Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 7) thiết lập các giai đoạn hướng đến thành công

Image result for KING SAUL

Hoạch Định Một Khởi Đầu Tốt Đẹp

Khởi đầu thì thường khó khăn. Bản thân bạn thì mới làm công việc đó; những người xung quanh thì để ý xem bạn sẽ làm được gì; và bạn cảm thấy không dễ dàng và an toàn cho lắm. Trong hoàn cảnh đó thì một số người cố che đậy cảm giác trống vắng đó bằng cách “tả xung hữu đột”. Cách này thường khiến mọi người thêm buồn chán và bạn sẽ phải dành thời gian để thoát khỏi vị thế kiểu đó trong vài tháng tới.

Lorne Sanny kể về một bài học mà anh ấy đã học được khi điều hành một trung tâm dịch vụ quân đội ở Nam California. Khi mới đảm nhiệm vai trò điều hành đó, anh ấy đứng trước trung tâm và phát thư mời cho những quân nhân đi ngang qua và mời họ vào trung tâm. Hầu hết mọi người đều bỏ đi qua. Thế là anh ấy nảy ra một ý tưởng. Anh ấy đi lên phía đầu đường cách khoảng vài dãy nhà và cùng đi với những người đang đi trên đường. Anh ấy bắt chuyện với vài người trong số họ và khi họ đi đến gần trung tâm thì anh ấy nhã ý hỏi xem nếu có họ có thể dừng lại ít phút uống tách cà phê và trò chuyện đội chút được không. Thật ngạc nhiên là vài người nhận lời mời của anh ấy.

Khi chúng ta bắt đầu một việc gì, thì chúng ta đừng cố gắng chặn mọi người lại và cố yêu cầu mọi người thay đổi hướng đi một cách đột ngột. Chúng ta phải bước đi cùng với họ theo hướng họ đang đi trong một khoảng thời gian. Rồi sau khi chúng ta đã thiết lập tương quan với họ rồi thì lúc ấy chúng ta đề nghị thay đổi hướng đi. Bằng cách này ý kiến của chúng ta sẽ được lắng nghe và chúng ta nhận được sự đáp trả tích cực.

Thánh Kinh hướng dẫn chúng ta trong việc này theo một cách thức khác lạ. Sa-un không được biết đến như một nhà lãnh đạo tinh thần. Các nhà thuyết giảng trong hội đường và tác giả các sách đều nói đến những thất bại và những thiếu sót của ông. Nhưng bản thân tôi thì bị thúc bách bởi một khởi đầu tốt đẹp mà ông có được với tư cách là một nhà lãnh đạo và bởi sự khôn ngoan mà ông thể hiện. Chúng ta có thể học một bài học quan trọng từ câu chuyện của ông.

Ông Sa-mu-en triệu tập dân đến với Ðức Chúa ở Mít-pa. Xuất thân từ chi tộc Ben-gia-min, Sa-un đã trúng thăm. “Ông cho chi tộc Ben-gia-min tiến đến theo thị tộc, và thị tộc Mát-ri trúng thăm. Rồi ông Sa-un con ông Kít trúng thăm. Họ tìm ông mà không thấy. Họ lại thỉnh ý Ðức Chúa: ‘Thưa còn người nào đến đây nữa không?’ Ðức Chúa trả lời: ‘Nó đây này, nó đang lẩn trốn trong đống hành lý.’” (1 Sm 10: 21-22). Rõ ràng làm Sa-un không cố dành lấy vị trí lãnh đạo đó hoặc không cố vươn lên dành lấy nó. Ông đã kiềm chế và kiểm soát bản thân khi vài người chế nhạo ông. “Nhưng có những tên vô lại đã nói: ‘Làm sao hắn cứu chúng ta được?’ Chúng coi thường ông và không đem quà biếu ông. Nhưng ông làm như không nghe thấy.” (1 Sm 10:27)

Thời gian sau đó một tình huống khác xảy đến và một hành động khôn ngoan của nhà lãnh đạo thì thật cần thiết lúc này. Người Am-mon muốn chọc thủng mắt phải dân Gia-vết và bắt họ làm nô lệ nếu không họ sẽ bị tấn công. Trong chiến tranh thời đó, cái khiên lớn che tầm nhìn mắt trái; vì vậy việc mất mắt phải sẽ khiến cho người lính dường như là mù loà khi chiến đấu. Họ vẫn có thể chăn cừu, trồng trọt, nhưng khả năng tự vệ thì không còn.

