[Nhân đức trong gia đình] Lòng thương cảm

“Người không ghét một tạo vật nào, luôn hiền lành, hay thương xót, và không ích kỷ đó là kẻ thuộc về Ta, là người được Ta yêu mến”

BHAGAVAD-GITA 12:13-14

1. Thế nào là lòng thương cảm?

Thương cảm là thấu hiểu và quan tâm đến những người đang trong hoàn cảnh khó khăn hoặc phạm sai lầm. Đó là cách sống hiền lành, tha thứ bởi vì xem người khác thực sự quan trọng. Thương cảm là cảm thấy buồn khi ai đó bị tổn thương và cần một người thấu hiểu (có thể là chính bạn). Thương cảm cũng là tha thứ cho người làm bạn bị tổn thương bởi vì bạn biết tại sao người đó làm như vậy. Và bạn quan tâm người đó hơn là nỗi đau của chính mình. Thương cảm là cảm thấy đau đớn khi một người đau khổ mặc dù bạn không quen biết người đó. Bạn quan tâm sâu sắc và sẵn sàng giúp đỡ – dù rằng mọi thứ bạn có thể làm được chỉ là lắng nghe và nói những lời an ủi.

2. Tại sao cần thực hành lòng thương cảm?

Khi không được khỏe hoặc rơi vào hoàn cảnh khó khăn, con người dễ cảm thấy cô đơn. Cảm giác cô đơn có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Khi đó, người ta bắt đầu tin rằng không còn ai thấu hiểu và quan tâm đến mình nữa.

Sống lòng thương cảm là nói cho người khác biết rằng họ không hề cô đơn. Lòng thương cảm khiến bạn trở thành một người bạn khi ai đó cần một người bạn ở bên. Khi làm như thế, bạn thấy trong mình một cảm giác dễ chịu và thấy mình thật có ích. Điều này sẽ giúp bạn hiểu người khác và hiểu mình hơn.

Không có lòng thương cảm, thế giới này trở thành mảnh đất khô cằn và cô độc. Sống lòng thương cảm, tất cả chúng ta liên kết với nhau; và như vậy, sự khó khăn trở nên dễ dàng hơn vì mọi người hiểu và quan tâm lẫn nhau.

  • Cách thức thực hành

Lòng thương cảm khởi đi từ việc bạn để ý đến mình và người khác. Chú ý tới người khác khi họ buồn rầu hoặc khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Bạn đến với người ấy và cho họ biết rằng bạn hiểu và quan tâm tới họ bằng những hành động sau:

  • Ngồi bên họ, để họ biết bạn đang ở đó và họ không hề cô đơn.
  • Hãy lắng nghe nếu họ muốn tâm sự.
  • Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn nếu bạn đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự.
  • Thấu hiểu và tha thứ nếu họ vô tình làm bạn tổn thương.
  • Làm những gì đó có thể giúp họ – có khi chỉ là lời cầu nguyện.

Một người có lòng thương cảm sẽ phản ứng thế nào nếu …

  • Một con vật bị mắc kẹt?
  • Một người bạn bối rối vì điều người khác nói?
  • Một người nào đó buồn vì mẹ của họ đang nằm bệnh viện?
  • Một người bạn cảm thấy cô đơn và bị cô lập?
  • Bố mẹ của bạn rất mệt mỏi sau công việc?

3. Dấu hiệu của sự thành công

Chúc mừng bạn khi bạn:

  • Chú ý khi ai đó đang bị tổn thương hay cần một người bạn
  • Gác công việc của mình để thể hiện sự quan tâm tới người đó
  • Lắng nghe và cố gắng hết mình để hiểu họ
  • Tha thứ khi họ làm bạn tổn thương và cho họ cơ hội để trở thành bạn bè thay vì trả đũa
  • Giúp đỡ người và cả con vật khi cần

Hãy cố gắng hơn khi bạn:

  • Không biết chính mình hoặc người xung quanh và cả những con vật trong nhà đang buồn hoặc gặp khó khăn
  • Nghĩ rằng công việc mình đang làm quan trọng hơn việc giúp đỡ người khác
  • Không dừng lại để lắng nghe và quan tâm tới người khác
  • Cảm thấy chán và không chú ý khi có ai đó tâm sự với bạn
  • Xét đoán hoặc chỉ trích người khác và chính mình
  • Trả đũa người khác vì bạn đang tức giận

Lời xác quyết:

Tôi có lòng thương cảm. Tôi chú ý khi ai đó cần và tôi sẵn sàng giúp đỡ họ.

 

Kiểm tra tương tự

Xin cho Nước Cha trị đến | Suy tư Tin Mừng CN Chúa Kitô Vua

  Trong bài Tin mừng Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, chúng ta …

Chương trình LỜI CHÚA LÀ HỒN SỐNG

  Nếu Bạn say mê Lời Chúa, Nếu bạn thật tâm muốn để Lời Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *