy nói là một trong học viên trong lớp tên là Bill Newton vừa mới sắm một chiếc xe mới. Cửa hàng xe mua lại chiếc xe cũ giá rất thấp nên ông muốn cho ai đó chiếc xe cũ. Lớp học nghe tôi đang làm việc ở trường đại học và không biết tôi có cần một chiếc xe không. Tôi nói với bà ấy là thực ra tôi đang cầu xin một chiếc xe.
Bà ấy nói “Lời cầu xin của ông đã được nhậm lời!”
Bill và Edie Newton không chỉ cho tôi chiếc xe, mà cả lớp còn quyên góp được $ 125 để sửa chiếc xe, mua bảo hiểm một năm, thay bảng số và còn cho chúng tôi $50 để đỗ xăng.
Tôi chuyền từ bờ tây sang Pittsburgh và sớm nhận ra quần áo của tôi không phù hợp với trường học ở bờ đông. Học sinh vùng này mặc áo khoác xám đậm, khăn quàng cỗ màu đen xám và giày, vớ đen. Mỗi tối thứ hai chúng tôi ăn tối tại nhà một hội sinh viên khác nhau và chia sẻ Lời Chúa. Giữa rừng màu đen thì tôi nổi bật như là cây nến. Tôi có chiếc áo khoác xanh nhẹ, khăn quàng cỗ đầy màu sắc và hoa hoè, và đôi giày có đế màu vàng. Vì thế tôi cầu nguyện cho ngăn tủ quần áo của tôi. Trong tuần đó Chúa ban cho tôi một bộ áo quần màu đen rất hợp với học sinh. Tuần sau đó Ken Smith và tôi đang giúp một phụ nữ trong nhà thờ của anh ấy mấy việc vặt trong nhà bà ấy. Khi chúng tôi xong việc và đang bước ra khỏi nhà thì bà ấy dúi một bao giấy vào tay tôi. Trên đường về nhà tôi mở bao giấy ra và khám phá đó là một đôi giày màu đen rất vừa chân.
Tôi có một nhu cầu khác là chiếc đồng hồ. Chiếc đồng hồ cũ của tôi đã bị mấy cháu nhỏ làm vỡ khi tôi hướng dẫn khoá học Kinh Thánh trong kỳ nghĩ tại quê nhà Neola, Iowa. Vì không có đồng hồ nên thỉnh thoảng tôi trễ hẹn và tôi biết việc đó không làm vinh danh Chúa. Vì vậy tôi cầu xin để có chiếc đồng hồ.
Một tối nọ tôi chia sẻ điều đó với lớp học Kinh Thánh buổi tối thứ bảy. Tối thứ tư tuần sau một học viên đến nhà tôi với món quà cám ơn. Đó là chiếc hộp cỡ quyển tập học Kinh Thánh của Halley và tôi rất cảm kích. Nhưng khi mở nó ra, đó không phải là quyển tập mà là một chiếc đồng hồ đeo tay tự động hiệu Omega mà tôi còn đeo đến bây giờ. Đối với tôi, một lãnh đạo công giáo trẻ tuổi tại một thành phố mới, Thiên Chúa đã hết lần này đến lần khác mặc khải cho tôi rằng Ngài sẵn sàng, mong muốn và có thể đáp ứng những nhu cầu của tôi.
Đức tin cũng có nghĩa là chúng ta tin tưởng rằng những gì chúng ta làm cho Chúa thì sẽ sinh hoa trái. “Người ấy tựa cây trông bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh, cành lá chẳng khi nào tàn tạ. Người như thế làm chi cũng sẽ thành” (Tv 1:3)
Khu đất của chúng tôi có một con lạch chảy qua – con lạch được cỏ dại, cây cối và hoa dại bao phủ. Khu vườn của vợ tôi, cũng là niềm tự hào và niềm vui của cô ấy, cũng nằm gần con lạch. Cô ấy thường xuyên chăm sóc khu vườn. Khi cây nào trông có vẻ không tươi tốt thì cô ấy nuôi dưỡng bằng cách tưới nước, bón phân. Tuy nhiên, cô ấy không đến sát con lạch để chăm sóc những cây cối, bụi rậm mọc hoang gần đó. Cô ấy chỉ đế mắt tới những cây cối mà cô ấy vun trồng thôi. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta không phải những cây cỏ hoang dại mọc đây đó. Chúng ta là “cây” được Cha trên trời “vun trồng”. Chúng ta được Ngài quan tâm, bảo vệ không ngơi, chúng ta được bao bọc bởi con sông tình yêu, lòng thương xót và hồng ân của Ngài.
Một lần nữa các thánh vịnh gia nhấn mạnh sự thật này: “Xin Ðấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Người chớ ngủ quên. Ðấng gìn giữ Ít-ra-en, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành! Chính CHÚA là Ðấng canh giữ bạn, chính CHÚA là Ðấng vẫn chở che, Người luôn luôn ở gần kề.” (Tv 121: 3-5)
Gần đây, tôi có đọc được một câu chuyện đến trong đời của một thuyền trưởng nổi tiếng trong những tháng ngày làm việc trên chiếc thuyền viễn dương. Khi đang băng qua Đại Tây Dương, trên đường từ Loverpool đến New York, thì con tàu gặp phải một cơn bão dữ dội. Sóng biển thì khổng lồ, gió thổi kèm giông tố, và con tàu như bị hất tung lên một cách khiếp đảm.
Hành khách thì kinh hãi, choàng áo phao vào và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Con gái tám tuổi của thuyền trưởng cũng có mặt trên tàu trong chuyến đi đó. Con bé bị thức giấc bởi những tiếng ồn ào, đã khóc thét và hỏi có chuyện gì vậy. Mọi người nói với con bé về cơn bão và tình trạng nguy hiểm của con tàu.
Con bé hỏi, “Bố tôi có trên boong tàu không?”
Họ chắc chắn với con bé là có.
Con bé miễm cười và ngã đầu xuống gối rồi ngủ tiếp trong chốc lát.
Đức tin kiểu của trẻ con như vậy làm hài lòng Thiên Chúa. Ngài đảm bào rằng Ngài sẽ gìn giữ tâm hồn chúng ta, rằng Ngài sẽ không ngủ quên.
Hơn nữa, đức tin nghĩa là chúng ta tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Điều này được minh hoạ qua con trai út của tôi. Khi cháu đã lớn hơn chiếc xe đạp mình đang có thì muốn một chiếc xe đạp lớn hơn. Chúng tôi đến tiệm bán xe đạp và chọn lựa các loại ở đó. Cu nhóc không mè nheo và than van gì khi chúng tôi trao đổi xem chúng tôi có đủ tiền để mua không. Thái độ của cu nhóc là “Chiếc nào bố mẹ thấy tốt nhất là được, bố ạ”
“Lạy CHÚA, Ngài quả là chính trực, quyết định của Ngài thật công minh. Ngài đem thánh ý ban hành, thảy đều một mực chí thành chí công.” (Tv 119 : 137-138). Thiên Chúa chẳng bao giờ làm điều gì sai. Những gì Ngài mời gọi chúng ta tin tưởng và thi hành là hoàn toàn đúng. Lời Ngài là chính đáng tuyệt đối. Ngài quyết định gì, Ngài dẫn đưa đến đâu, và Ngài nói gì đều đúng. Lời hứa của Ngài là chắn chắn. Mong muốn của Ngài thì tốt lành, được đón nhận và hoàn hảo.
Bên cạnh việc cậy dựa vào lời hứa, sự quan phòng và đáng tin cậy của Thiên Chúa thì chúng ta có thể quan sát một vẻ đẹp sáng ngời từ bản tính của Thiên Chúa và liên quan đến đức tin, đó là quyền năng của Chúa. Mùa hè này tôi suy niệm câu chuyện về người chia và đứa con trong Mc 9. Khi Chúa Giê-su và ba môn đệ từ trên núi xuống thì biết một câu chuyện phiền lòng. Người cha đem con đến cho các môn đệ chữa trị, nhưng họ làm không nổi. Chúa Giê-su hỏi người cha là đứa con bị như vậy từ bao lâu rồi.
Người cha trả lời “từ thuở bé” (Mc 9 : 21). Ông ấy nói tiếp “Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi” (Mc 9 :22). Lưu ý từ làm được gì. Người cha mong chờ bất cứ sự cứu giúp nào.
Nhưng Chúa Giê-su trả lời, “Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin” (Mc 9 :23)
Câu trả lời của Ngài thật tuyệt vời. Người cha nói, “Nếu ngài có thể.” Chúa Giê-su trả lời ” Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin.” Người cha nói “làm được gì.”; Chúa Giê-su đáp “cái gì cũng có thể.”. Vấn đề không hệ ở việc Chúa Giê-su có thể làm được gì hay bao nhiêu. Mà vấn đề hệ ở chỗ chúng ta có tin hay không. Giống như Chúa Giê-su bảo hai người mù trong một câu chuyện khác. “Các anh tin thế nào thì được như vậy”. (Mt 9 :29).
Đời sống nội tâm của nhà lãnh đạo sẽ hoặc là giúp họ thăng tiến hoặc huỷ hoại họ. Nếu họ thờ ơ trong việc gieo sự trong sạch, tính khiêm nhường và đức tin thì họ sẽ gặp khốn khó. Trái lại, nếu họ chọn lựa trở thành dân của Chúa, “Bởi vì Ðức Chúa đưa mắt rảo khắp hoàn cầu để gia tăng sức mạnh cho những ai giữ lòng trung nghĩa với Người.” (2 Sb 16 :9). Với ơn Chúa bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo như vậy.