Trong khi đó thì Sa-un đã quay về trang trại mình và chăn cừu. Đối với tôi điều này thể hiện rất rõ về con người này. Ông là người đã được xức dầu để trở thành vua của Ít-ra-en, nhưng ông không cố thể hiện quyền lực của một vị vua. Ông trở về với đàn cừu của mình. Tất nhiên ông vẫn đang chuẩn bị đón nhận những tình huống xảy đến mà ông cần phải giúp dân mình. Ông chờ đợi cho đến khi trách nhiệm mới của ông phù hợp với một nhu cầu cụ thể. Làm như vậy dân chúng sẽ tán dương vai trò lãnh đạo của ông và vui vẻ theo ông.

Mối đe doạ của người Am-mon là tình huống cụ thể xảy đến. Khi Sa-un nghe về hoàn cảnh của dân mình ông đã tập họp binh lính để đến giúp nhu cầu cụ thể này. Dân chúng tụ tập, đồng lòng đồng trí. Trong trận chiến đó quân của Sa-un đã đánh bại quân Am-mon.

Sau khi được giải thoát khỏi quân áp bức, dân chúng đã trung thành với Sa-un tới độ họ còn có ý định trả thù những người đã chế nhạo Sa-un trước đó. “Dân nói với ông Sa-mu-en: ‘Ai là người nói: “Sa-un mà lại làm vua cai trị chúng tôi sao’? Các ông hãy nộp chúng cho chúng tôi xử tử” (1 Sm 11:12). Ngay lập tức Sa-un can thiệp vào. “Không ai sẽ bị xử tử hôm nay, vì hôm nay Ðức Chúa đã chiến thắng tại Ít-ra-en.” (1 Sm 11:13).

Hãy để ý là Sa-un không bao giờ tạo sự chú ý vào bản thân ông bằng cách nói “tôi đã làm điều này, điều nọ,” nhưng ông dâng mọi vinh quang từ những thành tựu đạt được cho Thiên Chúa.

Nhờ tố chất này mà dân Ít-ra-en một mực trung thành và tin tường Sa-un. Mọi người sẵn lòng theo ông. Ông đã có một khởi đầu tốt đẹp. Ơn gọi Chúa mời gọi ông là bằng chứng sống động với mọi người. Hành động và những bước đi trong đức tin của ông đã giải thoát dân chúng khỏi những bách hại.

Đây là bài học lớn cho những ai được mời gọi lãnh đạo. Đừng vội vàng trong việc thực hiện nhiều thay đổi. Đừng gấp rút thể hiện cho mọi người thấy ai là cấp trên. Nếu bạn mong muốn thực hiện vài thay đổi, thì trước hết hãy giúp cho mọi người suy nghĩ theo hướng đó đã.

Đây là một bài học khác tôi học từ Lorne Sanny. Anh ấy luôn nhận ra sự việc trước mọi người trong Navigators. Vì vậy anh ấy bắt đầu bằng việc gieo những hạt giống suy tư. Anh ấy thường chia sẻ những ý tưởng hoặc đặt câu hỏi giúp chúng tôi suy nghĩ theo hướng nào đó. Thế là một khi kế hoạch được đề xuất thì một số trong chúng tôi đã nghĩ về nó đủ lâu để cho là đó là ý tưởng của chúng tôi!

Thay đổi thì có thể được thực hiện. Những ý tưởng mới sẽ được đón nhận. Đường hướng mới có thể được nghiên cứu. Nhưng cần thời gian. Người ta thường phản kháng trước thay đổi. Vì thế hãy hoà nhịp với họ, bước đi theo hướng của họ trong một khoảng thời gian, và rồi dần dần hướng họ vào lộ trình mới và hiệu quả hơn.

 

Kiểm tra tương tự

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Giáo hội và Thuyết Tiến hóa: Câu chuyện về cuốn sách bị lên án

  Trong loạt bài về Giáo hội và Khoa học, chúng ta sẽ xem xét …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *