Thánh I-nhã : Tự do để yêu mến và phục vụ (III)

     

Valladolid

“Nhà vua cỡi ngựa, mặc áo thêu đính nhiều viên đá quý, đội mũ chóp, bên trên đính một viên kim cương hết sức đắt tiền, dáng vẻ rất quý phái, khiến ai nấy đều trầm trồ.”[12] Đó là vua Carlos I[13] tại Valladolid ngày 7.2.1518.

Ngày 19.9.1517, vua Carlos I từ xứ Flandres đến cảng Villaviciosa, miền tây bắc Tây Ban Nha, cùng với một hạm đội 40 tàu. Tháp tùng nhà vua có chị là công chúa Leonor và đông đảo quần thần người Flamand. Theo tập tục Tây Ban Nha, nhà vua mới lên ngôi phải tổ chức lễ tuyên thệ: vua tôn trọng các đặc quyền của các địa phương, quần thần tùng phục vua. Cả Don Martín García, anh thánh I-nhã, nhờ phó vương Navarra xin cho, cũng được đến Valladolid gặp vua và được vua xác chuẩn các đặc quyền của gia đình Loyola.

Triều đình Castilla được triệu tập trước khi diễn ra lễ tuyên thệ. Hồng y nhiếp chính Cisneros chết chỉ mấy ngày sau khi Carlos I đến Tây Ban Nha, chưa kịp cho vua biết phải cai trị thế nào một vương quốc chính vua chưa biết. Nhà vua đặt thái sư Adrian d’Utrecht, trước đó đã được nâng lên hàng giám mục và hồng y, làm thủ tướng. Guillermo de Croy, lãnh chúa xứ Chìevres và thủ lãnh quần thần người Flamand, cố vấn của vua, trở thành người có thế lực nhất. Đây là một nhà chính trị nhiều thủ đoạn và thân Pháp. Cháu ông, cùng tên với ông và mới 19 tuổi, được vua đặt làm Hồng Y Tổng Giám Mục Toledo. Jan Sauvage được đặt làm đại chưởng ấn. Các chức vụ hàng đầu của Tây Ban Nha đều lọt vào tay người Flamand. Đã vậy những người này càng này càng tỏ ra tham lam và coi thường người Tây Ban Nha cũng như các tập tục Tây Ban Nha. Hàng quý tộc bắt đầu khó chịu. Họ đặt vấn đề có nên tuyên thệ với Carlos I khi nữ hoàng Juana “sở hữu chủ vương quốc” còn sống không[14]. Họ xin vua rút lại quyết định trao Arévalo và mấy thành khác cho hoàng hậu Germaine. Nhà vua trả lời vì đã giao rồi, nên phải chờ hoàng hậu qua đời sẽ trả lại cho Castilla. Sau khi vua tuyên bố tôn trọng các đặc quyền mỗi miền, họ mới đồng ý tuyên thệ.

Với tư cách là công tước Nájera và phó vương Navarra, Don Antonio phải đến tham dự lễ tuyên thệ. Ông đã đến “cùng với toàn thể gia đình”, nghĩa là cả thánh I-nhã, vì ngài được kể là “người nhà”[15], và đã đảm nhận một vai trò khá quan trọng. Trong phiên họp triều đình đầu tiên, đại chưởng ấn ngồi ghế chủ tọa. Các đại biểu ồn ào: để cho người nước ngoài chủ tọa hàng quí tộc? Phiên họp phải giải tán. Hôm sau, chính công tước Nájera làm xoay chuyển tình hình: ông tuyên bố “chính mình muốn tuyên thệ ngay và mọi người khác cũng phải làm như vậy”[16]. Hàng quý tộc cao cấp nhất đồng ý với ông. Các giáo sĩ cao cấp và các đại biểu khác tuyên thệ ngày 7.1.1518. Carlos I chính thức được công nhận. Nhà vua chấp thuận mọi đề nghị của hàng quý tộc, cả đến hứa sẽ học tiếng Tây Ban Nha và sau này sẽ cho thái tử sống và học tại Tây Ban Nha[17]. Nhưng tình hình chỉ có thể nói được là tạm ổn thôi.

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *